Bật mí về các công nghệ mà WP Căn bản đang sử dụng.
Dạo gần đây có khá nhiều bạn inbox, gửi email hỏi tôi về việc WP Căn bản đang sử dụng hosting của nhà cung cấp nào, chạy web server nào, dùng những plugin gì… tại sao lại có tốc độ load nhanh đến như vậy? Vì không có thời gian để trả lời cụ thể cho từng bạn nên hôm nay tôi quyết định viết bài này để “bật mí” cho các bạn về những công nghệ mà tôi đang sử dụng trên blog WP Căn bản. Nếu bạn đang có mối quan tâm tương tự, hãy dành một chút thời gian để lướt qua bài viết nhé.
Kết quả test Google PageSpeed Insights (desktop):
Kết quả test Google PageSpeed Insights (mobile):
Kết quả test GTmetrix:
Kết quả test WebPageTest:
Các công nghệ và dịch vụ mà WP Căn bản đang sử dụng
Dịch vụ WordPress Hosting (1.599.000 VNĐ/năm)
WP Căn bản đang sử dụng dịch vụ WordPress Hosting do chính chúng tôi cung cấp, có server đặt tại Atlanta (Mỹ).
- Cấu hình: 1 Core CPU, 1GB RAM, 4GB SSD dung lượng lưu trữ, băng thông không giới hạn.
- Hệ điều hành: CloudLinux
- Web server: LiteSpeed Enterprise
- Phiên bản PHP: 7.4
- Cache engine: LiteSpeed Cache + OpCode Cache + LiteSpeed Memcached + QUIC.Cloud CDN
Dịch vụ DNS (miễn phí) và CDN ($1/100GB)
WP Căn bản hiện đang sử dụng dịch vụ CloudFlare DNS được cung cấp miễn phí bởi CloudFlare để quản lý DNS cho tên miền. Ưu điểm của dịch vụ này là tốc độ đáp ứng nhanh, cập nhật IP nhanh chóng. Ngoài ra, bạn còn có thể sử dụng CDN của nó để tăng tốc độ load cho website trong một số trường hợp, giảm tải cho server và phòng chống tấn công DDoS ở mức độ vừa phải.
Tham khảo thêm:
- Tại sao bạn nên sử dụng CloudFlare làm máy chủ DNS?
- Có nên sử dụng dịch vụ CloudFlare cho website hay không?
Mặc dù đang sử dụng DNS của CloudFlare, tuy nhiên, chúng tôi không dùng CDN của họ. Thay vào đó, hiện tại WP Căn bản đang sử dụng QUIC.Cloud CDN do chính LiteSpeed Technologies phát triển để tăng tốc độ load cho website. Dữ liệu sẽ được push từ server của QUIC.Cloud tại Hong Kong hoặc Singapore thay vì từ Atlanta (Mỹ). QUIC.Cloud miễn phí 10GB băng thông đầu tiên của mỗi tháng. Sau khi hết băng thông miễn phí, bạn có thể mua thêm băng thông với giá rất rẻ, chỉ $1 cho 100GB. QUIC.Cloud phù hợp cho những website có lượng truy cập vừa và nhỏ. Nếu website của bạn có lượng truy cập lớn, bạn nên tham khảo CloudFlare APO.
SSL ($8.88/năm)
WP Căn bản hiện tại đang được bảo mật bằng PositiveSSL (của Comodo) mua thông qua NameCheap với giá $8.88/năm. Ưu điểm của PositiveSSL khi so với các loại SSL miễn phí như Let’s Encrypt hay CloudFlare Universal SSL là nó hỗ trợ các trình duyệt web và hệ điều hành cũ tốt hơn. Ngoài ra, các bạn cũng sẽ được cấp phát Secure Site Seal để chèn vào website, giúp tăng mức độ uy tín đối với khách hàng.
Tham khảo thêm: Hướng dẫn cài Positive SSL trên hosting có cPanel
Dịch vụ gửi mail qua SMTP (miễn phí)
Đã có một thời gian dài trước đây, WP Căn bản sử dụng SMTP của Gmail để gửi email thông báo cho khách truy cập. Tuy nhiên, sau đó, chúng tôi đã chuyển sang Mandrill, rồi đến SendGrid để cá nhân và chuyên nghiệp hóa với email tên miền riêng (no-reply@wpcanban.com). SendGrid từng có gói dịch vụ miễn phí với 12.000 email/tháng, tuy nhiên, giờ đây chúng không còn cho phép đăng ký mới nữa.
Tham khảo thêm: Gửi email qua SMTP miễn phí trong WordPress với SendGrid
Dịch vụ thông báo bài viết mới qua email (miễn phí)
FeedBurner là dịch vụ cung cấp RSS (cụ thể hơn là gửi bài viết qua email) mà tôi đã lựa chọn cho WP Căn bản ngay từ những ngày đầu thành lập. Nó có một số ưu điểm nhất định, chẳng hạn như: dễ sử dụng, hoàn toàn miễn phí, email không bao giờ bị cho vào mục spam, theo dõi số lượt xem email, số lượt click… tuy nhiên lại không có nhiều tùy biến trong giao diện của email.
Tháng 11/2016, để chuyên nghiệp hóa hệ thống thông báo bài viết mới, chúng tôi đã chuyển từ FeedBurner sang Jetpack. Tuy nhiên, một thời gian sau đó, chúng tôi lại quay trở về với “tình cũ” FeedBurner. Nguyên nhân là do hệ thống subscription của Jetpack không được ổn định.
Tham khảo thêm:
- Hướng dẫn đăng ký FeedBurner cho WordPress
- Một số thiết lập cơ bản để tối ưu FeedBurner cho WordPress
Framework và child theme (599.000 – 799.000 VNĐ)
Cái này không cần nói chắc nhiều bạn ở đây cũng đã biết, WP Căn bản đang sử dụng child theme Paradise trên nền tảng Genesis Framework. Đây là 1 child theme được thiết kế và tối ưu bởi chính WP Căn bản, dựa trên nền của child theme Magazine Pro. Nếu bạn quan tâm, có thể tham khảo bảng giá chi tiết của nó tại đây).
Tham khảo thêm: Tại sao bạn nên chọn Genesis Framework và Paradise?
Các plugin WP Căn bản đang sử dụng
WP Căn bản hiện đang cài đặt và sử dụng tổng cộng 24 plugin trên blog:
- Akismet: chống bình luận spam. Tham khảo thêm: Làm thế nào để có được một API Key miễn phí cho Akismet?
- Beaver Builder Plugin (Pro): phiên bản nâng cấp (trả phí) của plugin Beaver Buider, được sử dụng để xây dựng các trang giới thiệu dịch vụ của WP Căn bản <Nhận miễn phí>
- PowerPack for Beaver Builder: tiện ích mở rộng (trả phí) cho plugin Beaver Builder <Nhận miễn phí>
- Comment Approved: thông báo cho độc giả khi bình luận của họ được phê duyệt và hiển thị. Tham khảo thêm: Thông báo cho người dùng khi bình luận được xét duyệt
- ShortPixel Image Optimizer: nén ảnh, tạo định dạng ảnh WebP, giảm kích thước tập tin hình ảnh nhưng vẫn giữ nguyên chất lượng. Tham khảo thêm: ShortPixel – Plugin nén ảnh giá rẻ tốt nhất dành cho WordPress
- Defender Security: plugin bảo mật và quét mã độc dành cho WordPress.
- ReplyMe: tự động gửi mail thông báo khi bình luận của bạn hoặc của khách truy cập được một người khác trả lời. Tham khảo thêm: Gửi email thông báo khi có bình luận mới trên blog WordPress
- TablePress: plugin hỗ trợ tạo bảng trong WordPress.
- TablePress Extension: Responsive Tables: tiện ích mở rộng, hỗ trợ tạo bảng responsive cho plugin TablePress. Tham khảo thêm: Tạo bảng responsive cho WordPress với plugin TablePress
- Yoast SEO: plugin tối ưu tìm kiếm (SEO) cho blog và hỗ trợ viết bài chuẩn SEO. Tham khảo thêm: Hướng dẫn cài đặt plugin Yoast SEO tối ưu nhất
- Yoast SEO Premium: tiện ích mở rộng giúp nâng cấp tính năng cho plugin Yoast SEO. Tham khảo thêm: Yoast SEO Premium có gì vượt trội so với bản miễn phí? <Nhận miễn phí>
- LiteSpeed Cache: tạo cache, tối ưu HTML, CSS, JS, hình ảnh, dọn dẹp database… nhằm tăng tốc độ load cho blog. Plugin này chỉ sử dụng được trên các hosting sử dụng web server LiteSpeed. Tham khảo thêm: Hướng dẫn cài LiteSpeed Cache cho WordPress một cách đơn giản
- WP Mail SMTP Pro: gửi mail thông qua SMTP của SendGrid và nhiều nhà cung cấp khác. Plugin này được dùng chung với plugin ReplyMe.
- Top Commentators Widget: hiển thị danh sách những người bình luận nhiều nhất. Tham khảo thêm: Tạo widget hiển thị top những người bình luận nhiều nhất
- Genesis eNews Extended: tạo khung đăng ký nhận thông báo bài viết mới qua email.
- Fixed TOC: hiển thị mục lục bài viết <Nhận miễn phí>
- Classic Editor: mang trình soạn thảo cổ điển quay lại WordPress 5.x, thay thế cho trình soạn thảo Blocks (Gutenberg). Tham khảo thêm: Cài đặt trình soạn thảo cổ điển cho WordPress
- WP 404 Auto Redirect to Similar Post: tự động redirect link 404 về trang chủ hoặc các trang liên quan/ bài viết tương tự.
- Flying Analytics by WP Speed Matters: lưu Google Analytics lên host để tối ưu tốc độ load. Tham khảo thêm: Khắc phục lỗi cache của Google Analytics một cách đơn giản
- Asset CleanUp Pro: ngăn chặn JS và CSS load trên những trang không cần thiết. Dọn dẹp các thành phần không quan trọng trong mã nguồn HTML để tối ưu tốc độ load <Nhận miễn phí>
- Social Media Share Buttons: tạo nút chia sẻ bài viết lên mạng xã hội (siêu nhẹ và không sử dụng jQuery). Tham khảo thêm: Tạo nút chia sẻ mạng xã hội siêu nhẹ cho WordPress
- kk Star Ratings: tạo biểu tượng đánh giá 5 sao cho bài viết. Tham khảo thêm: Hướng dẫn cài đặt và sử dụng plugin kk Star Ratings
- Advanced Database Cleaner Pro: plugin hỗ trợ dọn dẹp và tối ưu database. Tham khảo thêm: Hướng dẫn sử dụng plugin Advanced Database Cleaner <Nhận miễn phí>
- Unbloater: loại bỏ một số tính năng không cần thiết của WordPress. Tham khảo thêm: Tinh giản WordPress giúp website của bạn nhẹ hơn
Trên đây là danh sách một số công nghệ, dịch vụ cũng như plugins mà WP Căn bản đang sử dụng. Hy vọng nó sẽ giúp bạn lựa chọn được cho website của mình những công nghệ phù hợp nhất để đạt hiệu suất hoạt động cao nhất.
Bạn đang sử dụng những công nghệ và plugin nào trên website WordPress của mình? Đừng quên chia sẻ nó với chúng tôi trong khung bình luận bên dưới.
Nếu bạn thích bài viết này, hãy subscribe blog của tôi để thường xuyên cập nhật những bài viết hay nhất, mới nhất qua email nhé. Cảm ơn rất nhiều. :)
Chi phí VPS với các dịch vụ khác 1 năm mất hết 10 triệu, mình thì kiếm chưa đủ để sử dụng VPS nên dùng các gói host rẻ, khi nào đủ kinh phí làm con VPS dùng cho đã
Chắc bạn đùa. Làm shop bán hàng chẳng lẽ không đầu tư nổi từng đấy? :P
Shop bán hàng nhỏ thì bác dùng host tầm 2tr đến 3tr là được rồi, RAM 2GB thì càng tốt. Các chi phí còn lại như theme, plugin mua chung thì giá cũng tầm 1tr | Như vậy để có một website bán hàng nhỏ thì tầm 4 triệu là ổn rồi.
Nguyên cái VPS đã gấp 14 lần so với cái mình đang lưu trữ
wow, học hỏi liền :3 tốc độ quá bá đạo
anh có thể chỉ giúp em làm như thế nào mà anh chèn được cái hastag của twitter vào trong mục tweet được vậy… em thấy cái đó hay hay mong anh chỉ giúp .. link hình đây anh http://uphinhnhanh.com/view-7429230_piiii.png
Mình nghĩ cái này có lẽ là nhờ module tự động chia sẻ bài viết lên các mạng xã hội của JetPack. :P Bạn tham khảo bài viết này xem sao nhé: https://wpcanban.com/wordpress/thu-thuat-wordpress/jetpack-plugin-tu-dong-chia-se-bai-viet-len-cac-mang-xa-hoi.html
Bác xài mấy website mà cấu hình vps đến 2 vCPU, 2GB RAM dữ vậy
Xài cho duy nhất site này thôi bạn. :)
bác quả thực là đại gia, mình 4,5 site quẳng lên một cái vps có 5$/tháng :3
Vâng, em đích thực là đại “da”. Vì hiện tại chỉ còn mỗi “da” bọc xương. :D
bác cho hỏi là cái plugin để tự động gửi cái Reply vào email cho người để lại bình luận mà bác đang dùng là gì thế?
Xem hướng dẫn chi tiết trong bài viết này nhé: https://wpcanban.com/wordpress/thu-thuat-wordpress/gui-email-thong-bao-khi-co-binh-luan-moi-tren-blog-wordpress.html :P
Site anh lớn mà
Thực ra hồi đó chưa biết cách tối ưu tài nguyên thôi. Chứ bây giờ biết rồi thì xài shared host 1GB RAM, 1 Core CPU vẫn thừa sức cân. RAM luôn chỉ ở mức 200 – 300MB (mặc dùng mình chạy chung cả 3 site – blog, VIP CLUB và WP Shop trên cùng 1 host). :D
Tại sao không có những Plugin bảo mật vậy sư phụ?
Plugin bảo mật chi cho nó rắc rối vậy trời. Bỏ ra $200/năm mua gói dịch vụ bảo mật Basic của Sucuri.net là xong ấy mà. :D :P Hơn nữa có dịch vụ backup hourly rồi nên không lo lắm. He. :P
Công nhận bác thuê VPS ngon thật. E vào domain của bác, ấn enter phát là vào nhanh luôn @@
Một phần cũng nhờ tối ưu on-site nữa bạn ạ. Theme mình đang dùng rất nhẹ mà. :D
Theme của Mythemeshop mình đang dùng cũng tải rất nhanh, bấm cái vào luôn :v
Hiếu xem trang này xài plugin gì mà hiện ra google đẹp vậy, cả hình ảnh và rating https://www.google.com/search?q=CHU%E1%BA%A8N+B%E1%BB%8A+G%C3%8C+TR%C6%AF%E1%BB%9AC+KHI+%C4%90EM+CHIM+%C4%90I+THI&oq=CHU%E1%BA%A8N+B%E1%BB%8A+G%C3%8C+TR%C6%AF%E1%BB%9AC+KHI+%C4%90EM+CHIM+%C4%90I+THI&aqs=chrome..69i57.191j0j7&sourceid=chrome&es_sm=93&ie=UTF-8
trang chaomao .info
Nó sử dụng Schema snippet thôi, không phải plugin. Kéo xuống cuối bài, click chuột phải vào cái ảnh phía trên mục “Tags” và chọn Inspect element là sẽ thấy. :P
Chưa hiểu cho lắm. Cụ thể hơn 1 tí đi,mà sao Thím không làm vậy
Tự tìm hiểu đi ba. Chỉ cho thế rồi còn gì. Chẳng lẽ thợ sửa máy tính mà không biết mấy cái này sao chài? :P
Dùng cái plugin KK start rating cũng làm được cái này đấy bạn, hoặc dùng wp review của mythemeshop
kk Star Ratings chỉ tạo được biểu tượng 5 sao thôi, không tạo được ảnh. :P
Good Blog (Y) :D
Chú Bi giờ không chơi blog nữa mà chuyển qua hẳn dịch vụ thiết kết web luôn hả? Đăng ký kinh doanh chưa? :D
Đang dùng Unbuntu 12.04 + EasyEngine (Nginx, HHVM, Zend Opcache, Memcached, Vanish Cache)
Có vẻ nhiều công nghệ tối tân quá nhể. :P
từ hồi học bác chuyển sang dùng unbuntu thấy sướng hẳn, dùng cái centminmod lỗi liên tục, vài tuần lại phải cài lại vps
Chuyện. Cái gì mình chia sẻ cho anh em mà chẳng tốt. :3
mà dùng cái ewww image làm gì bác, nén chả được bao nhiêu, lại còn gây lỗi cho khung soạn thảo bài viết. Dùng cái này https://compressor.io/compress nén cực tốt luôn, tuy hơi mất công tí
cài lại wordpress 2 lần mới phát hiện ra thủ phạm là e nó
Mình dùng EWWW hoàn toàn không bị lỗi khung soạn thảo nhé. Bạn bị lỗi gì vậy? :P
Nó mất luôn 2 cái icon chèn link và huỷ link trên khung soản thảo và các ảnh chèn vào đều thành code bấm vào không có cái cờ lê để sửa như bt được nữa
Thế thì của bạn bị xung đột thêm với plugin khác rồi. Của mình xài bình thường nhé. :D
Nhưng bạn cứ thử cái nén online mà mình đưa link trên sẽ cảm nhận được sự khác biệt