Hướng dẫn nâng cấp PHP 8.4 cho website WordPress chuẩn nhất.
PHP 8.4 chính thức ra mắt người dùng vào ngày 21/11/2024, tròn 1 năm sau khi PHP 8.3 phát hành. Và vào hôm nay (05/02/2025), nó đã có mặt trên dịch vụ WordPress Hosting của WP Căn bản. Đây là phiên bản PHP mới nhất tính đến thời điểm hiện tại với nhiều cải tiến và tính năng bổ sung. Rất nhiều theme và plugin WordPress vẫn chưa hỗ trợ tốt cho PHP 8.0 chứ đừng nói là PHP 8.4. Chắc chắn bạn sẽ cần phải chờ một thời gian khá dài nữa để các lập trình viên kịp update code. Tuy nhiên, ngay lúc này, nếu bạn vẫn muốn thử vận may thì sau đây là hướng dẫn chi tiết.
Tham khảo thêm:
Điều kiện sử dụng PHP 8.4
Không riêng gì dịch vụ WordPress Hosting của chúng tôi, mọi hosting đều có thể nâng cấp PHP 8.4 theo hướng dẫn bên dưới, miễn là nó thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu sau đây:
- Được tích hợp sẵn PHP 8.4.
- Có cPanel chạy trên hệ điều hành CloudLinux.
- Có tùy chọn Select PHP Version trong cPanel, cho phép bạn chuyển đổi qua lại giữa các phiên bản PHP.
Ngoài ra, hãy đảm bảo:
- Website của bạn phải đang sử dụng phiên bản WordPress từ 6.7 trở lên.
- Theme và các plugin mà bạn đang sử dụng phải hỗ trợ PHP 8.4.
Nâng cấp PHP 8.4 cho WordPress
1. Đầu tiên, các bạn truy cập vào cPanel, tìm mục Select PHP Version và click vào đó.
2. Lựa chọn phiên bản 8.4 trong mục Current PHP version của tab Extensions và click vào nút Apply. Sau đó thiết lập các extensions giống như hình bên dưới.
3. Click vào tab Options để chuyển qua giao diện thiết lập các thông số cơ bản của PHP.
Tại đây, các bạn có thể thay đổi các thông số PHP theo nhu cầu của mình. Một vài thông số thường được chúng tôi sử dụng cho dịch vụ WordPress Hosting bao gồm:
max_execution_time
: để ở mức600
giây.max_input_time
: để ở mức-1
(không giới hạn) hoặc các bạn có thể để ở mức60
giây.max_input_vars
: để ở mức6000
.memory_limit
: để ở mức512M
tương đương với 512MB.post_max_size
: để ở mức256M
tương đương với 256MB.upload_max_filesize
: để ở mức256M
tương đương với 256MB. Giá trị này bị giới hạn bởipost_max_size
nên chúng tôi thường thiết lập nó bằng vớipost_max_size
.
4. Truy cập website của bạn và kiểm tra xem giao diện cũng như các tính năng đã hoạt động bình thường hay chưa. Nếu rồi thì có nghĩa là các bạn đã nâng cấp PHP 8.4 thành công. Nếu có lỗi xảy ra, các bạn hãy kiểm tra error_log
để xem theme hay plugin nào không tương thích. Trong trường hợp không thể khắc phục, các bạn chỉ cần chuyển về phiên bản PHP cũ là được.
Bạn đang sử dụng phiên bản PHP nào cho website WordPress của mình? Bạn đã nâng cấp PHP 8.4 chưa? Hãy chia sẻ với chúng tôi quan điểm và ý kiến của bạn trong khung bình luận bên dưới.
Nếu bạn thích bài viết này, hãy theo dõi blog của tôi để thường xuyên cập nhật những bài viết hay nhất, mới nhất nhé. Cảm ơn rất nhiều. :)
Thấy đáng để nâng cấp ko bác
Hướng dẫn cho bạn nào muốn thử thôi chứ mình vẫn đang dùng PHP 8.1. Mình thấy 8.1 và 7.4 là 2 phiên bản PHP ổn định nhất cho WordPress vào thời điểm này. 😅