LiteSpeed Cache, không còn nghi ngờ gì nữa, chắc chắn là một trong những plugin hỗ trợ tối ưu website WordPress miễn phí tốt nhất hiện nay. Cùng với sự phát triển của nó qua từng phiên bản, menu của plugin này ngày càng xuất hiện thêm nhiều mục mà theo tôi là không thật sự quá cần thiết, thậm chí gây rối mắt và làm chậm tốc độ load của WordPress Dashboard. Nếu bạn cũng đang có cảm nhận tương tự và muốn tìm cách để tinh giản hay tùy biến menu của plugin LiteSpeed Cache thì bài viết này chính là dành cho bạn.
LiteSpeed Cache
LiteSpeed Cache là gì? Điều kiện để sử dụng LiteSpeed Cache. Hướng dẫn cài đặt và tối ưu plugin LiteSpeed Cache dành cho nền tảng WordPress.
Cache WordPress REST API để tăng tốc độ load
WordPress REST API cung cấp cầu nối cho các ứng dụng tương tác với website WordPress của bạn bằng cách gửi và nhận dữ liệu dưới dạng các đối tượng JSON (JavaScript Object Notation). Nó là nền tảng của Block Editor và ngoài ra còn có chức năng cho phép theme, plugin hoặc ứng dụng tùy chỉnh của bạn hiển thị các giao diện mới, quản lý, xuất bản nội dung… Bên cạnh những lợi ích thấy rõ, WordPress REST API cũng là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến tốc độ load của website.
Lưu trữ script của bên thứ ba ngay trên host
Trong bài viết trước đây, tôi đã từng hướng dẫn cho các bạn cách trì hoãn tải script của bên thứ ba trong WordPress rồi phải không nào? Mặc dù đây là một giải pháp rất hay để tăng tốc độ load cho website. Tuy nhiên, nó vẫn chưa thực sự hoàn hảo khi mà script vẫn được tải từ máy chủ của bên thứ ba. Điều này khiến cho tốc độ load của website vẫn phải phụ thuộc vào tốc độ tải script từ máy chủ bên ngoài. Hôm nay, tôi sẽ giới thiệu cho các bạn một phương án để khắc phục vấn đề kể trên.
Hướng dẫn xóa cache của plugin LiteSpeed Cache
Trong các bài viết trước đây, tôi đã từng hướng dẫn cho các bạn cách cài đặt và sử dụng một số tính năng quan trọng của plugin LiteSpeed Cache. Tuy nhiên, nhiều bạn vẫn chưa biết chính xác cách xóa các loại cache được tạo bởi plugin này như thế nào. Thông thường, LiteSpeed Cache sẽ tự động xóa cache. Nhưng trong một số trường hợp, các bạn phải xóa chúng bằng phương pháp thủ công thì các thay đổi mới được áp dụng. Ngay sau đây là hướng dẫn chi tiết để làm điều đó.
Kết nối CloudFlare CDN với plugin LiteSpeed Cache
CloudFlare hiện đang là dịch vụ CDN miễn phí tốt nhất, phổ biến nhất trên thế giới, đó là điều không cần phải bàn cãi. Nếu bạn đang sử dụng CloudFlare CDN để tăng tốc cho website WordPress của mình thì chắc hẳn bạn cũng biết nó có sẵn plugin chính chủ dành cho nền tảng WordPress. Tuy nhiên, với nhu cầu thông thường, việc cài đặt thêm plugin của CloudFlare là không cần thiết (trừ khi bạn dùng CloudFlare APO), khi mà những plugin của bên thứ 3, chẳng hạn như LiteSpeed Cache hay WP Rocket đều đã được tích hợp sẵn tính năng này.
Hướng dẫn sử dụng LiteSpeed Memcached
Nếu bạn để ý thì hiện tại dịch vụ WordPress Hosting của WP Căn bản đã được tích hợp thêm một tính năng có tên là LSMCD User Manager trong cPanel. Điều này có nghĩa là kể từ thời điểm này, những khách hàng đang sử dụng dịch vụ WordPress Hosting của chúng tôi sẽ có thể kích hoạt tính năng LiteSpeed Memcached để cache dữ liệu trong database, giúp website load nhanh hơn và chịu tải tốt hơn. Hãy cùng dành ít phút để cùng tìm hiểu về LiteSpeed Memcached cũng như cách sử dụng nó ra sao nhé.
Hướng dẫn nén ảnh bằng plugin LiteSpeed Cache
Trước đây, tôi từng khuyên các bạn nên sử dụng các plugin của bên thứ ba như Robin Image Optimizer hay reSmush.it Image Optimizer nếu muốn tìm cho mình một giải pháp nén ảnh hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên, giờ đây, mọi thứ đã khác. Với sự cải tiến và phát triển từng ngày của LiteSpeed, chúng tôi có thể khẳng định plugin LiteSpeed Cache là giải pháp hoàn hảo nhất để tối ưu hình ảnh cho website WordPress của bạn. Hãy cùng dành ít phút để tìm hiểu cách nén ảnh bằng plugin LiteSpeed Cache nhé.
Tối ưu database WordPress với plugin LiteSpeed Cache
LiteSpeed Cache có thể xem là plugin hỗ trợ tối ưu mã nguồn WordPress miễn phí, toàn năng nhất tính cho đến thời điểm hiện tại. Ngay cả những plugin trả phí như WP Rocket hay Swift Performance cũng không thể sánh bằng. Ngoài khả năng tối ưu dữ liệu tĩnh (CSS, JS, hình ảnh…) LiteSpeed Cache còn có thể giúp bạn dọn dẹp và tối ưu database để mang lại cho website hiệu suất hoạt động tốt nhất. Nếu bạn đang sử dụng plugin LiteSpeed Cache trên website của mình thì ngay sau đây là hướng dẫn chi tiết.
Hướng dẫn lazyload hình ảnh với plugin LiteSpeed Cache
Nếu các bạn còn nhớ thì trước đây tôi đã từng có 1 bài viết giới thiệu về plugin lazyload hình ảnh chính thức từ Google rồi phải không nào? Trong một thời gian khá dài, tôi đã sử dụng plugin này tăng tốc độ load cho blog WP Căn bản cũng như các site vệ tinh trong hệ thống. Cho đến ngày Google giới thiệu thuật toán xếp hạng trải nghiệm trang, việc blog bị đánh giá load chậm trên mobile đã buộc tôi phải tìm một giải pháp khác. Lúc này, LiteSpeed Cache lại một lần nữa được gọi tên.
Hướng dẫn load ảnh WebP bằng plugin LiteSpeed Cache
Nếu bạn chưa biết thì LiteSpeed Cache là một plugin toàn năng. Không những có khả năng tạo cache (bộ nhớ đệm); tối ưu HTML, CSS, JS, database, Google Fonts; hỗ trợ CDN… plugin này còn có thể giúp bạn nén hình ảnh, thậm chí là tạo cả phiên bản WebP cho chúng. Tuy nhiên, việc ôm đồm quá nhiều thứ khiến cho tính năng nén ảnh của LiteSpeed Cache không thực sự tốt như những plugin chuyên dụng. Do đó, thay vì nén và tạo ảnh WebP bằng plugin LiteSpeed Cache, chúng tôi khuyên bạn chỉ nên sử dụng nó để load ảnh WebP mà thôi.
Bình luận mới nhất