Cache WordPress REST API để tăng tốc độ load và giảm tải cho website của bạn.
WordPress REST API cung cấp cầu nối cho các ứng dụng tương tác với website WordPress của bạn bằng cách gửi và nhận dữ liệu dưới dạng các đối tượng JSON (JavaScript Object Notation). Nó là nền tảng của Block Editor và ngoài ra còn có chức năng cho phép theme, plugin hoặc ứng dụng tùy chỉnh của bạn hiển thị các giao diện mới, quản lý, xuất bản nội dung… Bên cạnh những lợi ích thấy rõ, WordPress REST API cũng là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến tốc độ load của website. Vô hiệu hóa REST API tiềm ẩn nhiều rủi ro gây lỗi chức năng của web. Do đó, giải pháp được tôi khuyến khích trong trường hợp này là cache WordPress REST API để tăng tốc độ phản hồi và tiết kiệm tài nguyên.
Tham khảo thêm:
Cache WordPress REST API bằng plugin cache dữ liệu
Một số plugin cache dữ liệu như LiteSpeed Cache, WP Rocket… đã được trang bị sẵn tính năng cache REST API. Các bạn đơn giản chỉ cần kích hoạt nó lên là được.
Đối với plugin LiteSpeed Cache
Truy cập LiteSpeed Cache => Cache => [1] Cache => chuyển mục Cache REST API sang trạng thái ON rồi lưu lại.
Đối với plugin WP Rocket
Plugin này yêu cầu các bạn phải cài thêm addon có tên là WP Rocket | Cache WP Rest API. Tất cả những gì các bạn cần làm là download nó về => upload lên website => kích hoạt nó là được.
Cache WordPress REST API bằng plugin WP REST Cache
Nếu bạn đang không sử dụng một trong các plugin cache dữ liệu kể trên, hãy sử dụng plugin WP REST Cache để làm giải pháp thay thế.
1. Đầu tiên, hãy cài đặt và kích hoạt plugin WP REST Cache (download).
2. Tiếp theo, truy cập Settings => WP REST Cache, các bạn sẽ nhìn thấy giao diện như sau.
Trong đó:
- Cache timeout: thiết lập thời gian cache. Mặc định là 1 năm, tuy nhiên các bạn có thể tùy chọn theo ý thích.
- Global cacheable request headers: những request header sẽ được lưu vào bộ nhớ đệm (và được sử dụng để phân biệt các bộ nhớ đệm riêng biệt). Đây có thể là một danh sách các header được phân tách nhau bằng dấu phẩy. Các bạn có thể để trống theo mặc định nếu không có nhu cầu đặc biệt.
- Enable cache regeneration: kích hoạt tính năng tự động tạo lại cache bằng cron job.
- Regeneration interval: thiết lập tần suất hoạt động của tính năng tạo lại cache. Các bạn nên để ít nhất là Twice Daily (2 lần mỗi ngày) trở lên để tránh ảnh hưởng tới hiệu suất của host.
- Max number regenerate caches: số file cache tối đa sẽ được tạo lại mỗi lần chạy cron job. Các bạn nên để như mặc định (10) hoặc thấp hơn, không nên để quá cao vì có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của host.
Sau khi thiết lập xong, click vào nút Save Changes để lưu lại.
3. Tab Endpoint API Caches sẽ liệt kê danh sách các file đã được cache. Các bạn có thể xóa cache (flush) của từng file ở đây.
4. Còn nếu bạn muốn xóa toàn bộ cache, có thể sử dụng tab Clear Caches hoặc nút Clear REST Cache trên Admin Bar.
Thật đơn giản phải không nào? Chúc các bạn thành công!
Bạn đã cache WordPress REST API trên website của mình chưa? Bạn đã sử dụng phương pháp nào để làm điều đó? Hãy chia sẻ nó với chúng tôi thông qua khung bình luận bên dưới.
Nếu bạn thích bài viết này, hãy theo dõi blog của tôi để thường xuyên cập nhật những bài viết hay nhất, mới nhất nhé. Cảm ơn rất nhiều. :)
Để lại một bình luận