Trong những bài viết trước, tôi đã hướng dẫn các bạn chi tiết cách cài đặt một blog/ website dựa trên mã nguồn WordPress thông qua việc sử dụng cPanel, DirectAdmin hay Softaculous. Tôi hy vọng, các bạn đã bước đầu tự cài đặt được cho mình một blog/ website theo phương pháp đơn giản và phù hợp nhất. Trong bài viết này, tôi sẽ tiếp tục giới thiệu đến các bạn một số thiết lập cơ bản và quan trọng, cần phải được tiến hành ngay sau khi cài đặt thành công mã nguồn WordPress.
WordPress căn bản
Hướng dẫn, thủ thuật WordPress căn bản dành cho người mới bắt đầu, giúp bạn nhanh chóng xây dựng được một blog/ website chuẩn SEO và bảo mật.
Hướng dẫn cài đặt WordPress trên hosting có DirectAdmin
Không còn nghi ngờ gì nữa, DirectAdmin và cPanel chính là 2 loại hosting control panel thông dụng và phổ biến nhất hiện nay. Trong bài viết lần trước, tôi đã hướng dẫn cho các bạn cách cài đặt một blog WordPress trên hosting có sử dụng cPanel. Mặc dù DirectAdmin có giao diện đơn giản và ít chức năng hơn cPanel, tuy nhiên, bạn vẫn có thể dễ dàng cài đặt được một blog WordPress dựa trên loại control panel này.
Hướng dẫn cài đặt WordPress trên hosting có cPanel
Trong bài viết trước, tôi đã giới thiệu đến các bạn tiêu chuẩn của một hosting dành cho WordPress cũng như các nhà cung cấp dịch vụ hosting uy tín, chất lượng mà bạn nên lựa chọn. Tôi hy vọng, các bạn đã chọn được cho mình một dịch vụ phù hợp với nhu cầu của bản thân. Do quá trình đăng ký và trỏ domain về hosting của các nhà cung cấp là khác nhau, nên tôi sẽ không hướng dẫn thêm về vấn đề này.
Tạo danh sách plugin yêu thích trên WordPress.org
Nếu bạn chỉ có một hoặc một vài website WordPress thì thủ thuật này sẽ không quá hữu ích. Tuy nhiên, nếu bạn là một người chuyên thiết kế website, một web agency… hay thường xuyên phải tối ưu website WordPress cho khách hàng giống như tôi thì nó sẽ rất cần cho bạn. Bằng cách tạo một danh sách các plugin yêu thích trên WordPress.org, bạn sẽ có thể cài đặt chúng nhanh hơn mà không phải mất công tìm kiếm, tiết kiệm được khá nhiều thời gian và công sức.
Download plugin cũ và theme cũ trên WordPress.org
Bạn đã bao giờ muốn tải một plugin hoặc theme nào đó trên WordPress.org nhưng chúng đã quá cũ hoặc vi phạm chính sách nên không còn được phép download nữa chưa? Một số plugin và theme mặc dù đã cũ nhưng vẫn còn giá trị sử dụng ở thời điểm hiện tại, chẳng hạn như ReplyMe. Nếu bạn cũng đang gặp trường hợp tương tự thì ngay sau đây là hướng dẫn giúp bạn download plugin cũ và theme cũ trên WordPress.org một cách đơn giản.
Hướng dẫn trỏ tên miền về host bằng địa chỉ IP
Khi trỏ tên miền về host, nhiều bạn thường sử dụng Name Server (NS) mà nhà cung cấp hosting gửi qua email. Ưu điểm của phương pháp này là website vẫn sẽ hoạt động bình thường ngay cả khi nhà cung cấp thay đổi địa chỉ IP của host. Tuy nhiên, nó không thể áp dụng được trong một số trường hợp, chẳng hạn như khi bạn sử dụng host có IP riêng (dedicated IP), nhà cung cấp tên miền không cho phép thay đổi NS hoặc đơn giản là bạn muốn sử dụng CloudFlare để làm máy chủ phân giải DNS trung gian.
Hướng dẫn chuyển từ WordPress.com sang WordPress.org
Bạn đang chạy website trên nền tảng WordPress.com và cảm thấy nó quá gò bó? Bạn muốn cài đặt themes và plugins của bên thứ ba để mở rộng tính năng cũng như tùy biến giao diện cho website nhưng không được phép? Đây là lúc bạn nên chuyển website của mình sang nền tảng WordPress.org để có thể tự do làm những gì mà bạn muốn. Do 2 nền tảng này gần như giống nhau hoàn toàn nên việc chuyển đổi cũng khá dễ dàng. Ngay sau đây, tôi sẽ hướng dẫn cho các bạn các bước chi tiết để làm điều đó.
Nên chọn host Việt Nam hay host nước ngoài cho WordPress?
Hiện tại, có rất nhiều nhà cung cấp hosting nổi tiếng cả trong và ngoài nước. Đa phần trong số họ đều đáp ứng đủ nhu cầu cho việc vận hành các website sử dụng mã nguồn WordPress. Tuy nhiên nhiều người vẫn còn đang băn khoăn không biết nên chọn dịch vụ hosting của các nhà cung cấp trong nước hay hosting nước ngoài. Bài viết sau sẽ giúp các bạn thấy được ưu, nhược điểm của host Việt Nam và host nước ngoài. Bạn có thể dựa vào đó để đưa ra sự lựa chọn đúng đắn cho riêng mình.
Tiêu chuẩn của một hosting dành cho WordPress
Web hosting (hay hosting) là không gian trên máy chủ có cài đặt dịch vụ internet như TTP (www), FTP, mail hay media streaming… Bạn có thể chứa nội dung trang web và các dữ liệu khác trên không gian đó. Web hosting đồng thời cũng là nơi diễn ra tất cả các hoạt động giao dịch, trao đổi thông tin giữa người dùng internet với website của bạn. Và nếu tên miền giống như địa chỉ nhà, website giống như ngôi nhà thì web hosting chính là mảnh đất để bạn xây dựng nó.
Hướng dẫn cài đặt nhanh WordPress với Softaculous
Softaculous chắc là một cái tên không còn xa lạ với nhiều bạn ở đây. Sở dĩ tôi nói như vậy là bởi vì nó được sử dụng trên hầu hết hosting của các nhà cung cấp trong và ngoài nước, đặc biệt là với hosting sử dụng cPanel. Các hosting sử dụng DirectAdmin cũng có thể được tích hợp sẵn Softaculous, tuy nhiên chúng ít phổ biến hơn. Softaculous là một thư viện scripts thương mại, có khả năng tự động cài đặt các ứng dụng web thương mại và mã nguồn mở vào một trang web.
Bình luận mới nhất