Schema mặc định của plugin WooCommerce tồn tại một số lỗi như: thiếu trường hasMerchantReturnPolicy, shippingDetails ở Trang thông tin của người bán và thiếu trường aggregateRating, review ở Đoạn trích về sản phẩm (nếu bạn không kích hoạt tính năng review hoặc không có review nào). Việc khắc phục những lỗi này khá là khó khăn, bởi vì WooCommerce không cho phép can thiệp trực tiếp vào dữ liệu có cấu trúc của nó. Một giải pháp đơn giản hơn là gỡ bỏ schema của plugin WooCommerce, sau đó sử dụng plugin khác để tạo schema.
WooCommerce
Các thủ thuật, tiện ích mở rộng, plugins, themes được tối ưu dành cho WooCommerce, giúp bạn xây dựng shop bán hàng một cách dễ dàng.
Vô hiệu hóa WooCommerce Brands để tăng tốc độ
Kể từ phiên bản 9.6, WooCommerce đã mặc định kích hoạt thêm tính năng Brands (thương hiệu) cho tất cả các website. Tác dụng của Brands là cho phép bạn phân loại và hiển thị các sản phẩm dựa theo thương hiệu của chúng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có nhu cầu phân loại sản phẩm theo thương hiệu. Khi đó, tính năng Brands trở nên thừa thãi và trở thành một trong những nguyên nhân khiến web của bạn load chậm. Đặc biệt là file CSS có tên brands-styles-css mà tính năng này chèn vào trong mã nguồn HTML.
Loại bỏ font chữ của plugin WooCommerce
Kể từ phiên bản 9.1, WooCommerce đã mặc định kích hoạt tính năng Coming Soon Mode (Site visibility) cho tất cả các website. Tác dụng của tính năng này là cho phép người dùng tạo trang Coming Soon để hiển thị thông báo cho khách truy cập trong trường hợp website đang được xây dựng hay bảo trì. Tuy nhiên, nó cũng gây ra một vấn đề phiền toái đối với tốc độ load web. Đó là tải thêm các font chữ không cần thiết (khá nặng), kể cả khi không được bật.
Hiện tên người dùng và avatar trên menu WordPress
Trong bài viết lần trước, tôi đã hướng dẫn cho các bạn cách để đổi tên trang My Account (của WooCommerce) trên menu thành Login khi không đăng nhập rồi phải không nào? Nếu bạn chưa đọc qua, hãy xem nó trong phần link tham khảo ở ngay bên dưới. Hôm nay, chúng ta sẽ nâng cấp nó lên một tầm cao mới, bằng cách thay thế trang My Account bằng tên người dùng kèm avatar của họ. Tất nhiên, bạn có thể áp dụng điều này cho cả những website WordPress thông thường (không dùng WooCommerce), chẳng hạn như các trang membership.
Ẩn tab Downloads trong My Account của WooCommerce
Theo mặc định, tab Downloads (Tải xuống) sẽ luôn được hiển thị trong trang My Account (Tài khoản) của WooCommerce. Nếu bạn chỉ bán các sản phẩm vật lý hoặc bán các sản phẩm ảo (Virtual) nhưng không cung cấp file để tải xuống hay link để truy cập, thì điều này là khá thừa thãi. Vậy làm thế nào để ẩn tab Downloads đi cho gọn nếu khách hàng không mua các sản phẩm có khả năng tải xuống (Downloadable)? Bài viết này sẽ hướng dẫn cho các bạn cách để làm điều đó.
Đổi tên My Account trên menu khi không đăng nhập
Nếu bạn để ý thì thời gian gần đây, khi truy cập vào WP Shop của WP Căn bản, thay vì nhìn thấy mục “Tài khoản” trên menu, các bạn sẽ thấy mục “Đăng nhập” nếu chưa đăng nhập tài khoản khách hàng. Sau khi đăng nhập, mục này sẽ được chuyển về thành “Tài khoản” như cũ. Chỉ một thay đổi nhỏ thôi nhưng sẽ giúp website trở nên chuyên nghiệp hơn trong mắt khách hàng. Vậy làm sao để áp dụng điều tương tự cho website của bạn? Ngay bây giờ, tôi sẽ hướng dẫn cho các bạn cách để làm điều đó với một bước duy nhất.
Redirect về trang cũ sau khi đăng nhập trong WooCommerce
Bạn có để ý mỗi lần đăng nhập tài khoản trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki… bạn sẽ được redirect về trang cũ (ví dụ một sản phẩm nào đó mà bạn đang xem ngay trước thời điểm đăng nhập) không? Điều này giúp trải nghiệm mua sắm của bạn không bị gián đoạn (nghĩa là bạn không phải mất công tìm lại sản phẩm đó một lần nữa). Nếu bạn muốn tích hợp tính năng tương tự như vậy cho website bán hàng bằng WooCommerce của mình thì bài viết hôm nay là dành cho bạn.
Sửa lỗi widget lọc sản phẩm theo giá không hiển thị
Mấy ngày trước, một khách hàng đang sử dụng theme Paradise có liên hệ với tôi để hỏi về việc widget lọc sản phẩm theo giá (Filter Products by Price) của họ không hiển thị trên sidebar, mặc dù nó đã được cấu hình trong phần Widgets. Thực ra, tình trạng này đã xảy ra từ lâu và tôi cũng đã biết về nó. Nhưng do không có khách hàng nào thắc mắc nên tôi cũng lười tìm hiểu. Sau một hồi lang thang trên mạng, cuối cùng tôi cũng tìm được giải pháp để khắc phục.
Giảm giá theo phương thức thanh toán trong WooCommerce
Nếu thường xuyên mua hàng trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada hay Tiki thì chắc hẳn bạn đã từng nhìn thấy họ hỗ trợ rất nhiều phương thức thanh toán. Trong đó, mỗi phương thức thanh toán lại có một mức giảm giá riêng. Tác dụng của nó là nhằm định hướng khách hàng lựa chọn phương thức thanh toán mà cửa hàng hoặc đối tác (cổng thanh toán) muốn ưu tiên. Vậy làm thế nào để tạo ra được điều tương tự trên website WordPress của bạn?
Tích hợp thanh toán quét mã QR cho WooCommerce
Ví điện tử đang ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam. Rất nhiều dịch vụ ví điện tử đã lần lượt được ra đời (MoMo, ZaloPay, Moca, AirPay, ViettelPay, VTCPay…) và đều được chống lưng bởi các ông lớn trong làng công nghệ. Đó chính là lý do chúng được khách hàng tin tưởng sử dụng trong các giao dịch thanh toán trực tuyến. Nếu bạn đang sở hữu một website bán hàng online bằng WooCommerce thì đừng quên tích hợp những ví điện tử này vào danh sách các cổng thanh toán để mang đến sự tiện lợi cho khách hàng của mình.
Bình luận mới nhất