Dạo gần đây có khá nhiều bạn inbox, gửi email hỏi tôi về việc WP Căn bản đang sử dụng hosting của nhà cung cấp nào, chạy web server nào, dùng những plugin gì… tại sao lại có tốc độ load nhanh đến như vậy? Vì không có thời gian để trả lời cụ thể cho từng bạn nên hôm nay tôi quyết định viết bài này để “bật mí” cho các bạn về những công nghệ mà tôi đang sử dụng trên blog WP Căn bản. Nếu bạn đang có mối quan tâm tương tự, hãy dành một chút thời gian để lướt qua bài viết nhé.
Thủ thuật SEO
Thủ thuật SEO nói chung và thủ thuật SEO WordPress nói riêng. Hướng dẫn viết bài chuẩn SEO, giúp bạn lên top Google nhanh chóng và bền vững.
Gỡ bỏ schema của plugin Yoast SEO một cách đơn giản
Như các bạn đã biết, plugin Yoast SEO sẽ mặc định chèn schema (hiểu đơn giản là dữ liệu có cấu trúc) vào website WordPress nhằm giúp các bot tìm kiếm có thể đọc hiểu dữ liệu một cách dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nếu vì một lý do nào đó mà bạn không muốn sử dụng schema của Yoast SEO, chẳng hạn như bạn sử dụng một plugin khác với mức độ tùy biến cao hơn hoặc chèn schema thủ công, thì loại bỏ nó là một việc làm cần thiết để tránh dữ liệu bị trùng lặp.
Tự động chèn nguồn khi bài viết bị copy
Copy trái phép nội dung hay ăn cắp nội dung là một trong những vấn nạn phổ biến tại Việt Nam. Ngay cả blog WP Căn bản của tôi cũng bị copy rất nhiều. Để ngăn chặn việc này, nhiều người đã thử các phương pháp như chống click chuột phải, chèn watermark vào hình ảnh, đăng ký DMCA, vô hiệu hóa RSS Feed… Hôm nay, tôi sẽ giới thiệu thêm cho các bạn một phương pháp nữa. Nó sẽ giúp “nhắc nhở” những chuyên gia copy đừng “quên” dẫn link về bài viết gốc như một cách để tri ân tác giả.
Hướng dẫn đổi tên miền không mất thứ hạng tìm kiếm
Một ngày đẹp trời bạn chợt nhận ra tên miền của website không phù hợp với sản phẩm mà bạn đang kinh doanh hay lĩnh vực mà bạn đang hoạt động? Tên miền của bạn quá dài, khó nhớ và dễ gây ra sự nhầm lẫn cho người dùng? Đây là lúc để nghĩ tới việc đổi tên miền. Bản thân WP Căn bản cũng đã từng đổi tên miền từ ebooksvn.com sang wpcanban.com. Vậy chúng tôi đã làm thế nào để quá trình chuyển đổi diễn ra nhanh chóng, ít gây ảnh hưởng tới thứ hạng tìm kiếm?
Cách để Google index website của bạn nhanh hơn
Bất cứ khi nào tạo một website mới, bạn chắc hẳn sẽ muốn site của mình được chú ý bởi mọi người phải không nào? Cách tốt nhất để mọi người có thể nhanh chóng tìm thấy website của bạn là thông qua các công cụ tìm kiếm như Google hay Bing. Muốn làm được điều đó, bạn phải chắc chắn rằng Google đã index (lập chỉ mục) website của bạn. Có nghĩa là Google đã liệt kê site của bạn vào danh sách kết quả tìm kiếm. Thông thường Google sẽ dùng Google Bot để thu thập dữ liệu website của bạn và thêm nó vào Google Index.
Khai báo website với Google Search Console
Nếu bạn chưa biết thì khai báo website với Google Search Console là bước đầu tiên mà bạn cần phải làm để cho Google Bot biết website của bạn đã sẵn sàng để được lập chỉ mục. Đây cũng là công việc bắt buộc nếu bạn muốn cải thiện thứ hạng trên bảng kết quả tìm kiếm của Google. Phần lớn các webmaster hiện nay đều biết cách để khai báo website với Google Search. Tuy nhiên, nếu bạn là người mới và chưa từng làm điều này bao giờ thì ngay sau đây là hướng dẫn chi tiết.
Tài liệu SEO chính thức của Google dành cho webmaster
Nếu bạn là một webmaster thì chắc hẳn đã ít nhất một lần nghe đến cụm từ SEO rồi phải không nào? Rất nhiều người đã tìm đủ mọi cách để làm SEO, nhằm nâng cao thứ hạng tìm kiếm cho website của mình. Họ tìm kiếm thủ thuật SEO ở các blog, diễn đàn, website và thậm chí là bỏ tiền để tham gia các khóa học về SEO. Tuy nhiên, ít người biết rằng, Google cũng đã phát hành một tài liệu chính thức về SEO dành riêng cho các webmaster.
Xử lý spam index trong Google Search Console
Gần đây, một số bạn có liên hệ hỏi tôi về tình trạng trong Google Search Console xuất hiện những URL lạ. Những URL này là liên kết nội bộ của website nhưng lại có chứa các từ khóa, tên miền… hoàn toàn không liên quan. Để cho ngắn gọn, tôi gọi đây là tình trạng spam index. Vậy thì cụ thể spam index là gì? Làm thế nào để xác định được website của bạn có đang gặp phải tình trạng này hay không? Spam index dẫn đến những hậu quả nào và cách xử lý nó ra sao?
Hiển thị mô tả cho category và tag trong WordPress
Bạn đã bao giờ nhìn thấy phần mô tả dành cho category (chuyên mục) và tag (thẻ) trên một website WordPress chưa? Nếu chưa, hãy thử truy cập một thư mục hoặc thẻ bất kỳ trên blog WP Căn bản để xem nhé. Mô tả hay description chính là phần nội dung được hiển thị ở đầu mỗi chuyên mục hoặc thẻ, nằm trước danh sách bài viết. Phần mô tả có tác dụng gì và cách tích hợp như thế nào, hãy dành ra ít phút để cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.
Redirect trang bị lỗi 404 về trang chủ trong WordPress
Trong bài viết lần trước, tôi đã hướng dẫn cho các bạn cách để khắc phục lỗi 404 trong Google Search Console (Webmaster Tools) rồi phải không nào? Tuy nhiên, phương thức này khá thủ công và mất thời gian nên chỉ áp dụng đối với các website có ít lỗi 404. Nếu site của bạn có quá nhiều lỗi 404, phương pháp hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề này chính là redirect (chuyển hướng) chúng về trang chủ. Ngay sau đây, tôi sẽ hướng dẫn chi tiết cho các bạn cách để làm điều đó trong WordPress.
Bình luận mới nhất