Gần đây, CloudFlare vừa ra mắt tính năng Email Routing (Beta), cho phép tất cả mọi người dùng (bao gồm cả miễn phí lẫn trả phí) đều có thể tự do trải nghiệm. Miễn là tên miền của bạn đang sử dụng CloudFlare DNS hoặc CloudFlare CDN, bạn ngay lập tức có thể sử dụng Email Routing mà không cần phải gửi yêu cầu tham gia như trước nữa. Vậy Email Routing là gì? Làm thế nào để sử dụng tính năng Email Routing của CloudFlare?
Hosting và Domain
Hướng dẫn lựa chọn, đăng ký, sử dụng hosting và domain... dành cho nền tảng WordPress. Tổng hợp các dịch vụ hosting và domain nên dùng cho WordPress.
Một số giải pháp thay thế Google Workspace
Vừa qua, Google đã thông báo sẽ chính thức ngừng hỗ trợ các gói G Suite miễn phí kể từ ngày 01/07/2022. Google sẽ tự động chuyển đổi các gói G Suite miễn phí sang Google Workspace trả phí từ ngày 01/05/2022. Các bạn sẽ phải cập nhật thông tin thanh toán (thẻ tín dụng hoặc ghi nợ quốc tế) trước ngày 01/07/2022, nếu không sẽ bị mất quyền truy cập vào các dịch vụ của Google dành cho doanh nghiệp như Gmail với tên miền riêng, Google Meet, Google Calendar.
Vô hiệu hóa directory indexing trong hosting
Bạn đã bao giờ truy cập một thư mục bất kỳ trên website WordPress của mình, chẳng hạn như /wp-content/uploads/ và giật mình khi nhìn thấy toàn bộ các thư mục và tập tin bên trong đó đều hiển thị một cách đầy đủ chưa? Thực ra đây không phải là lỗi mà là một tính năng. Nó có tên là directory indexing. Hãy dành ít phút để cùng tìm hiểu về directory indexing và nguyên nhân tại sao bạn nên vô hiệu hóa nó càng sớm càng tốt nhé.
Quản trị DNS khi trỏ tên miền bằng Name Server
Chắc hẳn các bạn đều đã biết, có 2 phương pháp khác nhau để trỏ tên miền về host đó là thông qua địa chỉ IP hoặc sử dụng Name Server (NS). Name Server có ưu thế là dễ trỏ và ổn định hơn (không cần trỏ lại mỗi lần IP của host bị thay đổi). Tuy nhiên, nhiều bạn thắc mắc không biết vào đâu và làm cách nào để quản trị DNS khi trỏ tên miền bằng NS. Trong bài viết hôm nay, tôi sẽ hướng dẫn cho các bạn cách để làm điều đó với tính năng Zone Editor trong cPanel.
Chuyển host cho website WordPress theo phương pháp thủ công
Nếu bạn đang muốn chuyển website WordPress của mình qua một hosting mới có chất lượng tốt hơn, nhưng không biết cách làm và nhà cung cấp dịch vụ không hỗ trợ chuyển, thì bài viết này là dành cho bạn. Trong một bài viết trước đây, tôi đã từng giới thiệu cho các bạn cách chuyển host với plugin All-in-One WP Migration rồi phải không nào. Tuy nhiên, nếu bạn không phải là tín đồ của plugin và muốn tìm cách chuyển host trong trường hợp không sử dụng được plugin thì ngay sau đây là hướng dẫn.
Hướng dẫn trỏ tên miền về host bằng địa chỉ IP
Khi trỏ tên miền về host, nhiều bạn thường sử dụng Name Server (NS) mà nhà cung cấp hosting gửi qua email. Ưu điểm của phương pháp này là website vẫn sẽ hoạt động bình thường ngay cả khi nhà cung cấp thay đổi địa chỉ IP của host. Tuy nhiên, nó không thể áp dụng được trong một số trường hợp, chẳng hạn như khi bạn sử dụng host có IP riêng (dedicated IP), nhà cung cấp tên miền không cho phép thay đổi NS hoặc đơn giản là bạn muốn sử dụng CloudFlare để làm máy chủ phân giải DNS trung gian.
Làm thế nào để chọn một domain tốt cho website?
Tên miền (domain) là địa chỉ truy cập trực tuyến của website. Lựa chọn và đăng ký một domain tốt là bước đầu tiên trên con đường dẫn tới sự thành công. Do đó lựa chọn một tên miền phù hợp là việc rất quan trọng đối với website của bạn. Tôi đã từng sai trong việc lựa chọn tên miền. Nói một cách chính xác thì nó không phải là một sai lầm, đó là sự lựa chọn lĩnh vực không phù hợp. Hãy để tôi kể cho các bạn nghe về câu chuyện của mình.
Hướng dẫn xóa cache DNS khi thay đổi IP của tên miền
Nếu bạn là người thường xuyên thay đổi hosting cho website của mình thì chắc hẳn bạn đã từng ít nhất một lần gặp phải tình trạng máy tính hoặc điện thoại vẫn nhận IP của host cũ, trong khi các công cụ DNS Lookup xác nhận tên miền đã nhận IP của host mới rồi phải không nào? Tại sao lại có tình trạng này và cách giải quyết nó ra sao? Hãy cùng WP Căn bản dành ra vài phút để cùng tìm hiểu trong bài viết hôm nay.
Let’s Encrypt ngừng hỗ trợ trình duyệt web và hệ điều hành cũ
Ngày 30/9/2021, chứng chỉ IdentTrust DST Root CA X3 đã chính thức hết hạn. Tổ chức phi lợi nhuận Let’s Encrypt là đơn vị phát hành IdentTrust DST Root CA X3. Tuy nhiên, họ đã ngừng cung cấp chứng chỉ này kể từ ngày 01/10/2021, thay vào đó chỉ còn hỗ trợ ISRG Root X1. Việc này sẽ khiến cho hàng triệu máy tính, điện thoại và thiết bị có kết nối internet khác không thể truy cập được vào các website đang cài SSL miễn phí của Let’s Encrypt từ ngày 1/10 nếu chúng còn sử dụng phần mềm hoặc hệ điều hành cũ.
Hướng dẫn đăng ký tên miền trên CloudFlare
Vào ngày 28/09/2021 vừa qua, CloudFlare đã chính thức cho phép người dùng đăng ký tên miền mới thay vì chỉ hỗ trợ transfer tên miền như trước đây. Đây là một tin rất vui đối với tôi. Bởi vì, thông thường tôi sẽ phải đăng ký tên miền ở NameCheap sau đó đợi ít nhất 60 ngày để transfer tên miền sang CloudFlare. Nếu bạn đang có nhu cầu đăng ký tên miền mới thì CloudFlare chắc chắn sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời không thể bỏ qua.
Bình luận mới nhất