• Home
  • WordPress
    • Thủ thuật WordPress
    • WordPress plugins
    • WordPress themes
    • Hosting và domain
  • Kiếm tiền
    • Google AdSense
    • Tiếp thị liên kết
    • Rút gọn link
  • Quà tặng
  • Khuyến mãi
  • Đánh giá
  • Dịch vụ
    • WordPress Hosting
    • Cài đặt WordPress
    • Quét mã độc website
    • Tối ưu WordPress
    • Mua theme Paradise
  • Thông báo
  • Liên hệ

WP Căn bản

Thủ thuật WordPress và kiếm tiền online

wordpress-theme-tot-nhat

Trang chủ » Hosting và domain » Hướng dẫn nâng cấp PHP 7.4 cho website WordPress

Hướng dẫn nâng cấp PHP 7.4 cho website WordPress

18/12/2019 31/12/2019 Trung Hiếu 89 Bình luận

Mục lục bài viết

  1. Điều kiện sử dụng PHP 7.4
  2. Nâng cấp PHP 7.4 cho WordPress

Hướng dẫn nâng cấp PHP 7.4 cho website WordPress chuẩn nhất.

huong-dan-nang-cap-php-7-4-cho-website-wordpress

Như vậy là sau bao ngày chờ đợi, PHP 7.4 cũng đã chính thức có mặt trên dịch vụ WordPress Hosting của WP Căn bản. Đây là phiên bản PHP mới nhất tính đến thời điểm hiện tại với nhiều cải tiến và tính năng bổ sung. Nếu có nhu cầu tìm hiểu kỹ hơn về phiên bản này, các bạn có thể tham khảo tại đây. Quay trở lại vấn đề chính, vì là phiên bản mới nên rất nhiều theme và plugin WordPress vẫn chưa hỗ trợ tốt cho PHP 7.4. Chắc hẳn, sẽ cần chờ một thời gian khá dài nữa để các lập trình viên kịp update code. Tuy nhiên, ngay lúc này, nếu bạn vẫn muốn thử vận may (biết đâu toàn bộ theme và plugin trên website của bạn đều tương thích với PHP 7.4) thì sau đây là hướng dẫn chi tiết.

Tham khảo thêm:

  • Sử dụng PHP 7 giúp cải thiện tốc độ cho WordPress
  • Hướng dẫn nâng cấp PHP 7.1 cho hosting sử dụng cPanel
  • Hướng dẫn nâng cấp PHP 7.2 cho khách hàng WordPress Hosting
  • Hướng dẫn nâng cấp PHP 7.3 cho website WordPress

Điều kiện sử dụng PHP 7.4

Không riêng gì dịch vụ WordPress Hosting của chúng tôi, mọi hosting đều có thể nâng cấp PHP 7.4 theo hướng dẫn bên dưới, miễn là nó thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu sau đây:

  • Hosting sử dụng cPanel và được trang bị tính năng cho phép tùy chọn phiên bản PHP (Select PHP Version).
  • Tích hợp sẵn PHP 7.4.
  • Theme và plugin của bạn tương thích tốt với PHP 7.4.

Nâng cấp PHP 7.4 cho WordPress

1. Đầu tiên, các bạn truy cập vào cPanel, tìm mục Select PHP Version và click vào đó.

select-php-version

2. Lựa chọn PHP 7.4 trong mục PHP Version rồi click vào nút Set as current.

php-version-set-as-current

Mục Current PHP Version hiển thị 7.4 thì có nghĩa là bạn đã chuyển đổi phiên bản PHP thành công.

3. Thiết lập các module giống như hình bên dưới.

thiet-lap-module-cho-php-7-4

Lưu ý: các thiết lập module kể trên là tối ưu nhất dành cho mã nguồn WordPress, chúng chưa được kiểm nghiệm trên các mã nguồn khác.

4. Click vào mục Switch to PHP options ở góc trên bên phải của bảng thiết lập module.

switch-to-php-options

5. Thiết lập các thông số của PHP giống như hình bên dưới. Các thông số tối đa của memory_limit, post_max_size và upload_max_filesize có thể thay đổi tùy theo nhà cung cấp hosting.

thiet-lap-thong-so-php-7-4

6. Truy cập blog/ website của bạn và kiểm tra xem giao diện cũng như các tính năng đã hoạt động bình thường hay chưa. Nếu rồi thì có nghĩa là các bạn đã nâng cấp PHP 7.4 thành công. Nếu có lỗi xảy ra, các bạn hãy kiểm tra error_log để xem theme hay plugin nào không tương thích. Trong trường hợp không thể khắc phục, các bạn chỉ cần chuyển về phiên bản PHP cũ là được.

Bạn đang sử dụng phiên bản PHP nào cho blog/ website WordPress của mình? Bạn đã nâng cấp PHP 7.4 chưa? Hãy chia sẻ với chúng tôi quan điểm và ý kiến của bạn trong khung bình luận bên dưới.

Nếu bạn thích bài viết này, hãy subscribe blog của tôi để thường xuyên cập nhật những bài viết hay nhất, mới nhất qua email nhé. Cảm ơn rất nhiều. :)

2.9 / 5 ( 7 bình chọn )
  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter

Bài viết liên quan

Chuyên mục: Hosting và domain Thẻ: PHP/ Tăng tốc WordPress

dich-vu-cai-dat-website-wordpress-mien-phi

Nói về Trung Hiếu

Một người con của xứ Nghệ, hiện đang sinh sống tại Hà Nội. Theo dõi tôi trên Facebook để cập nhật những tin tức mới nhất liên quan đến WordPress nhé.

Bài viết trước « Google Site Kit có thực sự cần thiết cho website của bạn?
Bài viết sau Hướng dẫn khôi phục dữ liệu website bằng Acronis Backup »

Reader Interactions

Bình luận

    Trả lời Hủy

    Lưu ý:
    > Không sử dụng từ khóa trong mục "Tên".
    > Hãy sử dụng tên thật và địa chỉ email chính xác.
    > Vui lòng bình luận bằng tiếng Việt có dấu.
    Mọi bình luận trái quy định sẽ bị gỡ bỏ link hoặc xóa bỏ hoàn toàn.

  1. Hoạch viết

    11/04/2020 lúc 12:51

    Mình có cài plugins tạo cache, xoá đi như nào vậy b?

    Trả lời
    • Trung Hiếu viết

      11/04/2020 lúc 13:08

      Lên Google tìm cách xóa cache cho plugin W3 Total Cache đi bạn.

      Trả lời
      • Hoach Pham viết

        11/04/2020 lúc 16:39

        tks bạn nhiều nhé. Cho mình hỏi mình đã chót xóa hình ảnh trong thư viện đi thì vào chỗ nào để khôi phục lại được vậy bạn?

        Trả lời
        • Trung Hiếu viết

          11/04/2020 lúc 16:55

          Nếu host không có backup hoặc trước đó bạn không backup thủ công thì bó tay. :P

          Trả lời
          • Hoach Pham viết

            11/04/2020 lúc 17:10

            Xóa cache xong sau đó quay lại về bản php thành công mình lại cài lại cache à bạn?

          • Trung Hiếu viết

            11/04/2020 lúc 17:50

            Xóa cache chứ có phải xóa luôn plugin tạo cache đâu bạn? Plugin tạo cache nó có sẵn tính năng xóa cache mà. @@!

  2. Hoạch viết

    11/04/2020 lúc 17:59

    Ý mình là cache cũng là 1 tính năng tốt trong plugins, sau khi quay lại về bản php xong có cần bật lại tính năng này trong w3 k?

    Trả lời
    • Trung Hiếu viết

      12/04/2020 lúc 07:45

      Có bạn nhé.

      Trả lời
  3. Nguyên Bình viết

    22/04/2020 lúc 15:40

    Hiếu cho mình hỏi nếu host có 4G ram chỉ chạy 1 site duy nhất. Thì nên set WP memory limit và PHP memory limit bao nhiêu là hợp lý.

    Trả lời
    • Trung Hiếu viết

      22/04/2020 lúc 16:28

      Tầm 512M thôi bạn.

      Trả lời
  4. Anh Kim viết

    27/05/2020 lúc 18:57

    Cám ơn ad nhé, bài viết rất hữu ích cho newbie như em.

    Trả lời
  5. Đỗ Sơn viết

    02/07/2020 lúc 16:41

    Tôi quên thiết lập php như ảnh. Để mặc định thấy có những chỗ không check vào ô, có những chỗ bị thừa so với hướng dẫn của bạn thì có ảnh hưởng gì đến web không bro? Cám ơn admin

    Trả lời
    • Trung Hiếu viết

      02/07/2020 lúc 18:25

      Quên thiết lập thì giờ thiết lập lại được mà bạn. Thiết lập giống mình hướng dẫn sẽ tối ưu nhất cho mã nguồn WordPress.

      Trả lời
  6. Nguyễn Quốc Hùng viết

    03/07/2020 lúc 09:46

    Mình vừa nâng cấp lên php 7.4 tốc độ và điểm số cải thiện rõ rệt. WP Mail SMTP tương thích tốt với php 7.4 rồi.

    Trả lời
    • Trung Hiếu viết

      03/07/2020 lúc 09:48

      Mình cũng lên 7.4 lâu rồi. Thấy các plugin đều đã tương thích tốt. :))

      Trả lời
  7. Thanh Thư viết

    07/07/2020 lúc 11:25

    Mấy hôm nay trong dashboard của mình bị cảnh báo: “PHP update required”, mình đang sử dụng PHP 7.1. Đắn đo không biết có lên PHP 4 có được không? Vì mình dùng VPS nên sợ khi update lên mà có lỗi thì kg biết sửa sao nữa :(

    Trả lời
    • Minh Khanh viết

      07/07/2020 lúc 12:16

      mạnh tay lên bác, em cổ vũ bác

      Trả lời
    • Trung Hiếu viết

      07/07/2020 lúc 12:19

      Theo mình thì bạn nên thử PHP 7.2 trước. Vì PHP 7.2 không có nhiều khác biệt so với PHP 7.1 và phiên bản PHP tối thiểu hiện tại được WordPress khuyến cáo cũng là PHP 7.2.

      Trả lời
  8. Học Luật viết

    06/12/2020 lúc 14:42

    Mình vừa cập nhật phiên bản php 7.4 cho website, không phát sinh lỗi nào cả. Cảm ơn Hiếu đã chia sẻ!

    Trả lời
  9. Doanh viết

    08/12/2020 lúc 11:21

    Đã update thành công. Thánk

    Trả lời
  10. Tien Coin viết

    08/01/2021 lúc 23:34

    Thấy bảo có PHP 8 rồi mà vẫn đang đang PHP 7.2, vừa vào xem thì mới chỉ có 7.4 và mới lên 7.4. Không biết bao giờ mới có 8 như mọi người đây.

    Trả lời
    • Trung Hiếu viết

      09/01/2021 lúc 08:00

      Có PHP 8 thì chắc gì theme và các plugin trên site của bạn đã tương thích. :D

      Trả lời
« 1 2 3

Sidebar chính

NHẬN BÀI VIẾT QUA EMAIL

Hãy đăng ký ngay để là người đầu tiên nhận được thông báo qua email mỗi khi chúng tôi có bài viết mới!

Đừng quên truy cập vào email của bạn để xác nhận việc đăng ký nhé!

Theo dõi qua mạng xã hội

Dịch vụ WordPress Hosting

dich-vu-wordpress-hosting-gia-re-tot-nhat

Bạn đang tìm gì?

  • WordPress căn bản
  • Bảo mật WordPress
  • Tăng tốc WordPress
  • Sửa lỗi WordPress
  • Thủ thuật Genesis
  • Thủ thuật SEO

Dịch vụ tối ưu WordPress miễn phí

dich-vu-toi-uu-website-wordpress-chat-luong-cao

Bài viết mới nhất

  • Hướng dẫn sử dụng LiteSpeed Memcached 17/01/2021
  • Hướng dẫn nén ảnh bằng plugin LiteSpeed Cache 08/01/2021
  • Hướng dẫn nâng cấp PHP 8 cho website WordPress 15/12/2020
  • Sửa lỗi không hiện hình ảnh và mô tả khi share link lên Zalo 11/11/2020
  • Hiển thị mô tả cho category và tag trong WordPress 05/11/2020
  • Cải tiến công cụ tìm kiếm mặc định của WordPress 31/10/2020

Dịch vụ quét mã độc miễn phí

quet-ma-doc-mien-phi-cho-website

Footer

Bình luận mới nhất

  • Hải trong 5 Lời khuyên giúp tăng Adsense CTR của bạn lên 500%
  • Nhật trong Hướng dẫn nén ảnh bằng plugin LiteSpeed Cache
  • Nồi Phở Sài Gòn trong Khắc phục lỗi email vào spam khi gửi mail từ hosting cPanel
  • Nga Pham trong Bật mí về các công nghệ mà WP Căn bản đang sử dụng

Bình luận nhiều nhất (tháng)

  1. Doligo (7)
  2. Tuyen (7)
  3. Tien Coin (4)
  4. lê hải (3)
  5. Nguyễn Văn Long (3)
  6. Thành (3)

Thông tin hữu ích

  • Quy định sử dụng
  • Chính sách bảo mật
  • Bản quyền nội dung

Thống kê WP Căn bản

10 Chuyên mục - 978 Bài viết - 37217 Bình luận

Bản quyền © 2014 - 2020 · WP Căn bản · Sử dụng Paradise child theme và dịch vụ WordPress Hosting