Nếu website WordPress của bạn có database lớn với lượng bài viết, sản phẩm, người dùng… rất nhiều thì bài viết này chính là dành cho bạn. Theo thời gian, database của WordPress sẽ phình to lên với nhiều dữ liệu được lưu trữ. Nó khiến cho tốc độ phản hồi truy vấn của database cũng chậm hơn vì sẽ mất nhiều thời gian hơn để tìm kiếm dữ liệu được yêu cầu. Việc index WordPress MySQL (tương tự với MariaDB) sẽ giúp dữ liệu được lưu trữ một cách có tổ chức hơn, dễ dàng tìm kiếm hơn.
Tăng tốc WordPress
Tổng hợp các thủ thuật và plugins tối ưu tốc độ load, giúp bạn tăng tốc WordPress một cách đơn giản và nhanh chóng mà không gây lỗi.
Tinh giản plugin LiteSpeed Cache giúp menu gọn gàng hơn
LiteSpeed Cache, không còn nghi ngờ gì nữa, chắc chắn là một trong những plugin hỗ trợ tối ưu website WordPress miễn phí tốt nhất hiện nay. Cùng với sự phát triển của nó qua từng phiên bản, menu của plugin này ngày càng xuất hiện thêm nhiều mục mà theo tôi là không thật sự quá cần thiết, thậm chí gây rối mắt và làm chậm tốc độ load của WordPress Dashboard. Nếu bạn cũng đang có cảm nhận tương tự và muốn tìm cách để tinh giản hay tùy biến menu của plugin LiteSpeed Cache thì bài viết này chính là dành cho bạn.
Cache WordPress REST API để tăng tốc độ load
WordPress REST API cung cấp cầu nối cho các ứng dụng tương tác với website WordPress của bạn bằng cách gửi và nhận dữ liệu dưới dạng các đối tượng JSON (JavaScript Object Notation). Nó là nền tảng của Block Editor và ngoài ra còn có chức năng cho phép theme, plugin hoặc ứng dụng tùy chỉnh của bạn hiển thị các giao diện mới, quản lý, xuất bản nội dung… Bên cạnh những lợi ích thấy rõ, WordPress REST API cũng là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến tốc độ load của website.
Preload tài nguyên trong website WordPress
Bạn đã bao giờ test tốc độ website của mình trên Google PageSpeed Insights và nhận được cảnh báo màu đỏ với nội dung “Preload key requests” hay chưa? Cảnh báo này thường liên quan đến các file CSS, JS hoặc Web Font, Icon Font… trên website của bạn. Nó có nghĩa là bạn nên cho các thành phần kể trên được phép tải trước nhằm tăng tốc độ hiển thị của website. Vậy làm thế nào để preload các tài nguyên trong website WordPress? Nhờ sự trợ giúp của một plugin có tên là Pre* Party Resource Hints, mọi thứ sẽ trở nên thật dễ dàng.
Loại bỏ “Get the app” khỏi email của WooCommerce
Nếu tôi nhớ không nhầm thì bắt đầu từ phiên bản 7.0, WooCommerce bắt đầu chèn dòng ghi chú “Process your orders on the go. Get the app.” vào cuối email thông báo đơn hàng gửi cho quản trị viên. Mục đích của việc này là nhằm quảng cáo cho ứng dụng WooCommerce mới vừa ra mắt trên cả nền tảng Android lẫn iOS. Mặc dù nó không xuất hiện trên các email gửi cho khách hàng. Tuy nhiên, nó gây ra sự khó chịu cho những quản trị viên giống như tôi và ít nhiều có thể ảnh hưởng tới hiệu suất của website (biết đâu được).
Vô hiệu hóa Auto Linking URL trong bình luận của WordPress
Nếu bạn chưa biết thì WordPress sẽ tự động chuyển các URL dạng văn bản thô (plain text URL) được chèn vào phần bình luận thành các liên kết bấm được. Tuy nhiên, trên thực tế, database WordPress vẫn chỉ lưu trữ những URL này ở dạng văn bản thô, chứ không phải HTML. Điều đó có nghĩa là WordPress đã sử dụng các bộ lọc để chuyển hóa chúng mỗi lần load web. Nó sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hiệu suất của website nếu website của bạn có nhiều bình luận và trong các bình luận đó chứa nhiều plain text URL.
Sử dụng EasyCron thay thế cho WP-Cron trong WordPress
Trong bài viết trước đây, tôi đã từng hướng dẫn cho các bạn cách vô hiệu hóa WP-Cron của website WordPress và thay thế nó bằng hệ thống Cron Job của hosting rồi phải không nào? Tuy nhiên, sẽ thế nào nếu hosting của bạn không hỗ trợ chạy Cron Job? Đây là lúc chúng ta cần đến sự trợ giúp từ dịch vụ của bên thứ ba. Và EasyCron là sự lựa chọn miễn phí tuyệt vời nếu nhu cầu của bạn không quá lớn. Ngay bây giờ, tôi sẽ hướng dẫn cho các bạn những bước chi tiết để sử dụng EasyCron trong website WordPress.
Hướng dẫn nâng cấp PHP 8.2 cho website WordPress
PHP 8.2 được phát hành vào ngày 08/12/2022. Và vài ngày trước, nó đã chính thức có mặt trên dịch vụ WordPress Hosting của WP Căn bản. Đây là phiên bản PHP mới nhất tính đến thời điểm hiện tại với nhiều cải tiến và tính năng bổ sung. Nếu có nhu cầu tìm hiểu kỹ hơn về phiên bản này, các bạn có thể tham khảo tại đây. Quay trở lại vấn đề chính, vì là phiên bản mới nên rất nhiều theme và plugin WordPress vẫn chưa hỗ trợ tốt cho PHP 8 chứ đừng nói là PHP 8.2. Chắc hẳn, sẽ cần chờ một thời gian khá dài nữa để các lập trình viên kịp update code.
Loại bỏ Classic Theme Styles CSS trong WordPress
Có thể bạn chưa biết, kể từ phiên bản 6.1, WordPress mặc định tải thêm một file CSS có tên là “Classic Theme Styles CSS” (classic-themes.min.css) từ thư mục wp-includes. Mặc dù file này không quá nặng (dung lượng chưa đến 1KB), tuy nhiên, nó vẫn tạo thêm 1 truy vấn cho website, đồng thời có thể gây ra lỗi CSS chặn hiển thị nội dung. Ngoài ra, file classic-themes.min.css còn là nguyên nhân gây ra lỗi nút bấm hiển thị không đúng thiết kế trong một số trường hợp.
Vô hiệu hóa Administration Email Verification trong WordPress
Administration Email Verification là một tính năng được tích hợp từ phiên bản WordPress 5.3, nhằm hiển thị thông báo yêu cầu quản trị viên của website WordPress xác nhận địa chỉ email của họ mỗi lần đăng nhập vào WordPress Admin. Thông báo này thường chỉ hiển thị khoảng 6 tháng 1 lần. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mức độ xuất hiện của nó có thể xảy ra thường xuyên hơn. Nếu bạn đang cảm thấy khó chịu khi gặp phải thông báo này và muốn vô hiệu hóa nó thì bài viết hôm nay chính là dành cho bạn.
Bình luận mới nhất