Các Cron Job được sử dụng để lên lịch hoạt động cho các tác vụ mang tính chất định kỳ trên website WordPress của bạn. Một số ví dụ về Cron Job có thể kể đến như: lên lịch xuất bản bài viết, kiểm tra các bản cập nhật, xóa cache website… Trong WordPress, điều này được xử lý bởi WP-Cron, một tính năng mô phỏng Cron của hệ thống (nhưng không hoàn chỉnh). Tùy thuộc vào lượng lưu lượng truy cập vào website của bạn, việc sử dụng trình xử lý Cron tích hợp có thể ảnh hưởng ít hoặc nhiều đến tốc độ load web.
Tăng tốc WordPress
Tổng hợp các thủ thuật và plugins tối ưu tốc độ load, giúp bạn tăng tốc WordPress một cách đơn giản và nhanh chóng mà không gây lỗi.
Vô hiệu hóa WordPress Global Styles giúp tăng tốc website
Nếu bạn chưa biết thì kể từ phiên bản 5.9.0, WordPress đã bổ sung thêm tính năng “Duotone Filters” nhằm cho phép người dùng sử dụng các bộ lọc màu với hình ảnh (xem chi tiết tại đây). Để tính năng này có thể hoạt động được, họ đã chèn thêm các đoạn code CSS và SVG vào mã nguồn website. Chúng có dung lượng khá lớn và sẽ gây ảnh hưởng tới tốc độ load của website. Trong trường hợp bạn không sử dụng Block Editor (Gutenberg) hoặc không sử dụng bộ lọc màu, tốt nhất bạn nên vô hiệu hóa WordPress Global Styles đi cho đỡ nặng web.
Vô hiệu hóa XML-RPC để bảo mật WordPress tốt hơn
WordPress sử dụng XML-RPC để cho phép người dùng thực hiện nhiều hoạt động trên blog/ website của họ từ xa. Nó cho phép bạn truy cập vào trang web của mình thông qua các ứng dụng di động dành riêng cho WordPress. Tuy nhiên, nhiều cuộc tấn công WordPress hiện nay đang khai thác các tính năng của XML-RPC để chiếm quyền truy cập vào các trang web. Vì vậy, việc vô hiệu hóa các tính năng của XML-RPC khi không dùng đến là một ý tưởng tốt để tăng cường khả năng bảo mật và tăng tốc độ load cho WordPress.
Minify HTML, JS và CSS trong WordPress không cần plugin
Sử dụng quá nhiều plugin trên blog/ website WordPress không bao giờ là một ý tưởng tốt. Bởi vì chúng ta đều biết rằng các hacker có thể dễ dàng tấn công blog/ website WordPress của bạn thông qua việc khai thác lỗ hổng từ plugin. Tại sao không cố gắng để giảm bớt sự phụ thuộc vào các plugin? Một số tính năng hữu ích có thể được bổ sung dễ dàng bằng cách thêm code snippets vào file function.php của theme mà bạn đang sử dụng. Bao gồm cả thủ thuật độc đáo sau đây để minify HTML, CSS và JavaScript.
Loại bỏ query string trong WordPress không cần dùng plugin
Muốn đạt được điểm số cao trong các bài test tốc độ với Google PageSpeed Insights, GTmetrix, Pingdom thì một trong những việc quan trọng bạn cần làm là loại bỏ query string (chuỗi truy vấn) khỏi tất cả các tập tin CSS và JS trong blog/ website WordPress. Có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến tổng thời gian tải site của bạn và Google PageSpeed xem xét tất cả những yếu tố này. Theo GTmetrix, việc loại bỏ các chuỗi truy vấn từ các file nguồn tĩnh như CSS và JS có mức độ ưu tiên cao hơn khi kiểm tra tốc độ tải của một blog/ website.
Tổng hợp thủ thuật với file .htaccess trong WordPress
Tập tin htaccess là một tập tin cấu hình, cho phép bạn kiểm soát các tập tin và thư mục trong host và tất cả các thư mục con của chúng. Tên của nó được viết tắt từ chữ hypertext access và được hỗ trợ bởi hầu hết các loại máy chủ web (nổi bật là Apache và LiteSpeed). Đối với nhiều người dùng WordPress, lần đầu tiên làm quen với tập tin htaccess là khi họ tùy chỉnh các thiết lập permalink của blog/ website.
Hướng dẫn cài LiteSpeed Cache cho website WordPress
LiteSpeed là một trong những web server tốt và phổ biến nhất hiện nay, bên cạnh Apache và NginX. LiteSpeed có nguyên lý hoạt động gần giống với Apache (tức là hầu như những tính năng của Apache đều sử dụng được trên LiteSpeed). Tuy nhiên, nó có khả năng chịu tải và tốc độ truyền, xử lý dữ liệu tốt hơn Apache khá nhiều. Đó là lý do tại sao một số nhà cung cấp hosting hiện nay chọn LiteSpeed Enterprise (bản đầy đủ nhất) để làm web server, mặc dù chúng không hề miễn phí.
Gỡ bỏ Gutenberg stylesheet khỏi website WordPress
Như vậy là WordPress 5.0 đã chính thức ra mắt được gần 3 tuần. Và kể từ đó đến nay, số lượng người cài đặt plugin Classic Editor để chuyển về sử dụng trình soạn thảo cổ điển của WordPress cũng tăng một cách chóng mặt (hơn 1 triệu website đang kích hoạt), đủ để thấy Gutenberg mất lòng người dùng như thế nào. Không những gây ra sự khó chịu và bất tiện khi sử dụng, Gutenberg còn “âm thầm” tải thêm stylesheet của mình vào front-end của website, khiến cho mã nguồn WordPress vốn đã cồng kềnh nay lại càng nặng nề hơn.
Những nguyên nhân có thể khiến website load chậm
Bạn đã bao giờ tự đặt câu hỏi rằng tại sao cùng sử dụng mã nguồn WordPress, cùng chung một dịch vụ hosting, thậm chí là giao diện giống nhau… nhưng website của đối thủ lại load nhanh hơn và đạt thứ hạng cao hơn trên bảng kết quả tìm kiếm của Google chưa? Có thể là do nguyên nhân khách quan. Cũng có thể bởi vì website của bạn chưa được tối ưu đúng cách. Biết được những nguyên nhân khiến website load chậm sẽ nhanh chóng giúp bạn tìm ra phương pháp đúng đắn để tăng tốc cho website của mình.
Xác định plugin nặng làm chậm website WordPress
Trong bài viết cách đây khá lâu, tôi đã từng thống kê cho các bạn những nguyên nhân có thể khiến website load chậm rồi phải không nào? Trong đó, việc sử dụng plugin vô tội vạ, không cần thiết và không có chọn lọc là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất. Vậy làm thế nào để xác định các plugin nặng, có thể gây ảnh hưởng xấu tới tốc độ load website của bạn? Trong bài viết hôm nay, tôi sẽ hướng dẫn cho các bạn cách đơn giản nhất để làm điều đó.
Bình luận mới nhất