Liệu chèn logo DMCA vào website có thực sự hiệu quả trong việc chống copy nội dung?
Dạo qua một số blog/ website của cá nhân và doanh nghiệp, tôi nhận thấy rất nhiều site hiện đang đặt logo của DMCA.com ở footer cũng như widget. Chắc hẳn các bạn nghĩ rằng làm như vậy sẽ giúp bảo vệ blog/ website của mình khỏi nạn copy nội dung đang tràn lan trên internet hiện nay? Cách đây vài năm, tôi cũng đã từng có suy nghĩ như vậy. Tuy nhiên, điều gì đã khiến tôi gỡ bỏ logo của DMCA.com ra khỏi blog của mình? Bài viết hôm nay sẽ cho các bạn câu trả lời thích đáng.
Tham khảo thêm: Làm thế nào để báo cáo vi phạm bản quyền lên Google?
Những hiểu lầm tai hại khi chèn logo DMCA vào website
1. Thứ nhất, đa số những người đã từng chèn logo DMCA vào website của họ đều nghĩ DMCA.com là một tổ chức của chính phủ và có quyền “tiêu diệt” bất cứ website nào copy nội dung của họ. Không! Điều này hoàn toàn sai. Trên thực tế, DMCA.com cũng chỉ là một công ty tư nhân (dạng “trách nhiệm hữu hạn” – Ltd) mà thôi.
Họ cũng kinh doanh như bao công ty bình thường khác. Chỉ có điều là họ kiếm tiền thông qua dịch vụ bảo vệ bản quyền nội dung và sản phẩm, đơn giản vậy thôi.
Điều này đồng nghĩa với việc nếu muốn yêu cầu “gỡ bỏ” một nội dung của một website vi phạm bản quyền nào đó khỏi kết quả tìm kiếm, họ sẽ phải đệ trình yêu cầu lên Google, Bing… và đợi được phê duyệt. Mà việc gửi “đơn tố cáo” lên Google thì bất cứ ai trong số chúng ta cũng có thể tự làm được. Bạn không biết cách làm ư? Hãy tham khảo link ở đầu bài viết này nhé.
2. Thứ hai, DMCA.com không phải là một dịch vụ miễn phí theo đúng nghĩa. Trên thực tế, nó là một dịch vụ trả phí. Chỉ khi bạn trả tiền hàng tháng (ít nhất là $10) thì bạn mới nhận được sự “bảo vệ” từ DMCA.com (?)
Tôi đoán 99.9% các blog/ website tại Việt Nam có đặt logo DMCA đều là tài khoản miễn phí. Vậy hãy nhìn vào bảng so sánh bên trên và thử nghĩ xem: họ đang “bảo vệ” bạn hay bạn đang giúp họ kiếm backlink miễn phí? Câu trả lời nhận được chỉ là bạn đang làm cho mã nguồn blog/ website của mình phình to thêm một chút và site load chậm hơn một chút mà thôi.
Kết luận
Chèn logo DMCA vào website chỉ có một tác dụng duy nhất là “dọa” những người đang có ý định copy bài viết từ site của bạn. Nhưng có một “thực tế phũ phàng” là chả mấy ai “sợ” cái logo đó đâu. Họ thấy thích là vẫn copy như thường mà thôi. Còn nếu bạn đang trông chờ DMCA.com “bảo vệ” bản quyền cho bạn, trong khi không chịu “xì” cho họ một đồng nào thì hãy “đợi đến mùa quýt” năm sau nhé. :P
Vậy nên, theo quan điểm của tôi, chèn logo DMCA vào website là điều hoàn toàn không cần thiết. Còn bạn thì sao? Bạn có đang sử dụng logo DMCA trên blog/ website của mình? Bạn nghĩ sao về tác dụng của chúng? Hãy chia sẻ với chúng tôi quan điểm của bạn bằng cách sử dụng khung bình luận bên dưới.
Nếu bạn thích bài viết này, hãy subscribe blog của tôi để thường xuyên cập nhật những bài viết hay nhất, mới nhất qua email nhé. Cảm ơn rất nhiều. :)
B. Hiếu cho Em hỏi, nếu sử dụng DMCA để lấy backlink thì làm thế nào? Thấy nó cũng khá chất lượng.
Bạn đăng ký tài khoản rồi lấy code của nó chèn vào website của bạn là xong mà. :P