Hướng dẫn cài LiteSpeed Cache cho website WordPress chạy trên hosting LiteSpeed.
LiteSpeed là một trong những web server tốt và phổ biến nhất hiện nay, bên cạnh Apache và NginX. LiteSpeed có nguyên lý hoạt động gần giống với Apache (tức là hầu như những tính năng của Apache đều sử dụng được trên LiteSpeed). Tuy nhiên, nó có khả năng chịu tải và tốc độ truyền, xử lý dữ liệu tốt hơn Apache khá nhiều. Đó là lý do tại sao một số nhà cung cấp hosting hiện nay chọn LiteSpeed Enterprise (bản đầy đủ nhất) để làm web server, mặc dù chúng không hề miễn phí.
Tham khảo thêm:
Tại sao bạn nên sử dụng plugin LiteSpeed Cache?
Toàn bộ hosting do WP Căn bản cung cấp thông qua dịch vụ WordPress Hosting đều sử dụng LiteSpeed Enterprise (LSWS). Một trong những tính năng mà tôi thích nhất ở LiteSpeed chính là LiteSpeed Cache (LSCache). Nó không chỉ giúp website load nhanh hơn mà còn tiết kiệm tài nguyên và tăng khả năng chịu tải.
Chúng tôi khuyên dùng plugin LiteSpeed Cache thay cho tất cả các plugin tạo cache khác, nếu bạn đang sử dụng hosting do WP Căn bản cung cấp. Bởi vì nó mang lại hiệu suất thực tế cao hơn rất nhiều khi so với các đối thủ.
Hướng dẫn cài LiteSpeed Cache cho WordPress
LiteSpeed Cache không được kích hoạt mặc định. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể kích hoạt nó thông qua file .htaccess hoặc sử dụng plugin do chính LiteSpeedTech viết riêng cho WordPress.
Sử dụng file .htaccess
Thêm đoạn code sau đây vào file .htaccess
trong thư mục cài đặt của WordPress:
<IfModule LiteSpeed> CacheEnable public / RewriteEngine on RewriteCond %{REQUEST_METHOD} ^(HEAD|GET)$ RewriteCond %{REQUEST_URI} !^/(wp-admin|wp-login.php|wp-cron.php) RewriteRule .* - [E=Cache-Control:max-age=120] </IfModule>
Các bạn có thể chỉnh thông số max-age=120
thành bất cứ thời gian nào mà bạn muốn. Mỗi đơn vị tương ứng với 1 giây. Như vậy, khi sử dụng code bên trên, phần lớn truy vấn dữ liệu tĩnh trên site của bạn sẽ được cache trong vòng 2 phút.
Nhược điểm của phương pháp này là bạn sẽ không thể xóa cache thủ công hay xóa cache tự động khi đăng tải bài viết, bình luận, chỉnh sửa file JS và CSS… Mọi thao tác đều phải chờ sau thời gian cache mới có hiệu lực.
Sử dụng plugin LiteSpeed Cache
Để giải quyết tình trạng trên, các bạn nên cài LiteSpeed Cache bằng cách sử dụng plugin.
1. Trước tiên, các bạn cần phải cài đặt và kích hoạt plugin LiteSpeed Cache (download).
2. Download file cấu hình tối ưu của plugin LiteSpeed Cache.
- Dành cho website đang cài đặt theme Paradise: download
- Dành cho website đang cài đặt các theme khác: download
Đây là file dữ liệu do WP Căn bản cấu hình sẵn, được tổng hợp từ kinh nghiệm tối ưu hàng nghìn website khác nhau trong nhiều năm qua. Các bạn có thể dựa vào cấu hình này để chỉnh sửa thiết lập cho phù hợp với website của bạn. File sẽ được cập nhật thường xuyên dựa theo những thay đổi của plugin LiteSpeed Cache.
3. Truy cập LiteSpeed Cache => Toolbox => [2] Import / Export => lựa chọn file cấu hình (đã download ở bước 2) => click vào nút Import.
4. Truy cập LiteSpeed Cache => General => [1] General Settings => click vào nút Request Domain Key. Bạn sẽ cần Domain Key để sử dụng các dịch vụ của QUIC.Cloud (chẳng hạn như nén ảnh, CDN, tạo Critical CSS/ Unique CSS…).
Chờ một lát để Domain Key được phê duyệt, các bạn sẽ nhận được kết quả trông như hình bên dưới.
5. Tiến hành chỉnh sửa thiết lập của plugin trong phần Page Optimization để tương thích tốt với website của bạn hoặc để nguyên như mặc định nếu website đã hoạt động bình thường (không lỗi). Kiểm tra kết quả bằng các công cụ như Google PageSpeed Insights hoặc GTmetrix.
Do plugin LiteSpeed Cache hiện tại có quá nhiều tính năng, trong một bài viết không thể hướng dẫn hết được, nên chúng tôi đã chia nhỏ nó thành nhiều bài hướng dẫn khác nhau. Các bạn có thể tham khảo trong danh sách bên dưới:
- Hướng dẫn xóa cache của plugin LiteSpeed Cache
- Kết nối CloudFlare CDN với plugin LiteSpeed Cache
- Hướng dẫn sử dụng LiteSpeed Memcached
- Hướng dẫn sử dụng OpCode Cache với plugin LiteSpeed Cache
- Hướng dẫn thiết lập Object Cache trên plugin LiteSpeed Cache
- Hướng dẫn nén ảnh bằng plugin LiteSpeed Cache
- Hướng dẫn lazyload hình ảnh với plugin LiteSpeed Cache
- Hướng dẫn load ảnh WebP bằng plugin LiteSpeed Cache
- Tối ưu database WordPress với plugin LiteSpeed Cache
- Cache Gravatar giúp website WordPress load nhanh hơn
- Lưu trữ script của bên thứ ba ngay trên host
- Khắc phục lỗi Google Fonts trong Google PageSpeed Insights
Danh sách này sẽ được cập nhật liên tục để bổ sung thêm các hướng dẫn mới.
Mọi thắc mắc liên quan đến việc cài LiteSpeed Cache cho website WordPress, xin vui lòng gửi vào khung bình luận bên dưới để được hỗ trợ và giải đáp.
Nếu bạn thích bài viết này, hãy theo dõi blog của tôi để thường xuyên cập nhật những bài viết hay nhất, mới nhất nhé. Cảm ơn rất nhiều. :)
Có varnish Cache rồi có nên xài thêm cái này ko Hiếu ?
Varnish Cache và LiteSpeed Cache là 2 loại khác nhau mà. Bạn dùng chung cũng được. :P
Hiện tại mình đang xài total cache, có nên gỡ ra để xài cache này không Hiếu?. Total thì nó có memcache sẵn. Mình xài hawkhost.
Nên chuyển qua xài LiteSpeed Cache thay vì W3 Total Cache nhé. :P
Cái này với wprocket cái nào hay hơn Hiếu ơi?
P.s: Xem cho mình cái lỗi hôm nọ bảo nhé :P
1 vote cho WP Rocket :D mặc dù mình chưa thử cái này. Thấy nhiều site dùng wprocket hơn :D
Cảm ơn bạn nhé, vậy là từ h yên tâm dùng wp rocket luôn :D
Giống bạn. Dùng WPRocket là yên tâm rồi.
Check Skype bạn nhé. :P
Hiếu cài cho mình cái này rồi, không biết có phải tinh chỉnh gì nữa ko :D
chắc cũng như mấy cái cache khác thôi mà, mấy ông ham hố vãi
Vote wp rocket nhá, còn cái này thì cũng như mấy cái cache khác, có điều chuyên dành cho lite speed thôi :v
Mình vừa cài lên w3cache thì thấy nó chậm hơn hẳng total cache. Tuy nhiên nó lại được nhiều blogger chia sẻ là tăng tốc xử lý tốt hơn. Không hiểu lắm.
nhầm cài LiteSpeed Cache. Mình xài hawkhost + Memcache.
Memcache nó cache query database mà. Còn LiteSpeed Cache là cache file tĩnh như js, css, hình ảnh. Nên dùng chung được nhé. :P
Bản thân mình không hề thích W3 Total Cache. Thằng này khó dùng và nặng. :P
Làm thế nào biết dc web server mình là Apache và NginX hay Lightspeed nhỉ ai biết chỉ mình với
http://browserspy.dk/webserver.php. Vào đây check cho đơn giản. Nhưng bạn đang dùng CloudFlare nên không chính xác được. Vì nó sẽ hiển thị thông tin máy chủ của CloudFlare. :P
Nếu Hosting là LiteSpeed thì dùng cái này có tốt hơn Super Cache không a Hiếu :D
Cơ chế tạo cache hoàn toàn khác nhau nên khó so sánh. Thử thực tế sẽ biết cái nào phù hợp hơn thôi mà. :P
Fải thử
À cho e hỏi, a đang dùng cách gì hay plugin gì để nofollow liên kết ngoài vậy ạ? tìm mấy bài cũ của a xem mà mấy plugin đó toàn 2 năm chưa update chã muốn dùng :D
Mình có nofollow cái liên kết ngoài nào đâu nhỉ? Nếu là link ở bình luận thì mặc định của WordPress nó như vậy mà. :P
Ừm e check lại rồi, dofollow như thế có ảnh hưởng xấu đến mình ko a? như là trỏ link về facebook, youtube
Mình cứ để tự nhiên thôi. Không cần quá chú tâm đến việc dofollow hay nofollow. :P
Nhược điểm của litespeed cache plugin đó là hỗ trợ cache trên mobile còn kém hơn cả wp-rocket.
Từ đâu bạn đi đến kết luận như vậy? :D
Mình cài rồi, thấy trên mobile nó ko bật nén, tốc độ cũng kém nữa
LiteSpeed Cache vốn đâu có tính năng gộp chung js, css như WP Rocket. Còn nói nó kém thì là không đúng. Chẳng qua bạn không biết cách kết hợp nó với các plugin tối ưu js, css khác thôi. :P Plugin không có tội, tội ở người dùng. :D