Chèn code PHP vào WordPress một cách đơn giản và an toàn với plugin Code Snippets.
Nếu bạn là người thường xuyên chèn code PHP vào WordPress để tùy biến website thì bài viết này là dành cho bạn. Thay vì loay hoay tìm cách tạo child theme hay thậm chí là chèn trực tiếp code vào file functions.php
của parents theme (theme gốc), bạn hoàn toàn có thể làm điều đó một cách dễ dàng nhờ sự trợ giúp của plugin Code Snippets. Code Snippets có những ưu điểm gì vượt trội và cách sử dụng nó ra sao? Hãy dành ít phút để cùng WP Căn bản tìm hiểu ngay say đây.
Tham khảo thêm:
- Tạo file functions.php để chèn code tùy biến WordPress
- Tạo child theme trong WordPress một cách dễ dàng
Tại sao bạn nên chọn Code Snippets?
So với việc chèn trực tiếp code PHP vào file functions.php
của theme hoặc child theme và sử dụng những plugin có chức năng tương tự, Code Snippets sở hữu các đặc điểm ưu việt sau:
- Giao diện trực quan, dễ quản lý và tìm kiếm các code PHP mà bạn đã chèn.
- Không bị mất code trong trường hợp bạn update theme hay child theme.
- Có khả năng ngăn chặn lỗi website: nếu code PHP mà bạn đang định chèn vào có thể gây ra lỗi website do xung đột với theme hoặc các plugin khác thì Code Snippets sẽ ngăn chặn không cho bạn kích hoạt code PHP đó. Đây có thể xem là tính năng đáng giá nhất trên plugin Code Snippets mà những plugin khác không có được.
- Cho phép bạn lựa chọn khu vực để thực thi code (trong WordPress Dashboard, ngoài giao diện website hoặc cả hai).
- Hỗ trợ export, import code một cách nhanh chóng.
Chèn code PHP vào WordPress với Code Snippets
1. Đầu tiên, các bạn cần phải cài đặt và kích hoạt plugin Code Snippets (download) từ thư viện của WordPress.org.
2. Tiếp theo, truy cập Snippets => All Snippets. Tại đây, các bạn sẽ thấy một số snippets demo mà plugin đã tạo sẵn. Hãy tick chọn toàn bộ => Delete => Apply để xóa hết chúng đi cho gọn.
3. Để chèn code PHP mới, các bạn truy cập Snippets => Add New. Giao diện của nó sẽ trông giống như thế này.
Trong đó:
- Enter title here: đặt tên cho code PHP.
- Code: chèn code PHP của bạn vào đây, không bao gồm thẻ
<?php
. - Run snippet everywhere: thực thi code PHP trên toàn bộ các trang, kể cả trong WordPress Dashboard lẫn ngoài giao diện website.
- Only run in administration area: chỉ thực thi code PHP trong WordPress Admin.
- Only run on site front-end: chỉ thực thi code PHP ngoài giao diện website.
- Only run once: chỉ thực thi 1 lần duy nhất rồi ngừng.
- Priority: mức độ ưu tiên, mặc định là 10.
- Description: mô tả cho code PHP. Các bạn có thể bỏ trống.
- Tags: gắn thẻ cho code PHP. Các bạn có thể bỏ trống.
Click vào nút Save Changes and Activate nếu bạn muốn lưu và đồng thời kích hoạt code PHP vừa chèn. Nếu chỉ muốn lưu mà chưa kích hoạt, hãy click nút Save Changes.
4. Các bạn có thể kích hoạt và ngừng kích hoạt 1 code PHP nào đó bằng cách click vào công tắc gạt trái – phải trong All Snipptes.
5. Plugin có hỗ trợ tính năng export code snippets để các bạn có thể tạo bản dự phòng hoặc import code lên website khác một cách nhanh chóng. Tick chọn những code bạn muốn export => chọn Export => Apply. Một file với định dạng JSON
sẽ tự động được tạo ra và cho phép các bạn download về máy tính.
6. Để import các code mà bạn đã export trước đó, hãy truy cập Snippets => Import. Sẽ có 3 tùy chọn khác nhau để các bạn import code.
Trong đó:
- Ignore any duplicate snippets: import toàn bộ các code từ file JSON, giữ nguyên toàn bộ code hiện có trên web.
- Replace any existing snippets with a newly imported snippet of the same name: thay thế code cũ bằng code mới nếu chúng trùng tên.
- Do not import any duplicate snippets; leave all existing snippets unchanged: không import các code trùng lặp, giữ nguyên toàn bộ code hiện có trên web.
Lựa chọn file từ máy tính của bạn sau đó click nút Upload files and import.
7. Mục Settings sẽ bao gồm 1 số thiết lập cho phép bạn tùy biến trải nghiệm sử dụng plugin Code Snippets. Tuy nhiên, chúng không quan trọng nên tôi sẽ không đề cập trong bài viết này. Các bạn có thể giữ nguyên các thiết lập như mặc định.
Thật đơn giản phải không nào? Chúc các bạn thành công!
Bạn thường dùng phương pháp nào để chèn code PHP vào WordPress? Theo bạn, chúng có ưu và nhược điểm gì? Hãy chia sẻ ý kiến của bạn với chúng tôi thông qua khung bình luận bên dưới.
Nếu bạn thích bài viết này, hãy subscribe blog của tôi để thường xuyên cập nhật những bài viết hay nhất, mới nhất qua email nhé. Cảm ơn rất nhiều. :)
Chào bạn ! mình có nguyên 1 cái template đầy đủ hoàn chỉnh của php, nó nằm dưới dạng folder. Mình muốn đẩy nguyên cái folder wordpress có được không, hay mình phải tách từng đoạn rồi copy lên từng lượt vậy. Mình cảm ơn
Upload cả folder được bạn nhé. Nhưng phải upload qua FTP hoặc File Manager của host, không upload trực tiếp trong WordPress được.
Mình là người mới bắt đầu ! bạn có bài hướng dẫn chi tiết không, chỉ giúp mình với. Mình cảm ơn.
Bạn đang dùng shared host hay VPS nhỉ? Có cPanel, Plesk hay DirectAdmin gì không?
Hi anh Hiếu. E định làm một Box tạo bằng Shortcode để hiển thị nội dung mình muốn lên mọi bài viết (để quảng cáo sản phẩm) nhưng ko phải code quảng cáo. E dán shortcode này vào Plugin Code Snippets thì được không ạ?
Bạn thử là biết ngay mà. Mình nghĩ là được. :)
Vâng, em cảm ơn anh :))
Mình cài Plugin này không được, ko biết bị lỗi gì?
Cụ thể thì lúc cài nó báo lỗi gì bạn? Copy hoặc chụp ảnh giúp mình nội dung của thông báo lỗi nhé.
Mình làm toàn bị báo lỗi này Hiếu ạ:
The snippet has been deactivated due to an error on line 4:
Cannot redeclare function sp_comments_gravatar.
Đấy là VD 1 TH, nhiều code tương tự cũng bị báo lỗi đấy :(
Hiếu xem có cách nào không?
Bạn chèn code gì thế? Nó báo lỗi ở dòng code số 4 kìa.
Mình chèn code này:
add_filter( ‘genesis_comment_list_args’, ‘sp_comments_gravatar’ );
function sp_comments_gravatar( $args ) {
$args[‘avatar_size’] = 66;
return $args;
Dòng số 4 là dòng này: $args[‘avatar_size’] = 66;
Mình xử lý đc rồi Hiếu ạ, do chèn vào cả 2 nên bị lỗi :))
Vậy cũng được luôn? :P
Ừ vừa post hỏi Hiếu thì nhớ ra quên xóa bên file functions, thế mới sợ chứ :))
Uầy, cái này coi bộ ngon á, không cần tạo theme con nữa thì khỏe rồi :D
Cảm ơn bác đã chia sẻ, trước giờ e toàn phải sửa thẳng vào theme. Xong đến lúc update theme lại phải chèn lại 😂
Dần dần chẳng ai dùng child theme nữa. Tùy biến CSS thì chèn vào Appearance => Customize => Additional CSS. Còn chèn code PHP thì sử dụng plugin Code Snippets. Trừ khi có nhu cầu đặc biệt hơn thì mới phải tạo child theme thôi.