Hướng dẫn tạo child theme trong WordPress một cách đơn giản.
Trong WordPress, child theme (hay “theme con”) thường được tạo ra với mục đích lưu trữ những thiết lập và tùy biến của người dùng (chẳng hạn như các đoạn code snippets trong functions.php hay các đoạn CSS trong style.css), hoạt động dựa trên nền tảng của theme gốc (parent theme). Khi update theme gốc lên phiên bản mới hơn, child theme sẽ hoàn toàn không bị ảnh hưởng, do đó, người dùng vẫn giữ lại được những tùy biến của mình. Nếu bạn đang muốn cá nhân hóa giao diện hiện tại thì hãy nhanh chóng tạo cho nó một child theme nhé.
Tham khảo thêm:
- Top 5 plugin miễn phí giúp chỉnh sửa CSS trong WordPress
- Tạo file functions.php để chèn code tùy biến WordPress
Đối với những người không thông thạo code, việc tạo child theme theo phương pháp thủ công thực sự rất khó khăn và tốn nhiều công sức. Tuy nhiên, đừng lo lắng, bởi vì ngay bây giờ, tôi sẽ hướng dẫn cho các bạn cách tạo child theme hoàn chỉnh chỉ trong vài click chuột.
Hướng dẫn tạo child theme trong WordPress
1. Việc đầu tiên các bạn cần làm chính là cài đặt và kích hoạt plugin Child Theme Generator (download).
2. Tiếp theo, truy cập vào Settings => Child-Theme Gen. Các bạn sẽ thấy giao diện như sau:
Trong đó:
- Parent theme: lựa chọn theme gốc mà bạn muốn tạo child theme.
- Heading: đặt tên cho child theme. Chẳng hạn, tôi đang dùng parent theme là PublishNow Pro, tôi sẽ đặt tên cho child theme của nó là “PublishNow Pro Child”.
- Description: viết mô tả cho child theme, tốt nhất các bạn nên viết bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt không dấu.
- Child Theme URL: link tới trang giới thiệu về child theme.
- Author: tên tác giả của child theme.
- Author URL: link tới trang giới thiệu tác giả của child theme.
- Version: phiên bản của child theme.
- Include GPL License: bao gồm cả giấy phép GPL.
Sau khi hoàn tất, click vào nút Create new child theme.
3. Gần như ngay lập tức, một child theme sẽ tự động được tạo ra. Nếu bạn muốn kích hoạt luôn child theme này, hãy tick vào mục Activate child-theme rồi click nút Finished.
4. Việc còn lại của bạn là truy cập Appearance => Themes và tiến hành tùy biến child theme mà thôi. Thật đơn giản phải không nào?
Lưu ý:
- Sau khi tạo child theme, các bạn có thể vô hiệu hóa và xóa plugin Child Theme Generator nếu không còn dùng đến nữa.
- Một số plugin đi kèm parent theme sẽ bị vô hiệu hóa khi child theme được tạo. Các bạn cần truy cập mục Plugins và kích hoạt lại chúng.
Bạn đang sử dụng phương pháp nào để tạo child theme trong WordPress? Hãy chia sẻ nó với chúng tôi bằng cách sử dụng khung bình luận bên dưới.
Nếu bạn thích bài viết này, hãy subscribe blog của tôi để thường xuyên cập nhật những bài viết hay nhất, mới nhất qua email nhé. Cảm ơn rất nhiều. :)
Web của mình cài đặt và sửa code khá nhiều rồi. Bây giờ mới dùng child theme thì khi up lên bản mới liệu còn giữ được những cài đặt cũ không bác?
Không bạn nhé. Trừ khi bạn bê hết những thứ đã chỉnh sửa sang child theme trước khi update parent theme.
Chưa bao giờ mà thấy tạo 1 child theme dễ như vậy. Plugin giúp cho biết bao người không biết lập trình như mình đỡ vã.
Cám ơn Trung Hiếu đã chia sẻ!
Cho e hỏi là mình có cần thiết phải tạo cây thư mục giống như theme cha trên theme con không ạ. vì một số file em muốn sửa nó nằm sâu bên trong thư mục chứ không phải như function hay style ấy ạ. Hay là mình chỉ cần lôi được tên của file ấy ra rồi paste vào child theme là dùng được ạ.
Phải tạo file nằm đúng vị trí tương ứng như trong parents theme bạn ạ.
A cho em hỏi lâu nay em toàn sửa tùm lum trên Theme Flasome gốc.. Em mới tạo child theme và copy toàn bộ các file bên theme gốc qua child theme… rồi cập nhật themes mà vẫn lỗi tùm lum cả… Có cách nào để có thể giữ nguyên được các sửa đổi bên Theme gốc khi cập nhật mới ko ạ? Mong a chỉ dẫn
Bạn chỉnh sửa những file nào trên theme gốc nhỉ?
functions.php
,header.php
,footer.php
,style.css
?Em sửa hầu hết các file đó anh à… Em cũng copy hết các file đó qua bên Them Child rồi mới cập nhật Theme gốc mà nó cũng vẫn lỗi tùm lum cả ạ.. Mà em cũng ko rành về code lắm
Đối với file
functions.php
, bạn copy code tùy biến và chèn bằng plugin Code Snippets.Đối với các file
header.php
vàfooter.php
, bạn copy code tùy biến và chèn chúng vào Flatsome => Advanced => Global Settings => HEADER SCRIPTS và FOOTER SCRIPTS.Đối với
style.css
, bạn copy code tùy biến và chèn chúng vào Flatsome => Advanced => Custom CSS => ALL SCREENS hoặc Appearance => Customize => Additional CSS.Cuối cùng, thử update theme gốc xem còn lỗi không nhé.
Hiện tượng lỗi vẫn như dạng em coppy toàn bộ file Theme gốc, qua Theme Child… lỗi hiển thị y như nhau. Có cảm giác khi cập nhập Flasome từ 3.2 lên 3.15 nó ko nhận lại các Tùy biến từ các file em copy bên thư mực theme gốc qua… Lạ thật
Vậy thì mình cũng chịu. Có thể do code của theme đã thay đổi nên không còn tương thích với code tùy biến nữa.