Hướng dẫn sử dụng Redis Cache trên dịch vụ WordPress Hosting của WP Căn bản.
Nếu bạn để ý thì trong những ngày gần đây, trong cPanel của dịch vụ WordPress Hosting cung cấp bởi WP Căn bản nói riêng và hosting của HawkHost nói chung, có một sự thay đổi nhỏ. Mục Memcached đã biến mất, thay vào đó là Server Application Manager. Thực ra không phải là tính năng Memcached đã bị loại bỏ mà chúng tôi đã bổ sung thêm 1 tính năng mới – Redis Cache. Và tất cả chúng được gộp chung vào Server Application Manager.
Tham khảo thêm:
- Sử dụng tính năng Memcached trên hosting của HawkHost
- Hướng dẫn cài LiteSpeed Cache cho WordPress một cách đơn giản
Redis là gì?
Cũng giống như Memcached, Redis (hay Redis Cache) là một mã nguồn mở lưu trữ dữ liệu có cấu trúc trên bộ nhớ (RAM). Nó thường được sử dụng như là một cơ sở dữ liệu hoặc một bộ nhớ đệm (cache). Nó hỗ trợ một loạt các cấu trúc dữ liệu như strings, hashes và lists. Redis là một yêu cầu phổ biến nhưng không bắt buộc đối với các ứng dụng Ruby on Rails. Nó cũng có thể được sử dụng bởi nhiều ứng dụng phổ biến khác như phpBB, Magento, Xenforo… và cả WordPress.
Thông qua việc cache truy vấn database lên RAM, Redis sẽ giúp tăng tốc độ load cũng như khả năng chịu tải cho blog/ website WordPress của bạn. Vậy thì bạn còn chần chừ gì nữa mà không kích hoạt và sử dụng nó ngay?
Hướng dẫn sử dụng Redis Cache
Kích hoạt Redis Cache trên cPanel
1. Để kích hoạt Redis Cache trên dịch vụ WordPress Hosting của WP Căn bản, trước tiên các bạn cần truy cập vào cPanel, tìm mục Server Application Manager và click vào đó.
2. Trong giao diện Server Application Manager, các bạn click vào nút Enable tương ứng với Redis để kích hoạt nó lên.
3. Nếu thành công, các bạn sẽ nhận được thông báo như thế này.
Hãy chờ khoảng 5 phút để server tiến hành các thiết lập trước khi có thể khởi chạy. Tải lại trình duyệt để xem kết quả. Nếu tiến trình đã hoàn tất, bạn sẽ nhận được kết quả như hình bên dưới.
4. Truy cập mục Select PHP Version trong cPanel, tìm và tích vào module redis.
Click nút Save để lưu lại.
Cài đặt và sử dụng Redis Cache trên WordPress
Redis Cache có thể sử dụng chung với các plugin tạo cache thông dụng khác của WordPress, chẳng hạn như WP Super Cache, WP Rocket, W3 Total Cache… Tuy nhiên, trong trường hợp bạn đang sử dụng dịch vụ WordPress Hosting của WP Căn bản, Redis Cache nên được kết hợp với plugin LiteSpeed Cache để đạt được hiệu quả tốt nhất.
5. Để kích hoạt Redis Cache cho blog/ website WordPress, trước tiên, các bạn cần phải cài đặt và kích hoạt plugin Redis Object Cache. WP Redis cũng là một sự lựa chọn tốt để làm điều này.
6. Vào File Manager của cPanel, mở file wp-config.php của blog/ website bạn muốn cài Redis Cache ra, thêm đoạn code bên dưới vào trước dòng /* That’s all, stop editing! Happy blogging. */.
Nhớ thay /home/cfhysrfz/.applicationmanager/redis.sock bằng socket của bạn (xem bước 3).
7. Truy cập Settings => Redis => Click vào nút Enable Object Cache.
8. Nếu trạng thái chuyển từ Disabled sang Connected thì có nghĩa là bạn đã kích hoạt Redis Object Cache thành công.
Trong đó:
- Để xóa cache, các bạn click vào nút Flush Cache.
- Để vô hiệu hóa Redis Object Cache, các bạn click vào nút Disable Object Cache.
Thật đơn giản phải không nào? Giờ là lúc trải nghiệm những điều tuyệt vời mà Redis Cache mang lại. Chúc các bạn thành công!
Mọi thắc mắc liên quan đến việc kích hoạt và sử dụng Redis Cache, xin vui lòng gửi vào khung bình luận bên dưới để được giải đáp. Bạn có đang sử dụng Redis Cache trên blog/ website của mình? Bạn đánh giá thế nào về hiệu quả của nó? Đừng quên chia sẻ với chúng tôi quan điểm và ý kiến của bạn nhé.
Nếu bạn thích bài viết này, hãy subscribe blog của tôi để thường xuyên cập nhật những bài viết hay nhất, mới nhất qua email nhé. Cảm ơn rất nhiều. :)
Cài 2 site trên 1 host sử dụng đc ko bạn
Được. Nhưng với điều kiện host của bạn phải chạy web server LiteSpeed và có hỗ trợ plugin LiteSpeed Cache. Lúc đó hãy tham khảo bài viết “Hướng dẫn thiết lập Object Cache trên plugin LiteSpeed Cache“.
Cảm ơn bạn. Mình không biết 2 site dùng chung 1 link redis.sock nó có xung đột dữ liệu ko :D
Nếu bạn dùng plugin trong bài viết này thì có đấy. Còn nếu bạn dùng plugin LiteSpeed Cache thì không.
2 site mình chạy chung 1 host của hawkhost và cả hai mình đều dùng LiteSpeed Cache vs Redis Object Cache. Như vậy có xung đột ko bạn?
Mình nhắc lại 1 lần nữa. Chỉ cần dùng plugin LiteSpeed Cache là được. LiteSpeed Cache hỗ trợ sẵn cả Object Cache. Không cần cài thêm plugin khác. Hướng dẫn thì mình đã để trong link ở bình luận bên trên.
Hay quá bác. M đang tìm hiểu về Plugin này!
Trên extension cpanel có nên tích chọn cả Memcached và Redis hay là chỉ nên chọn 1 trong 2 bác Hiếu nhỉ
Nếu host của bạn hỗ trợ cả 2 thì chọn Redis nhé.
trước giờ e tích chọn cả 2, vậy để tắt cái kia
Tick chọn cả 2 cũng không vấn đề gì. Vì host đâu có cho phép bạn chạy cùng lúc cả 2 nên sẽ không lo xung đột. :)
còn Opcache có nên tích chọn k bác, e chọn redis rồi (kết hợp cả Opcache vs redis)
Có bạn nhé. Opcache (OpCode Cache) khác Object Cache (Redis, Memcached…) mà. :P