• Trang chủ
  • WordPress
    • Thủ thuật WordPress
    • WordPress Plugins
    • WordPress Themes
  • Hosting và Domain
  • Kiếm tiền
  • Đánh giá
  • Khuyến mãi
  • Thông báo
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

WP Căn bản

Kiến thức căn bản cho người dùng WordPress

paradise-child-theme-wordpress-theme-tot-nhat
  • Dịch vụ WordPress Hosting
  • Dịch vụ tối ưu WordPress
  • Dịch vụ quét mã độc WordPress
  • Mua Paradise child theme
Trang chủ » WordPress » Thủ thuật WordPress » Google Panda và lịch sử của nó
hosting-tot-nhat-danh-cho-wordpress

Google Panda và lịch sử của nó

Cập nhật: 17/07/2015 Trung Hiếu 6 Bình luận

Google Panda và lịch sử của nó.

Google-Panda-Updates

Google Panda đã có từ lâu (năm 2011) và bây giờ mới bàn đến nó có vẻ hơi muộn. Nhưng muộn còn hơn không.

Google Panda là gì? Câu hỏi có thể phát sinh từ khi Google bắt đầu “nuôi” Panda (gấu trúc). Trên thực tế nó không phải là Panda Trung Quốc hay Panda thật sự, nó là tên một thuật toán tìm kiếm của Google. Nó còn được gọi là Search Result Filtering (lọc kết quả tìm kiếm). Google đã giới thiệu một bản cập nhật mới để giúp kết quả tìm kiếm đơn giản hơn và chống spam, vào ngày 24 tháng 2 năm 2011, gọi là Google Panda. Nó hoạt động chống lại các trang web có chứa bài viết chất lượng thấp, bài viết sao chép từ các trang web khác để tăng thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm một cách bất hợp pháp.

Google Panda = Không (Spam + Sao chép + Nội dung chất lượng thấp + Backlink chất lượng thấp).

Tại sao Google ra mắt Google Panda?

Chúng ta đều biết rằng Google là gã khổng lồ trong lĩnh vực tìm kiếm. Hầu hết người dùng internet sử dụng công cụ tìm kiếm của Google. Google luôn luôn cố gắng cung cấp dịch vụ tốt nhất cho người dùng của họ. Nhưng nhiệm vụ này bị gián đoạn bởi nhiều spammer ăn cắp thông tin, bài viết của người khác và có vị trí tốt trên các công cụ tìm kiếm. Google ra mắt Panda để giải quyết vấn đề này. Google Panda loại bỏ các trang web spam và chúng sẽ bị giảm thứ hạng một cách rõ rệt. Với Google Panda, các trang web spam sẽ không được hiển thị trong các kết quả tìm kiếm hàng đầu. Vì vậy, bạn sẽ nhận được nội dung tốt mà không có spam, bài viết copy – paste, nội dung chất lượng thấp.

Lịch sử của Google Panda

Google công bố phiên bản đầu tiên Panda 1.0 vào ngày 24 tháng 2 năm 2011. Phiên bản mới nhất của Google Panda là 4.1. Chúng ta hãy cùng xem cách hoạt động của chúng như thế nào.

  1. Google Panda 1.0: đây là phiên bản đầu tiên được ra mắt vào ngày 24 tháng 2 năm 2011. Mục tiêu chính của nó là Web 2 Properties (chẳng hạn như hubpages.com), chúng có PR tốt nhưng lại cung cấp nội dung chất lượng thấp. Google Panda đã loại bỏ chúng.
  2. Google Panda 2.0: được phát hành vào ngày 11 tháng 4 năm 2011 và nó là phiên bản chính thức của Panda. Nó chủ yếu lọc các kết quả tìm kiếm có nguồn gốc từ Mỹ. Nó loại bỏ tất cả black hat SEO (SEO mũ đen).
  3. Google Panda 2.1 và 2.2: Google Panda 2.1 được phát hành vào ngày 10 tháng 5 và 2.2 được phát hành vào ngày 16 tháng 6 năm 2011. Do phát hành trong thời gian ngắn nên nó mắc phải một số lỗi. Trong thời gian này, Panda loại bỏ những trang web có thứ hạng tốt nhưng không có nội dung liên quan, thông qua scraping. Scraping liên quan đến việc lấy nội dung từ một trang web khác và đăng tải lại trên trang web riêng.
  4. Google Panda 2.3: được phát hành vào ngày 26 tháng 7 năm 2011 và nó đã hoạt động rất hiệu quả. Nó phân biệt rõ ràng các trang web có nội dung chất lượng thấp với các trang web có nội dung chất lượng cao. Mục đích chính của bản cập nhật này là để loại bỏ các trang web chất lượng thấp (nhưng có thứ hạng cao) để nhường chỗ cho các trang web chất lượng cao.
  5. Google Panda 2.4: mục đích chính của bản cập nhật này là lọc một số trang web ngôn ngữ và cho chúng thứ hạng thích hợp.
  6. Google Panda 2.5: nhiệm vụ chính của phiên bản này là trả lại vị trí của các trang web chất lượng cao như Foxnews.com, Android.com. Nó được phát hành vào ngày 30 tháng 9 năm 2011.
  7. Google Panda 3.1: được phát hành vào tháng 11 năm 2011. Nó làm việc dựa trên truy cập hợp lệ, hoạt động của người dùng, SEO on-page… Nó chỉ ảnh hưởng đến 1% số trang web.
  8. Google Panda 3.2: làm việc trên thuật toán tìm kiếm hình ảnh. Bên cạnh đó, nó còn tập trung vào backlinks. Spam backlinks sẽ bị loại bỏ. Nó được phát hành vào ngày 14 tháng 1 năm 2012.
  9. Google Panda 3.5: đây là một trong những bản cập nhật mạnh mẽ nhất, ảnh hưởng tới 3,5% số lượng trang web. Phiên bản này chủ yếu tập trung trên các trang web SEO “quá mức”. Các trang web có quá nhiều backlinks spam, nội dung nhồi nhét và các hoạt động SEO “quá mức” khác sẽ bị đánh tụt thứ hạng. Bản cập nhật này ra mắt vào ngày 19 tháng 4 năm 2012.
  10. Google Panda 3.6: bản này xuất hiện chỉ sau một tuần so với bản cập nhật trước đó. Mục đích của bản cập nhật này không rõ ràng và nó có vẻ như tác động ít hơn. Bản cập nhật này được công bố ngày 27 tháng 4 năm 2012.
  11. Google Panda 3.7: cập nhật vào ngày 08 tháng sáu năm 2012. Theo báo cáo, 1% các tìm kiếm từ Mỹ và trên toàn thế giới đã bị ảnh hưởng bởi bản cập nhật này. Nó có tác động lớn hơn so với Panda 3.5 và 3.6.
  12. Google Panda 3.8: Google tung ra bản cập dữ liệu này vào ngày 25 tháng 6 năm 2012, không có bất cứ thay đổi nào trong thuật toán, chỉ thay đổi dữ liệu. Bản này có tác động ít hơn bản 3.7.
  13. Google Panda 3.9: cập nhật ngày 24 tháng 7 năm 2012. Google tuyên bố khoảng 1% của các truy vấn đã bị ảnh hưởng.
  14. Google Panda 4.0: cập nhật vào ngày 19 tháng 5 năm 2014,  khoảng 7,5% của các truy vấn tiếng Anh đã bị ảnh hưởng.
  15. Google Panda 4.1: cập nhật ngày 27 tháng 9 năm 2014, ảnh hưởng đến khoảng 3-5% các truy vấn. Phiên bản 4.1 được “triển khai chậm” và thời gian ảnh hưởng chính xác là không rõ ràng.

# Ngoài ra còn rất nhiều bản cập nhật nhỏ lẻ khác.

Điểm chính là Google đang cố gắng để giữ cho kết quả tìm kiếm càng minh bạch càng tốt. Mặc dù Google Panda chỉ ảnh hưởng khoảng 3,5 – 5% số trang web, nhưng con số này chắc chắn sẽ tăng trong tương lai gần. Nó không thể hiểu được blog/website của bạn có thực sự tốt hay không. Bạn cũng không bao giờ biết được tại sao blog/website của mình lại bị cho vào SandBox. Vì vậy, bạn phải cẩn thận với nó – Google Panda.

Lời khuyên: bạn nên tránh việc sao chép nội dung bài viết của người khác và nếu có sao chép thì nhớ để lại link của bài viết gốc. Trước khi copy bài, hãy dành chút thời gian để xem quy định sử dụng nội dung của tác giả. Tốt nhất là hãy tự sáng tác nội dung cho riêng mình. Điều thứ hai cần nhớ đó là đừng SEO “quá trớn”. SEO quá mức bằng cách spam backlinks trên các diễn đàn, website, blog, mạng xã hội… nhiều khi sẽ gây phản tác dụng. Khi bạn làm Google thấy “trái tai gai mắt”, đừng hỏi vì sao lại bị tụt xếp hạng. :D

P/s: Tôi vừa cho thanh niên Itshare24h.com ra đảo vì có hành vi copy bài viết từ blog của tôi nhưng lại để nguồn bài viết không rõ ràng. Tôi đã comment nhắc nhở nhưng anh ta có vẻ đã lờ đi. Kết quả là tôi đã phải cho anh ta lên Google DMCA và giờ thì khi tìm kiếm bài viết ‘Top 5 plugin bài viết liên quan tốt nhất cho WordPress” trên Google, bạn sẽ thấy dòng chữ này ở cuối trang kết quả tìm kiếm:

google-dmca-report

Tôi vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về Google Panda và có chiến thuật để tránh ăn đòn từ nó. Bạn biết rồi đấy, Kungfu Panda rất lợi hại. ;)

Nếu bạn thích bài viết này, hãy subscribe blog của tôi để thường xuyên cập nhật những bài viết hay nhất, mới nhất qua email nhé. Cảm ơn rất nhiều. :)

  • Chia sẻ lên Facebook
  • Chia sẻ lên Twitter
  • Chia sẻ lên LinkedIn

Bài viết liên quan

Tự động tạo alt-text cho hình ảnh trong WordPress
Tự động tạo alt-text cho hình ảnh trong WordPress
Tính năng Crawl Optimization của plugin Yoast SEO
Tính năng Crawl Optimization của plugin Yoast SEO
Chèn breadcrumbs của Rank Math SEO vào theme Paradise
Chèn breadcrumbs của Rank Math SEO vào theme Paradise

Chuyên mục: Thủ thuật WordPress Thẻ: Thủ thuật SEO

wpcanban-com-facebook-group

Nói về Trung Hiếu

Một người con của xứ Nghệ, hiện đang sinh sống tại Hà Nội. Tôi là người sáng lập và đứng sau mọi hoạt động của WP Căn bản. Tìm hiểu thêm về tôi tại đây.

Bài viết trước « Lý do khiến bài viết của bạn có thể không được tạo backlinks
Bài viết sau Tìm và sửa chữa links hỏng trong WordPress để cải thiện SEO »

Reader Interactions

Bình luận

    Để lại một bình luận Hủy

    Tất cả các bình luận đều sẽ được kiểm duyệt nghiêm ngặt. Mọi bình luận trái quy định sử dụng sẽ bị gỡ bỏ link hoặc xóa bỏ hoàn toàn. Vui lòng đọc kỹ quy định trước khi bình luận. Xin cảm ơn!

  1. cường 466 bình luậnviết

    23/05/2014 lúc 07:37

    Hiếu thêm panda 4.0 vào nhé.Nó mới cập nhật 2,3 ngày đó.Ah mình mới đăng ký adsense cho trang chochimcanh.com và nhận ngay thư từ chối.Vui quá,nó đưa ra lý do luôn là thiếu nội dung.Forum nội quy của mình mới có 1 bài viết.Để viết thêm tối gửi lại.Cầu trời cho thành công

    Bình luận
    • Trung Hieu Quản lýviết

      23/05/2014 lúc 07:52

      Ok. Cảm ơn Cường. Mình sẽ xem lại và bổ sung ngay. Thử copy các bài viết trên Chào Mào Hót lên Chợ Chim Cảnh xem sao. Chúc đăng ký thành công. :)

      Bình luận
      • Cường 466 bình luậnviết

        23/05/2014 lúc 19:45

        Mới nhìn cái của Hiếu kiện được,mình vào thử google đánh thử cụm từ ” ÉP CHÀO MÀO RỤNG LÔNG NHANH” cuối trang đã có thông báo
        (Đáp lại khiếu nại chúng tôi nhận được theo Đạo luật về Bản quyền Thiên niên kỷ Kỹ thuật số của Mỹ (US Digital Millennium Copyright Act), chúng tôi đã loại bỏ 1 kết quả khỏi trang này. Nếu muốn, bạn có thể đọc khiếu nại DMCA làm phát sinh việc loại bỏ này tại ChillingEffects.org.)
        hehe vui quá

        Bình luận
        • Trung Hieu Quản lýviết

          23/05/2014 lúc 20:16

          Phải kiện cho chúng nó chừa cái tội đi cướp không công sức của người khác đi. Mà kiện trang nào đấy thanh niên? :D

          Bình luận
          • Cường 466 bình luậnviết

            23/05/2014 lúc 20:58

            chimcanhbamien hehe,copy từ khóa đó bỏ google là biết ah

        • Trung Hieu Quản lýviết

          23/05/2014 lúc 21:08

          Trang này cũng sử dụng mã nguồn WordPress đấy. Nó dùng theme GoodNews v4 hàng null. :D

          Bình luận

Sidebar chính

NHẬN BÀI VIẾT QUA EMAIL

Hãy đăng ký ngay để là người đầu tiên nhận được thông báo qua email mỗi khi chúng tôi có bài viết mới. Tặng miễn phí ebook "Bảo mật WordPress toàn tập" do WP Căn bản biên soạn!

Theo dõi qua mạng xã hội

Dịch vụ WordPress Hosting

dich-vu-wordpress-hosting-chat-luong-cao

Bạn đang tìm gì?

WordPress căn bản

Bảo mật WordPress

Tăng tốc WordPress

Sửa lỗi WordPress

Thủ thuật Genesis

Thủ thuật SEO

Thủ thuật CloudFlare

Thủ thuật LiteSpeed

Thủ thuật WooCommerce

Sử dụng theme Paradise

Dịch vụ tối ưu WordPress miễn phí

dich-vu-toi-uu-wordpress-mien-phi

Dịch vụ quét mã độc miễn phí

dich-vu-quet-ma-doc-wordpress-mien-phi

Footer

Bài viết mới nhất

  • Monarx Security được tích hợp vào dịch vụ WordPress Hosting 15/06/2025
  • Hiển thị code trong bài viết của WordPress 07/06/2025
  • Plugin SMTP siêu nhẹ dành cho WordPress 26/05/2025
  • Plugin contact form siêu nhẹ cho WordPress 23/05/2025

Bình luận mới nhất

  • Trung Hiếu trong Monarx Security được tích hợp vào dịch vụ WordPress Hosting
  • TITAN VINA trong Monarx Security được tích hợp vào dịch vụ WordPress Hosting
  • Trung Hiếu trong Monarx Security được tích hợp vào dịch vụ WordPress Hosting
  • TITAN VINA trong Monarx Security được tích hợp vào dịch vụ WordPress Hosting

Thông tin hữu ích

  • Giới thiệu bản thân
  • Quy định sử dụng
  • Chính sách bảo mật
  • Bản quyền nội dung

Thống kê WP Căn bản

9 Chuyên mục - 1.005 Bài viết - 35.545 Bình luận

Bản quyền © 2014 - 2025 · WP Căn bản (tiền thân là eBooksvn.com) · Sử dụng Paradise child theme và dịch vụ WordPress Hosting