7 Sai lầm chết người trong SEO mà bạn cần phải tránh.
Bạn đang mắc phải những sai lầm với WordPress nên chỉ đạt được kết quả nghèo nàn trên bảng xếp hạng tìm kiếm của Google? Liệu bạn đã tối ưu hóa các bài viết một cách chính xác? Bạn có thiết lập blog WordPress đúng cách? Nếu bạn tránh được 7 sai lầm “chết người” sau đây, tôi chắc rằng bạn sẽ cải thiện được đáng kể lưu lượng truy cập vào blog/website của mình.
1. Không có từ khóa trong link trang/bài viết
Google thích việc từ khóa mục tiêu xuất hiện trong link trang hoặc link bài viết. Đây không phải là việc cần thiết nhưng nó giúp bạn có thêm “điểm” từ Google.
VD: Tôi muốn cải thiện rank cho bài viết “Thủ thuật SEO WordPress“, tôi sẽ tạo permalink có dạng “https://wpcanban.com /thu-thuat-seo-wordpress.html”, điều này sẽ tốt hơn “https://wpcanban.com/?1324324234“.
Lời khuyên: Hãy kiểm tra phần thiết lập Permalinks trong blog WordPress của bạn và cấu hình để các từ khóa xuất hiện trong link trang, bài viết.
Tham khảo thêm: Cấu trúc permalink nào là tốt nhất cho blog WordPress?
2. Không sử dụng bất kỳ WordPress SEO plugin nào
Có rất nhiều WordPress plugin có thể giúp bạn tối ưu hóa nội dung và nó là thực sự cần thiết. Những plugin này giúp cải thiện đáng kể khả năng SEO cho blog của bạn. Bạn có thể sử dụng Scribe, WordPress SEO by Yoast, Inbound Writer, All in one SEO Pack… hoặc một số plugin khác, nhưng bạn nên cài đặt ít nhất 1 plugin. WP Căn bản hiện đang sử dụng WordPress SEO by Yoast.
Tham khảo thêm: Top 5 SEO plugins tốt nhất cho WordPress.
3. Không có XML Sitemap
Một XML sitemap giống như một bảng phụ lục nội dung trong một cuốn sách. Nó cung cấp một kết quả phân tích về các trang trong blog của bạn và cho phép Google biết nó thay đổi thường xuyên như thế nào.
Nếu bạn không có XML sitemap, Google vẫn sẽ thu thập thông tin blog của bạn để đánh chỉ mục các trang, nhưng nó có thể sẽ bỏ sót một số trang trên blog. Ví dụ, hãy tưởng tượng bạn có một trang và nó không được liên kết đến bất kỳ một trang nào khác trên blog. Đây là trang mà Google có thể bỏ sót.
Nếu bạn xây dựng một XML sitemap, nó sẽ bao gồm tất cả đường dẫn (link) các trang trên blog mà bạn muốn lập chỉ mục (index) và nó sẽ cung cấp thêm thông tin về thời gian bạn muốn Google re-index. Nếu đó là một trang tĩnh, không thay đổi thường xuyên thì có lẽ bạn chỉ muốn re-index vài tháng một lần.
Dưới đây là một ví dụ về XML Sitemap. XML là một ngôn ngữ đánh dấu tương tự như HTML. Những gì bạn nhìn thấy dưới đây không phải là XML, nhưng đây là cách Google phân tích XML.
Lời khuyên: Hãy chắc chắn rằng bạn có một XML sitemap cho blog của mình. Bạn có thể sử dụng các plugin như WordPress SEO by Yoast để xây dựng một cách tự động hoặc sử dụng Google XML Sitemaps.
4 . Không thiết lập Google Authorship
Khi bạn thực hiện tìm kiếm trên Google và nhìn thấy hình ảnh của một ai đó bên cạnh kết quả tìm kiếm, nó được gọi là Google Authorship.
Tôi thích Google Authorship bởi vì nó không chỉ tốt cho việc xây dựng thương hiệu mà còn giúp tăng tỉ lệ click vào kết quả tìm kiếm nhờ hình ảnh của bạn nổi bật.
Khi Google Authorship được thiết lập trên blog của bạn, nếu nhìn vào mã nguồn của blog, bạn sẽ thấy một cái gì đó tương tự như thế này:
<link rel=”author” href=”https://plus.google.com/115415464508533962899″/>
Bạn đang dẫn Google đến một hồ sơ cá nhân trên Google+ (trong trường hợp này là hồ sơ của tôi). Vì vậy, Google sẽ lấy ảnh đại diện và thông tin chi tiết từ hồ sơ này.
Lời khuyên: Hãy thiết lập Google Authorship trên blog của bạn. Điều này có thể được thực hiện thủ công hoặc bằng cách sử dụng các plugin như WordPress SEO by Yoast, Google author link,…).
Tham khảo thêm: 5 Thủ thuật giúp kết quả tìm kiếm của bạn hấp dẫn hơn trên Google.
5. Không tạo liên kết giữa các bài viết
Tối ưu hóa blog của bạn chỉ là một phần của SEO. Phần thứ hai là liên kết giữa các nội dung.
Khi bạn viết một bài, bạn nên vào Google và tìm kiếm nội dung liên quan đến bài viết này trên blog của bạn. Sau đó, hãy truy cập các bài viết liên quan này và tạo liên kết đến nội dung đang viết.
Điều này tương tự như việc bạn dựa vào các thương hiệu đã nổi tiếng từ trước để quảng cáo cho các thương hiệu mới thành lập. Bạn cũng có thể làm điều ngược lại, không sao cả, nó giúp tăng lượng page views cho blog của bạn, giống như tôi đang làm trong bài viết này. :)
6. Index các trang không cần thiết
Sẽ rất tốt nếu giữ cho blog của bạn đẹp và gọn gàng. Vì vậy, có một số trang không nên được lập chỉ mục.
Ví dụ, khi một người nào đó đăng ký vào blog của chúng tôi và trở thành email subscriber, chúng tôi thường chuyển hướng họ đến một trang có chứa lời cảm ơn. Những trang như thế này không nên được index vì nó không cung cấp thông tin có giá trị cho người dùng.
Lời khuyên: Bạn không nên cho các công cụ tìm kiếm index các trang mà không cung cấp bất kỳ giá trị gì nếu ai đó tìm thấy chúng trong kết quả tìm kiếm. Bạn có thể chặn việc index nó bằng cách chỉnh sửa file robots.txt.
7. Sử dụng từ khóa có giá trị trong các bài viết chất lượng kém
Hãy tưởng tượng bạn cung cấp “dịch vụ kiếm tiền trực tuyến” và bạn muốn có thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm của Google cho lĩnh vực “kiếm tiền trực tuyến”. Vì vậy, bạn viết một bài đăng blog, lấy tên là: https://wpcanban.com/kiem-tien-truc-tuyen.html. Nếu bài viết của bạn quá sơ sài và cung cấp thông tin không có giá trị thì bạn sẽ chỉ được xếp hạng thấp trên một từ khóa có sức cạnh tranh cao.
Vì vậy, bạn tạo ra một hướng dẫn tuyệt vời về những cách kiếm tiền trực tuyến và đặt hướng dẫn này trên trang: https://wpcanban.com/kiem-tien-truc-tuyen.html. Sau đó, bạn phải tạo các liên kết từ nhiều nơi trên blog của bạn và từ các website khác đến hướng dẫn này, bạn sẽ có cơ hội tốt hơn để tăng xếp hạng cho nội dung này.
Lời khuyên: Thực sự nghĩ về các từ khóa và làm thế nào để tăng rank cho chúng. Nếu chúng quan trọng thì bạn cần phải có nội dung thực sự tuyệt vời!
Trên đây là 7 sai lầm mà bạn nên tránh trong quá trình làm SEO. Hy vọng những lời khuyên có thể giúp bạn cải thiện thứ hạng trên bảng kết quả tìm kiếm.
Nếu bạn thích bài viết này, hãy subscribe blog của tôi để thường xuyên cập nhật những bài viết hay nhất, mới nhất qua email nhé. Cảm ơn rất nhiều. :)
Bài viết rất hay cho người tập tành làm seo như mình,để ngồi rãnh sửa lại các bài viết và thêm link vào
Bài viết sẽ cảnh tỉnh nhiều SEOer, trong phần 7 còn 1 yếu tố ảnh hưởng không kém khi SEO trong thời buổi này là việc spin lại nội dung. Mình nghĩ có spin thì sẽ có điều ngược lại từ các spider chắt lọc nội dung, hơn nữa người dùng sẽ thấy khó hiểu với nội dung spin. Từ đó họ sẽ có thể NHỚ danh sách domain mà mình không cần vào khi tìm kiếm.
Thanks Hiếu vì đã nhắc mình tại
Mình không biết là có email thông báo đến đọc giả comment không ? Hiếu dùng plugin nào để báo khi có comment trả lời thì thông báo đến đọc giả comment vậy, như trang Hiếu ý.
“Bình luận của bạn đang chời được xét duyệt.” – Bị dư chữ ‘i’ nha Hiếu “chờ” # “chời” ^^.
Cảm ơn bạn đã góp ý. Chắc lúc Việt hóa mình gõ phím vội quá nên bị lỗi chính tả. :D
Một chút góp ý cho blog của Ngọc. Bạn nên fix lại kích thước của khung quảng cáo ở Header để hiển thị đầy đủ quảng cáo. Mở file style.css ra, tìm dòng:
.title-area {
float: left;
padding: 0;
width: 360px;
}
Sửa 360 thành 300. Tìm tiếp dòng:
site-header .widget-area {
float: right;
width: 644px;
}
Sau đó sửa 644 thành 728 và lưu lại là được. Trước đây mình đã từng sử dụng Metro Pro rồi. :)
Thanks Hiếu nhé ! Mình sẽ chỉnh lại ! Màn hình Hiếu chắc 1024px hả Hiếu ?
Mình không biết là có email thông báo đến đọc giả khi có comment không ? Hiếu dùng plugin nào để báo khi có comment trả lời thì thông báo đến đọc giả comment vậy ?.
Bạn hỏi độ phân giải màn hình máy tính hay là gì? Nếu độ phân giải màn hình máy tính thì là 1366 x 768. :D Còn về vụ plugin, bạn có thể dùng ReplyMe: http://wordpress.org/plugins/replyme/
À. Nếu bạn dùng giao diện full width thì có thể tăng 360 lên thành một con số lớn hơn để đẩy quảng cáo về nằm sát bên phải cho nó đẹp. Trước mình xài size mặc định của Metro Pro nên mình phải giảm từ 360 về 300. :D
Bạn dùng plugin Reply Me hả Hiếu
Trước đây là thế. Nhưng từ ngày chuyển nhà qua BKNS thì hết dùng được luôn. :P
Hiếu cho mình hỏi giờ mình tạo trang blogspot rồi đưa hết bài bên trang chính qua để SEO có bị gì không nhỉ
Đặt đường link nguồn bài viết vào là được. Trang của mình cả mà. Mình không “kiện” thì Google đâu có rảnh để đi giải quyết. :D
Uhm,tại mình sợ google nó phạt tội trùng nội dung,mình chỉ để link để seo từ khóa thôi,chứ cuối bài không ghi nguồn
Sáng nay vừa gửi đơn “kiện” một thanh niên sao chép bài của mình mà không để lại đường link bài viết gốc lên Google DMCA. Mình đã cảnh báo nhưng nó cố tình “bơ” đi. Chắc sẽ sớm được ra đảo. :D
Mình kiện cả tháng có trả lời đâu,nhưng nó không được lập chỉ mục
Hề hệ ! tớ kiện 1 tuần sau, tiễn luôn một chú em bay sang đài loan hóng gió rồi, căn bản là nếu blog thông thường mình bơ đi coi như không có, nhưng khổ làm dịch vụ, một trang kiếm tiền mà đi cóp, mình ghét, mà cóp y ý ỳ nguyên luôn, không sai từ cái mặt cười !
Vãi cóp !
Để mai xem nó trả lời thế nào. :D :P
bài viết này hơi nghiêng về wp nhỉ. mình dùng blogger, định seo cho nó đang tìm hiểu seo. google authour đã chết thì phải, xml sitemap blogger ko có. haiz
Vì mình chỉ rành về WordPress nên mình chỉ viết về SEO cho WordPress thôi. Blogger quá ít tùy biến và phụ thuộc nhiều vào Google nên mình không lựa chọn nó. :D
Bài viết của anh từ 2014 mà đến ngày hôm nay khi đọc. Chợt nhận ra nhiều lúc đặt keyword quan trọng vào vài viết kém chất lượng. Cảm ơn anh