Tại sao bạn nên chọn WP Rocket làm plugin tạo cache cho website WordPress?
Nếu bạn đã hoặc đang tìm kiếm một plugin tạo cache để tăng tốc độ load cho website WordPress của mình thì chắc hẳn bạn đã ít nhất một lần nhìn thấy cái tên WP Rocket rồi phải không nào? Mặc dù tính tới thời điểm hiện tại, mới chỉ có khoảng hơn 450.000 website sử dụng plugin này (chính thống nhé, không tính dùng lậu), tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều blogger uy tín, WP Rocket xứng đáng được xem là plugin tạo cache tốt nhất dành cho nền tảng WordPress. Tại sao vậy?
Tham khảo thêm:
Tại sao bạn nên chọn plugin WP Rocket?
WP Rocket không phải là một plugin miễn phí. Gói thấp nhất (Personal – sử dụng cho 1 site) của plugin này cũng có giá lên tới $39 (tương đương với khoảng 850.000 VNĐ) cho 1 năm hỗ trợ và update. Đây cũng chính là lý do mà plugin này chưa thực sự phổ biến như WP Super Cache hay W3 Total Cache.
Nhưng cái gì cũng có giá của nó. Sở dĩ nhà cung cấp đưa ra mức giá cao như vậy cho một plugin tạo cache là vì tính năng của nó thực sự vượt trội hơn hẳn các đối thủ. Các bạn có thể xem bảng so sánh tính năng giữa WP Rocket và một số plugin tạo cache phổ biến khác ngay dưới đây:
Việc cài đặt và sử dụng WP Rocket cũng rất dễ dàng. Chúng tôi đã viết sẵn một bài hướng dẫn sử dụng dành cho plugin này. Các bạn có xem thêm trong phần link tham khảo ở phần đầu bài viết.
Các tính năng nổi bật của WP Rocket
Ngoài tính năng chính là tạo cache (Page Caching và Browser Caching) nhằm tăng tốc độ load cho website, giảm tải việc sử dụng tài nguyên của hosting, WP Rocket còn được tính hợp sẵn nhiều tính năng cực kỳ hữu ích trong việc tối ưu mã nguồn WordPress:
- Cache Preloading: tự động tạo lại cache, giúp các công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu tốt hơn.
- Sitemap Preloading: tự động load lại cache dựa theo XML sitemap. Hỗ trợ sitemap của Yoast SEO, All In One SEO Pack và Jetpack.
- GZIP Compression: bật nén dữ liệu GZIP.
- Database Optimization: dọn dẹp dữ liệu rác và tối ưu database WordPress.
- Google Fonts Optimization: tối ưu việc load Google Fonts.
- Remove Query Strings from Static Resources: loại bỏ query strings khỏi các dữ liệu tĩnh (JS, CSS).
- Lazyload: tính năng lazyload dành cho hình ảnh, video và iframe.
- Minification/ Concatenation: gộp, nén các file JS, CSS cũng như mã nguồn HTML, giúp giảm page-size và số lượng truy vấn HTTP.
- Disable Emoji: vô hiệu hóa Emoji nếu bạn không dùng đến.
- Disable WordPress embeds: vô hiệu hóa Embed Script nếu bạn không dùng đến.
- Optimize CSS delivery: tối ưu hóa việc hiển thị của các file CSS, khắc phục lỗi CSS chặn hiển thị nội dung trên Google PageSpeed Insights. Điểm đặc biệt của tính năng này là nó sẽ tự động tạo critical CSS. Bạn không cần phải làm thủ công như các plugin khác.
- Defer JS Loading: tải không đồng bộ file JS, khắc phục lỗi file JS chặn hiển thị nội dung trên Google PageSpeed Insights.
- CloudFlare Compatibility: hỗ trợ kết nối với tài khoản CloudFlare, giúp bạn xóa file cache trên CloudFlare một cách dễ dàng.
- CDN: hỗ trợ các dịch vụ CDN.
- DNS Prefetching: tìm nạp trước DNS, giảm thời gian phản hồi DNS của các domain ngoài (external domain).
- Mobile Detection: tự động phát hiện thiết bị di động, tối ưu cache cho thiết bị di động.
- Multisite Compatibility: tương thích với WordPress multi-site.
- eCommerce Friendly: hỗ trợ tốt các plugin thương mại điện tử, chẳng hạn như WooCommerce, Easy Digital Downloads…
- Multilingual Compatibility: tương thích với các plugin tạo website đa ngôn ngữ, chẳng hạn như WPML, Polylang…
- Import/ Export: xuất/ nhập dữ liệu thiết lập một cách dễ dàng.
Kết luận
WP Rocket có khả năng tối ưu tốc độ load web trên thực tế cũng như tăng điểm số Google PageSpeed Insights, GTmetrix và Pingdom rất tốt. Bởi vậy, nó luôn là sự lựa chọn hàng đầu của chúng tôi khi cung cấp dịch vụ tối ưu website WordPress cho khách hàng. Theo đánh giá của tôi, đây thực sự là một plugin rất đáng đồng tiền, bát gạo. WP Rocket chỉ hơi thua thiệt so với LiteSpeed Cache một chút về khoản hiệu năng thực tế (nhưng thường hơn về điểm số PageSpeed Insights) khi sử dụng trên web server LiteSpeed. Còn lại, nó có thể được xem là “ông vua” trên các web server Apache và NginX.
Bạn đã từng sử dụng plugin WP Rocket chưa? Bạn đánh giá thế nào về khả năng tối ưu tốc độ load của plugin này? Hãy cho chúng tôi biết quan điểm và ý kiến của bạn trong khung bình luận bên dưới.
Nếu bạn thích bài viết này, hãy theo dõi blog của tôi để thường xuyên cập nhật những bài viết hay nhất, mới nhất nhé. Cảm ơn rất nhiều. :)
TMình cũng xài litespeed cache ở azdigi. Nhưng phần redis cache thỉnh thoảng bị lỗi, hỗ trợ liên hệ thì họ kêu cài redis cache plugin riêng. Mình cũng cài riêng ra nhưng hai plugin xung đột, lúc được cái này thì mất cái kia. Hiện tại không biết dùng plugin cache nào nữa
Redis và Memcached không thực sự phù hợp với môi trường shared host đâu bạn, hay bị lỗi lắm. Mình khuyên bạn chỉ nên sử dụng Redis và Memcached với VPS hoặc server riêng thôi, còn với shared host thì tốt nhất là tắt đi.
Lscache với wp-rocket bác chọn ưu tiên cái nào hơn.
Host của mình là host LiteSpeed nên plugin LiteSpeed Cache luôn là lựa chọn hàng đầu nhé. Chỉ khi LiteSpeed Cache không tương thích thì mới tính tới những phương án khác thôi. :)
Wp-rocket được cái gọn dễ sử dụng hơn bác ạ
Đúng rồi bạn. WP Rocket phải thiết lập ít hơn LiteSpeed Cache. Nó phù hợp với người dùng mới hơn.
Xin chào, website của mình sao bị lỗi khi dùng wprocket với wpml.
Format website bị vỡ khi chuyển sang chế độ tiếng Anh.
Tiếng Việt thì bình thường.
Mong nhận được sự hỗ trợ.
Cảm ơn ạ
Cái này bạn liên hệ với nhân viên của WP Rocket để được hỗ trợ nhé.