WordPress – Ưu điểm và nhược điểm.
WordPress, không còn nghi ngờ gì nữa, là một trong những nền tảng blog phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Nó là một hệ thống quản lý nội dung (CMS) mà hầu hết các nhà thiết kế web lựa chọn, đánh giá là dễ dàng và thuận tiện trong sử dụng. Bạn thực sự không cần là một chuyên gia về ngôn ngữ lập trình để thiết kế và quản lý các trang web của mình dựa trên nền tảng WordPress.
Tuy nhiên, có nhiều đối thủ cạnh tranh trực tiếp với WordPress đang phát triển mạnh mẽ trong vài năm trở lại đây, với các tính năng mới đầy hứa hẹn. Vì vậy, chúng ta cần phải biết WordPress có những ưu điểm và nhược điểm gì? Và liệu WordPress có tiếp tục tự duy trì được vị thế của hệ thống quản lý nội dung tốt nhất hay không?
Ưu điểm của WordPress
Chúng ta hãy cùng điểm qua những lợi thế mà WordPress đang có để biến nó thành CMS tốt nhất hiện nay.
- WordPress cung cấp một nền tảng thân thiện với người dùng trong việc cài đặt, sử dụng và phát triển mà không cần biết quá nhiều kiến thức về PHP cũng như các ngôn ngữ lập trình khác.
- WordPress cung cấp hàng loạt các blog với bố cục khác nhau, nơi bạn có thể tùy chọn mọi thứ theo sở thích của mình.
- Các tùy chọn menu được cung cấp trong WordPress đơn giản và hiệu quả hơn nhiều so với hầu hết các CMS khác.
- Back-end mạnh mẽ của WordPress cho phép bạn nhanh chóng cập nhật bất kỳ nội dung nào của trang web của mình và thêm tất cả thông tin sau đó (nếu cần thiết).
- Bạn có thể dễ dàng chọn một giao diện cho blog của mình từ một số lượng không giới hạn các giao diện có sẵn dành cho WordPress.
- Đây là một lợi thế rất lớn, có một không hai – thư viện WordPress plugins phong phú có sẵn giúp làm cho công việc của bạn trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
- Lợi thế cộng đồng mà WordPress mang lại cho người dùng là vô cùng lớn, bạn có thể thưởng thức, học hỏi các mẹo vặt và thủ thuật dành cho WordPress từ những người khác.
- WordPress cung cấp cho bạn nhiều lợi thế về SEO (Search Engine Optimization) thông qua plugin, giúp nội dung của bạn có thứ hạng tốt hơn trên bảng kết quả tìm kiếm của các công cụ như Google.
Nhược điểm của WordPress
Giống như đồng tiền luôn luôn có 2 mặt sấp và ngửa, WordPress cũng có một số nhược điểm như sau:
- Vấn đề được nói đến nhiều nhất ở WordPress là bảo mật. WordPress rất phổ biến và cung cấp vô số các giao diện và plugins nên nó cũng là một mã nguồn dễ bị tổn thương. Ví dụ rõ ràng nhất có lẽ là “image scaling script” (timthumb) đã được cài đặt trên hàng triệu trang web WordPress thông qua giao diện và làm chúng “mở cửa” cho các công cụ hack tự động. Vì vậy, điều quan trọng là phải giữ cho phần cốt lõi của WordPress và tất cả các plugins được cập nhật mọi lúc mọi nơi.
- Các blog chuyên nghiệp với nhiều tác giả và biên tập viên nhận thấy rằng WordPress thiếu khả năng quản lý người dùng cơ bản và phân chia vai trò. Điều này có thể khắc phục thông qua các WordPress multisite plugins và phân chia vai trò quản lý, nhưng nó không thể tốt như khi sử dụng một CMS với các chức năng được tích hợp sẵn bên trong.
- WordPress cũng đã được báo cáo là có hiệu suất thấp trong việc xử lý các cơ sở dữ liệu dung lượng lớn và multisite.
- Rất nhiều WordPress themes và plugins miễn phí không được cập nhật và hỗ trợ, gây ra nhiều khó khăn trong việc giữ cho mọi thứ hoạt động ổn định khi nền tảng WordPress được cập nhật. Giải pháp đơn giản nhất cho điều này là dựa chủ yếu vào các plugins cao cấp.
Có nhiều điều hơn nữa mà tôi không thể liệt kê hết ở đây. Nếu bạn biết thêm các ưu điểm và nhược điểm nào khác của WordPress, hãy chia sẻ chúng với tôi bằng cách sử dụng khung bình luận bên dưới.
Nếu bạn thích bài viết này, hãy subscribe blog của tôi để thường xuyên cập nhật những bài viết hay nhất, mới nhất qua email nhé. Cảm ơn rất nhiều. :)
Vậy mình muốn phát triển 1 ứng dụng web cho riêng mình theo bạn mình nên sử dụng mã nguồn j?
Chần chừ gì nữa mà không chọn WordPress nhỉ? :)
Mình làm web băng WP xong,truy cập bằng google nó cảnh báo nguy hiểm, phải truy cập nâng cao và chấp nhận k an toàn mới vào web duoc.bạn chỉ mình cách khắc phục voi
Cài SSL (HTTPS) vào bạn. :P
Mình sử dụng worldpress để làm web truyện chữ
Khi database còn nhỏ tầm 4GB đổ lại thì tốc độ web bình thường – khi database phình ra hơn nữa thì có một số truyện cũ thì truy cập chậm – truyện mới bình thường.
Mỗi truyện phân ra nhiều chương ( từ 1000 -3000 chương tùy theo độ dài của truyện) .cho nên nếu đăng tầm 1k truyện thì số lượng chương lên đến hơn 1tr.
Wp căn bản có thể tư vấn thêm cho mình nếu đã tối ưu database và code theme rồi thì về VPS nên nâng cấp SSD hay ram , core để VPS chịu được lượng database ngày càng tăng không?
Cấu hình hiện tại là 4GB Ram 1 core 40GB SSD xài VPS ở Việt Nam- sử dụng VPSSIM để quản lý.
CPU 1 Core mà phải gánh 4GB database thì thực sự là quá sức đó bạn ạ. Bạn nên nâng cấp thêm CPU đi. Kết hợp với dọn dẹp database thường xuyên + sử dụng thêm các giải pháp cache database như Memcached hay Redis Cache xem sao. :)
Cảm ơn bạn đã tư vấn :).
Mình có thắc mắc này bạn có thể giải thích cho mình rõ thêm được không?:
Nếu database lớn – tầm 20-30Gb ( web truyện thì database bự thế này là hình thường ) thì nên chọn phương án sử dụng code nằm trên 1 VPS và database nằm ở VPS khác hay đặt cùng 1 VPS và nâng cấu hình thì tối ưu hơn.Ý mình là tối ưu về tốc độ của web .
Nếu ở 2 VPS khác nhau thì cấu hình con VPS nào quan trọng hơn? VPS chứa database hay chứa code.
Và đối với những web có database lớn thì ưu tiên core hay ram để nâng cấp ? Mình sử dụng ổ đĩa ssd thì dung lượng còn trống lớn thì tốc độ truy cập ghi dữ liệu càng cao phải không ?
Cảm ơn bạn :)
Nếu bạn muốn dùng 2 VPS để san tải thì 2 VPS đó phải nên được đặt ở gần nhau, chung server càng tốt. Vì nếu 2 VPS có khoảng cách (địa lý) quá xa thì tốc độ load sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Mình thấy bên Digital Ocean có mấy bài hướng dẫn về vấn đề này đấy. Bạn có thể tham khảo thêm. VPS chứa code thì chỉ cần dung lượng lưu trữ lớn thôi. Còn VPS chứa database thì cần cấu hình cao, đặc biệt là CPU. Mình nói thế chắc bạn hiểu. Dung lượng trống của ổ SSD là dung lượng trống của toàn ổ chứ không phải tính trong mấy chục GB của bạn. :P
cho mình hỏi cách cài http vào như thế nào cho trang web mình vậy ạ, web mình làm bằng wordPress
Ý bạn hỏi cài HTTP hay HTTPS nhỉ?
https đó anh ^^
Bạn cần phải cài SSL trên host trước, sau đó chuyển đổi giao thức HTTPS trên website. Bạn gõ từ khóa “HTTPS” lên khung tìm kiếm sẽ thấy hướng dẫn chi tiết. Mình đã viết khá nhiều bài về vấn đề này rồi.
dùng quen wordpress rồi thấy chán blogspot quá
Dùng quen WordPress.org rồi còn thấy WordPress.com chán nữa là BlogSpot. :P
Mình từng dùng blogspot, và chán ngay từ khoản tạo menu. Bỏ chỉ trong 1 tuần.
Dùng WordPress cũng được 2 năm rồi thấy cũng khá ổn. Hỗ trợ nhiều thứ nhưng có một nhược điểm là nó cắt ra nhiều ảnh quá khiến website hay bị nặng.
Trên wpcanban cũng có chia sẽ bài viết để ngăn chặn việc tạo ra nhiều ảnh đó bạn.
Mình dùng Wp một thời gian, thấy code tay còn đỡ, chứ dùng theme sẵn – đặc biệt là theme miễn phí thì đúng là mất công, tổ rước thêm bực mình vào người!
Dùng theme Astra, GeneratePress cũng được mà bạn!
WordPress nó tiện dụng bạn ạ. Mọi thứ đều có sẵn nên bất cứ ai cũng có thể làm được website cho riêng mình. :P