Làm thế nào để giảm bounce rate cho blog/ website của bạn?
Bạn là một blogger hay một webmaster? Điều đó không quan trọng. Bởi vì, tất cả các blogger và webmaster đều muốn có một tỷ lệ thoát (bounce rate) của blog/ website ở mức bình thường, thậm chí là càng thấp càng tốt. Tỉ lệ thoát có thể được theo dõi thông qua Google Analytics và một số dịch vụ theo dõi truy cập khác. Vậy tỉ lệ thoát là gì? Làm thế nào để tối ưu blog/ website của bạn nhằm giảm tỉ lệ thoát? Bài viết hôm nay sẽ đưa ra cho các bạn một số lời khuyên hữu ích để làm điều đó.
Tham khảo thêm:
- Bổ sung tùy chọn nofollow link vào trình soạn thảo WordPress
- Làm thế nào để mở tab mới khi bấm vào menu WordPress?
Bounce rate là gì?
Tỷ lệ thoát hay bounce rate là một trong những vấn đề quan trọng đối với các blog/ website. Về cơ bản nó sẽ cho bạn biết những gì khách hàng của bạn đã làm trong mỗi lần truy cập vào blog/ website. Khi họ chỉ truy cập duy nhất một trang và sau đó rời khỏi trước khi bấm vào trang thứ hai trên blog/ website của bạn, thì việc đó được tính là một “bounce”. Một hoạt động thoát khỏi blog/ website có thể xảy ra vì nhiều lý do khác nhau, bao gồm:
- Khách truy cập click vào nút “Back” (quay trở lại) trên trình duyệt.
- Khách truy cập đóng tab hoặc đóng trình duyệt.
- Khách truy cập click vào một trong các quảng cáo trên blog/ website của bạn.
- Khách truy cập click vào một trong các liên kết ra bên ngoài (external links).
- Khách truy cập sử dụng tính năng tìm kiếm ngay trên thanh địa chỉ của trình duyệt khi đang xem blog/ website của bạn.
- Khách truy cập gõ một URL mới trên thanh địa chỉ của trình duyệt.
Làm thế nào để giảm bounce rate?
1. Đừng bao giờ để blog/ website của bạn hoạt động trong sự hỗn loạn. Đừng làm cho nó quá lòe loẹt bằng cách sử dụng nhiều hiệu ứng CSS hay JS. Sử dụng quảng cáo một cách khôn ngoan và không nên chèn với số lượng quá nhiều. Đây thường là những vấn đề gây phiền nhiễu cho khách truy cập. Họ sẽ không ngần ngại bấm nút “back”, làm bounce rate của bạn tăng lên.
2. Dễ dàng điều hướng là yêu cầu thiết yếu cho một blog/ website. Điều này sẽ giúp cho site có một giao diện chuyên nghiệp, dễ sử dụng và lôi kéo khách truy cập ở lại lâu hơn.
3. Luôn luôn cố gắng cải thiện tốc độ load blog/ website. Nếu site của bạn mất quá nhiều thời gian để tải, khách truy cập sẽ mất dần kiên nhẫn, sẵn sàng bấm nút “back” để tìm kiếm phương án thay thế. Và họ có thể sẽ không bao giờ quay trở lại nữa.
4. Đừng bao giờ sử dụng các từ khoá không liên quan. Bởi vì khách truy cập sẽ không tìm thấy nội dung có liên quan đến thứ mà họ đang tìm kiếm. Họ sẽ “nổi giận” và ngay lập tức thoát khỏi site của bạn. Hãy cố gắng gắn thẻ meta (tag, category) một cách chính xác.
5. Điểm này rất quan trọng: hãy suy nghĩ xem tại sao mọi người ghé thăm blog/ website của bạn? Tất nhiên là họ truy cập để có được thông tin mà họ cần. Chúng ta gọi đó là nội dung. Vì vậy, bạn nên cẩn thận khi viết nội dung. Hãy cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin có liên quan để làm khách truy cập hài lòng. Nếu không, họ sẽ nhấn nút quay lại và tìm kiếm các trang web khác.
6. Một điểm quan trọng nữa là bạn phải tạo liên kết nội bộ với các từ khóa có liên quan. Bằng cách này, khách truy cập sẽ theo dõi các bài viết có liên quan trên blog/ website của bạn nhiều hơn. Nó có thể giúp tăng gấp đôi số lượt views và sẽ làm giảm tỷ lệ thoát. Thậm chí tỉ lệ click quảng cáo của bạn cũng có thể tăng lên.
7. Một số việc khác bạn nên làm: đặt widget bài viết liên quan (dưới các bài viết), danh sách bài viết mới nhất hoặc các bài viết phổ biến trên sidebar… Bạn cũng có thể tạo các cuộc thi, cuộc bình chọn để giữ người dùng ở lại lâu hơn.
8. Hãy cẩn thận khi sử dụng các liên kết ra bên ngoài (external links). Tốt nhất, bạn nên thiết lập để mở tab mới khi người dùng click vào external links.
9. Cuối cùng, hãy thường xuyên theo dõi dữ liệu Google Analytics.
Bạn có quan tâm đến tỉ lệ thoát của blog/ website? Bạn biết những lời khuyên hữu ích khác giúp giảm bounce rate? Hãy chia sẻ nó với chúng tôi trong khung bình luận bên dưới.
Nếu bạn thích bài viết này, hãy subscribe blog của tôi để thường xuyên cập nhật những bài viết hay nhất, mới nhất qua email nhé. Cảm ơn rất nhiều. :)
Giảm cái này là khó lắm nha bạn ! tùy thuộc vào thể loại của thông tin và người dùng, có thể họ chỉ xem qua rồi chuồn :D
Bác nói chuẩn. :D
Đó giờ không chú ý đến cái tỷ lệ thoát này, nhờ anh Hiếu mà biết, sau này có cái để kiểm tra rồi :D
Không hiểu sao cái comment của chú lọt vào mục Spam. :D Giờ anh mới check và lôi chú ra khỏi đó. :P
Bạn cho mình hỏi là google analitics thì sau bao lâu nó mới cập nhật tỷ lệ thoát trang 1 lần vậy.Mình mới add site mà không kiểm tra được.
mình vào alexa cũng không kiểm tra được site của mình. Bạn nào cho mình biết nguyên nhân với, thanks nhé!
Đây là site của mình : http://xuonggodaiphat.com
Tỉ lệ thoát của Google Analytics nó cập nhật theo thời gian thực mà. Add xong là xem được luôn. :P Còn Alexa thì mấy hôm nó mới cập nhật. Mà tỉ lệ thoát trên Alexa không chính xác đâu. :P
Bác Trung Hiếu xem cái Plugin này có thể áp dụng được không – Thấy cộng đồng đánh giá khá cao :) https://wordpress.org/plugins/reduce-bounce-rate/
Test thử là biết ngay thôi mà. :D Thử xem bounce rate trong Google Analytics nó có giảm thật không. :P
Có bác ak lúc hôm qua tỷ lệ thoát hàng 8 nhưng bây giờ xuống hàng 7 rồi :)
Thế thì cứ tiếp tục thử xem sao. :-D Nó có ảnh hưởng gì đến hiệu suất blog không? :-P
Để dùng một thời gian xem sao! Nếu có hiệu quả sẽ dùng tiếp :)
Chào bác có hiệu quả thật đấy! Website của mình lúc trước tỷ lệ thoát lên đến 82% cài cái này vô sau 2 ngày xuống còn 72% nè – Hay thật :)
Sợ bị thằng Google nó quy kết gian lận thì xác định. :P :D
Uhm cũng sợ vậy – Nói chung cứ dùng thử xem :) nó có giới thiệu về cơ chế hoạt động của plugin nhưng chưa hiểu rõ được bác trung hiếu xem có hiểu được tí nào về cơ chế hoạt động của em nó không :)
Chú cho a hỏi là tỷ lệ Bounce của 1 website khoảng bao nhiêu % thì tốt, bao nhiêu % thì cần phải chú ý để xem lại chất lượng web?
Trên 50% được xem là bounce rate cao. :)
Đổi logo liên tục nhỉ :D
Sẽ tiếp tục đổi nữa. Vẫn chưa hài lòng lắm. Đang cố gắng để định vị lại thương hiệu. Hehe. :P
Mình hỏi ngoài lề chút, mình sử dụng plugin wp-rocket mà giờ cái đánh dấu 5* giống như của bác phía trên nó không hoạt động được, người dùng nhấp vào không thấy có tác dụng gì, có cách nào xử lý không bác.
Nếu bạn có sử dụng tính năng nén, tối ưu CSS và JS của WP Rocket thì nên loại trừ các file JS và CSS của kk Star Ratings ra khỏi danh sách đi nhé. :P
Đã ok rồi nha bác, Tks bác
Bounce Rate 51.80% liệu có ổn ko bạn ơi?
Hơi cao một chút. Bạn nên cải thiện thêm. Tất nhiên là không phải theo cách chèn từ khóa vào form bình luận trên blog của mình. :P
Làm thế nào để add phần “tham khảo thêm” vào mỗi bài viết vậy Hiếu?
Cái này mình thêm thủ công. Nếu bạn muốn thêm tự động thì có thể tham khảo bài viết “Hiển thị bài viết liên quan ở bất cứ vị trí nào trong bài viết“. :P
Uh, cảm ơn Hiếu nha. Cho hỏi mình muốn thay đổi footter ở cuối trang giống như của Hiếu ( chỗ “Bản quyền ….”) thì làm ntn vậy?
Bạn tham khảo bài viết “Tổng hợp code giúp tùy biến Footer trong Genesis” nhé. :P
Phần này mà đưa vào widget thì tốt biết mấy :) :)
Genesis footer và footer widget là 2 phần khác nhau bạn ạ. Child theme nó ăn theo code của Genesis Framework nên mặc định như vậy. :P
Uh Hiếu. Tại chưa rành chỗ này.
Vậy trong bài viết đó mình xem phần “4. Tùy biến toàn bộ nội dung trong footer:” đúng k?.
Mình thường dùng code đầu tiên của mục 3. :P
Uh, cảm ơn nha Hiếu.
Mà mình góp ý chút được không? Các landing page có thể để nút về trang chủ ở đâu đó dc không? Khi vào rồi thì phải nhấn nút back mới về trang chủ được.
Cái này để mình nghiên cứu xem sao. Cảm ơn bạn đã góp ý. :P
Uh bạn. K có gì? Hiếu có thêm vào mình cũng được lợi mà hehe