Google SEO Tools: 7 Công cụ giúp cải thiện lưu lượng truy cập.
Có rất nhiều công cụ SEO, chúng có thể là miễn phí hoặc trả phí. Trước khi chi tiền cho bất kỳ công cụ SEO nào khác, hãy chắc chắn rằng bạn đã tận dụng hết những gì Google cung cấp thông qua các công cụ hỗ trợ SEO của họ. Hôm nay, tôi sẽ giới thiệu đến các bạn danh sách 7 công cụ hỗ trợ SEO hàng đầu của Google và những việc bạn có thể làm với chúng để cải thiện lưu lượng truy cập vào blog/website.
1. Google Webmaster Tools
Khi Google thu thập thông tin về blog/website của bạn để tiến hành lập chỉ mục các trang, họ sẽ không liên hệ với bạn để thông báo kết quả, nhưng Google đã tạo ra những kết quả có sẵn cho bạn trong các công cụ quản trị trang web (Google Webmaster Tools).
Nếu có bất kỳ lỗi hoặc các vấn đề về hiển thị xảy ra, việc giải quyết chúng là cực kỳ quan trọng. Nếu bạn không giải quyết kịp thời, chúng sẽ ảnh hưởng đến việc nội dung của bạn xuất hiện trong kết quả tìm kiếm.
Trong ví dụ sau đây, bạn sẽ thấy phần mô tả quá ngắn. Nó cũng cho thấy rằng không có lỗi xảy ra với thẻ tiêu đề (rất quan trọng đối với SEO). Hãy mở Webmaster Tools của bạn ra, xem kỹ lại phần này để xem bạn có mắc lỗi gì hay không?
Trong mục Lưu lượng tìm kiếm => Truy vấn tìm kiếm, bạn sẽ thấy một danh sách các từ khóa được sử dụng để tìm kiếm nội dung trên blog/website của bạn. Đây cũng là một mục rất quan trọng. Có một vài điều bạn cần phải xem xét kỹ ở đây:
- Có từ khóa không liên quan? – Nếu từ khóa không liên quan đến blog/website của bạn thì bạn cần phải điều tra lý do tại sao mọi người lại tìm kiếm blog/website của bạn bằng cách sử dụng các từ khóa này . Bạn có thể đã sử dụng các từ khóa này quá nhiều lần trong nội dung bài viết hoặc đã thêm chúng vào những quan trọng như tiêu đề bài viết/trang.
- Tỉ lệ click chuột vào kết quả tìm kiếm cho một số từ khóa quá thấp? – Đây có thể là do vị trí xuất hiện trong kết quả tìm kiếm hoặc cũng có thể do tiêu đề bài viết hoặc phần mô tả không đủ hấp dẫn để khuyến khích người dùng click vào nó.
Trong ví dụ sau đây bạn có thể thấy một số từ khóa có tỉ lệ click chuột khá cao trong khi một số lại có tỉ lệ tương đối thấp.
Một trong số đó là từ khóa “rpm là gì“. Tỷ lệ click chỉ là 2% . Vị trí trung bình là 9.0, như vậy, nó sẽ xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm đầu tiên nhưng tôi vẫn mong đợi một tỷ lệ click cao hơn.
Để đạt được một tỷ lệ click cao hơn, sau đây là 3 điều cần làm:
- Cải thiện, tối ưu hóa các bài viết – Có lẽ tôi đã không thêm từ khóa “rpm là gì” trong thẻ tiêu đề (quan trọng đối với Google).
- Cố gắng có được liên kết từ các trang web bên ngoài đến nội dung bài viết để cải thiện thứ hạng trên bảng kết quả tìm kiếm.
- Cải thiện phần mô tả để có nội dung hấp dẫn hơn.
Tham khảo thêm: 7 Cách sử dụng Google Webmaster để tăng lưu lượng truy cập.
2. Google Keyword Planner
Gần đây, Google đã cho Google Keyword Tool “nghỉ hưu” và thay thế nó bằng Google Keyword Planner.
Keyword Planner thực sự cần thiết cho việc nghiên cứu từ khóa của bạn. Quá trình nghiên cứu từ khóa giúp bạn xác định các từ khóa có liên quan mà bạn có thể chèn thêm vào trong bài viết để có được một số hoặc tất cả lưu lượng truy cập của từ khóa đó.
Dưới đây là một ví dụ về kết quả tìm kiếm cho “social media tools”. Khi bạn chọn từ khoá ý tưởng, bạn sẽ nhận được một danh sách các từ khóa tương tự.
Tham khảo thêm: Top 8 công cụ SEO dành cho blog bạn nên dùng.
3. Google Analytics
Google Analytics cung cấp một loạt các thông tin có thể giúp bạn trong việc tối ưu hóa blog/website. Ví dụ:
- Sức thu hút => Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm – Nếu bạn kết nối tài khoản Google Webmaster với Google Analytics, bạn có thể xem những dữ liệu SEO thường thấy trong Google Webmaster Tools. Ví dụ, bạn có thể thấy các từ khóa mang lại cho bạn lưu lượng truy cập, tỷ lệ chuyển đổi… Điều này thực sự hữu ích, như tôi đã nói trong phần Google Webmaster Tools của bài viết này.
- Hành vi => Nội dung trang web – Điều này sẽ cho bạn thấy những bài viết/trang đang nhận được lưu lượng truy cập nhiều nhất. Nếu biết những bài viết/trang thu hút người đọc, bạn có thể tạo ý tưởng về các bài viết mới xoay quanh những bài viết này. Nó sẽ giúp tăng lưu lượng truy cập. Bạn cũng có thể tối ưu hóa các bài viết mới dựa trên các từ khóa tương tự (nhưng không giống nhau).
- Tỉ lệ thoát (Bounce rate):
Bounce là khi một người nào đó truy cập một bài viết trên blog/website của bạn và sau đó rời khỏi mà xem thêm bất kỳ bài viết nào khác.
Có nhiều lý do có thể dẫn đến tỉ lệ thoát cao:
– Blog/website của bạn không có giao diện dành riêng cho thiết bị di động hoặc giao diện không có khả năng responsive nên tỷ lệ thoát cao trên các thiết bị di động.
– Nội dung không liên quan đến điều mà người dùng đang tìm kiếm vì vậy họ không muốn xem.
Tỉ lệ thoát có ý nghĩa rất lớn. Giảm tỉ lệ thoát sẽ dẫn đến việc tăng số lượt view và cũng có thể dẫn đến tăng số lượng khách truy cập.
4. Google Advanced Search Commands
Google Advanced search là một công cụ mạnh mẽ giúp bạn tìm thấy các nội dung cần thiết. Có nhiều cú pháp tìm kiếm khác nhau mà bạn có thể sử dụng để tìm các kết quả có liên quan.
Dưới đây là 3 ví dụ về cách bạn có thể sử dụng thuật toán tìm kiếm nâng cao của Google để giúp ích cho SEO.
- site: <domain>
Cú pháp này sẽ cho bạn một danh sách các bài viết/trang được Google lập chỉ mục của một blog/website . Đây có thể là blog/website của bạn hoặc của đối thủ cạnh tranh. Nó cho bạn biết các tiêu đề bài viết và phần mô tả nội dung của các đối thủ cạnh tranh. Điều này có thể giúp bạn xác định các vấn đề mà chúng mắc phải (ví dụ như lặp lại tiêu đề) hoặc đơn thuần là cung cấp cho bạn những ý tưởng về các từ khóa mà bạn cần nghiên cứu.
- allinurl: <kewyords>
Cú pháp này giúp tìm kiếm các blog/website có từ khóa nằm trong địa chỉ (domain).
Nếu bạn đang tìm kiếm liên kết từ các trang web bên ngoài, hãy suy nghĩ về các loại blog/website có thể liên kết với bạn. Ví dụ, họ có một trang tài nguyên (resources) liên kết đến một số blog/website. Bạn có thể tiếp cận để thuyết phục họ thêm bạn vào trang tài nguyên. Nếu bạn đang tìm kiếm các trang web về tư vấn kinh doanh bạn có thể gõ một cái gì đó như: “tư vấn kinh doanh allinurl: tư vấn kinh doanh”.
- link: <website name>
Điều này giúp tìm kiếm các trang web liên kết đến trang web được nêu trong cú pháp. Hiểu biết về việc các trang web khác liên kết đến trang web của đối thủ cạnh tranh có thể giúp bạn xác định các cơ hội để có được các liên kết tương tự.
5. Google Trends
Nếu bạn có kế hoạch để tối ưu hóa nội dung của bạn dựa trên một nhóm các từ khóa và muốn biết xu hướng tìm kiếm cho các từ khóa này sẽ tăng lên hay giảm xuống, bạn có thể sử dụng Google Trends.
Trong Google Trends, bạn có thể nhập từ khóa của bạn và sau đó xem một đồ thị theo thời gian. Bạn sẽ thấy xu hướng tìm kiếm từ khóa “social media marketing” tăng rất nhiều trong những năm qua.
Nếu các từ khóa đặc biệt liên quan đến một khu vực địa lý cụ thể, bạn có thể muốn đi sâu tìm hiểu các thông tin này.
6. Google PageSpeed Insights
Google cung cấp sẵn một công cụ miễn phí để kiểm tra tốc độ blog/website của bạn và đưa ra gợi ý giúp cải thiện tốc độ load ở cả trên máy tính và trên các thiết bị di động. Bạn nên chú ý đến điều này.
Một trong những yếu tố ảnh hưởng nhiều đến thứ hạng của một trang web là tốc độ load. Mặc dù đây chỉ là những đánh giá dựa trên quan điểm của Google nhưng nó cũng không kém quan trọng đối với khách truy của bạn.
7. Google Alerts
Để luôn nắm bắt được các cơ hội xây dựng liên kết, bạn có thể thiết lập Google Alert. Nhập vào từ khóa và khi các từ khóa được đề cập đến trên internet, Google sẽ gửi cho bạn một email.
Hãy tưởng tượng bạn đã viết một bài về “đào tạo truyền thông mạng xã hội”. Có lẽ bạn muốn mọi người tìm kiếm về “đào tạo truyền thông mạng xã hội” khi bạn đăng tải nội dung bài viết này. Điều này có thể dẫn đến những cơ hội tiềm năng, nơi mọi người có thể liên kết với bạn.
Google SEO Tools cung cấp cho bạn một số chức năng miễn phí tuyệt vời, có thể giúp ích cho SEO. Bạn đang sử dụng những công cụ này? Bạn đã sử dụng chúng ra sao? Hãy cho chúng tôi biết trong các bình luận bên dưới.
Và nếu bạn thích bài viết này, hãy subscribe blog của tôi để thường xuyên cập nhật những bài viết hay nhất, mới nhất qua email nhé. Cảm ơn rất nhiều. :)
Anh cho em hỏi vì sao dạo gần đây em submit link lên Google thì đều chỉ nhận được trạng thái là “một phần” hoặc “tạm thời không thể kết nối được” trong khi trước đây thì đều báo trạng thái gửi URL là “hoàn tất” ạ.
Nhờ anh xem giúp em website của em có bị lỗi gì khiến Bot của Google không đọc được không ạ vì em không chỉnh sửa website gì nhiều mà chỉ thỉnh thoảng đăng bài viết mới. Website của em là https://philconnect.edu.vn/
Tìm nạp “một phần” là trạng thái bình thường. Còn nếu trạng thái “tạm thời không thể kết nối được” diễn ra liên tục, lặp lại nhiều lần thì nên kiểm tra lại host. Có thể kết nối giữa server của host và server của Google gặp vấn đề.
Cảm ơn vì bài viết của anh. Em cũng gặp vấn đề về thứ hạng website và tỉ lệ click. Có vài từ khóa có vị trí trung bình là 5, 6 vậy mà tỉ lệ click chỉ khoản 10%. Vẫn đang có gắng khắc phục nhưng xem ra chưa có hiệu quả.
Muốn tăng tỉ lệ click thì bạn phải làm cho kết quả tìm kiếm trở nên thu hút hơn, chẳng hạn như sử dụng breadcrumb và star ratings, giống như cách mà blog của mình đang làm. :)
Em dùng WP là website bán hàng, đã sử dụng breadcrumb. Còn cái star rating thì chưa tìm hiểu. Để xem sao. Cảm ơn anh.
Nếu cần bạn có thể tham khảo thêm bài viết này: https://wpcanban.com/wordpress/thu-thuat-wordpress/huong-dan-cai-dat-va-su-dung-plugin-kk-star-ratings.html :P
Cài đặt 2 cái anh bảo có khó k anh ?
kk Star Ratings cài rất dễ bạn nhé. Còn breadcrumbs thì tùy vào từng theme. Các plugin SEO cũng thường hỗ trợ sẵn tính năng này.
a Hiếu ơi xóa hộ e cm của e được k ạ ! E cảm ơn
Cám ơn anh, bài đăng rất hữu ích
Không liên quan nhưng hình như web của bạn bị lỗi CloudFlare rồi. :P
Bài viết có nghiên cứu nên rất chi là chất
Bỏ qua số lượng. Ưu tiên chất lượng nên mỗi ngày chỉ đăng một vài bài. :P
Những công cụ của Google rất đầy đủ cho dân SEO và đặc biệt là luôn miễn phí. Chịu khó nghiên cứu và thực hiện thì sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian.
Mình cũng chỉ sử dụng SEO Tools của Google là chủ yếu. :)