Hướng dẫn đổi tên miền không mất thứ hạng tìm kiếm (giữ nguyên kết quả SEO).
Một ngày đẹp trời bạn chợt nhận ra tên miền của website không phù hợp với sản phẩm mà bạn đang kinh doanh hay lĩnh vực mà bạn đang hoạt động? Tên miền của bạn quá dài, khó nhớ và dễ gây ra sự nhầm lẫn cho người dùng? Đây là lúc để nghĩ tới việc đổi tên miền. Bản thân WP Căn bản cũng đã từng đổi tên miền từ ebooksvn.com sang wpcanban.com. Vậy chúng tôi đã làm thế nào để quá trình chuyển đổi diễn ra nhanh chóng, ít gây ảnh hưởng tới thứ hạng tìm kiếm? Ngay sau đây là hướng dẫn chi tiết nhất giúp các bạn có thể tự làm điều đó mà không cần bỏ tiền thuê dịch vụ của bên thứ ba.
Tham khảo thêm:
- Chuyển từ HTTP sang HTTPS không bị mất thứ hạng tìm kiếm
- Làm thế nào để chọn một domain tốt cho blog/ website?
Đổi tên miền không mất thứ hạng tìm kiếm
Trước khi tiến hành, các bạn phải đảm bảo tên miền mới đã được trỏ về host thành công.
Clone dữ liệu website
Video hướng dẫn chi tiết:
1. Đầu tiên, các bạn cần phải cài đặt và kích hoạt plugin Duplicator (download).
2. Truy cập Duplicator => Packages và click vào nút Create New.
3. Click tiếp vào nút Next.
4. Tick vào mục Yes. Continue with the build process! (nếu có) rồi click vào nút Build.
5. Chờ quá trình hoàn tất, các bạn sẽ nhận được 2 file là Installer và Archive. Click để download 2 file này về máy tính.
6. Upload 2 file này lên thư mục gốc của tên miền mới trên host.
7. Truy cập đường link https://tenmienmoi.com/installer.php
với tenmienmoi.com
là tên miền của bạn. Chờ file giải nén, các bạn sẽ nhận được kết quả trông như thế này.
Tick vào mục I have read and accept all terms & notices rồi click vào nút Next.
8. Tạo database, database user => phân quyền truy cập database cho database user. Nếu bạn chưa biết cách làm, vui lòng tham khảo bước 8 đến 11 trong bài viết “Hướng dẫn cài đặt WordPress trên hosting có cPanel“.
Sau khi làm xong, điền các thông tin tương ứng vào biểu mẫu rồi click nút Test Database. Nếu đạt yêu cầu, các bạn sẽ có thể click vào nút Next để chuyển qua bước tiếp theo.
9. Click tiếp vào nút Next.
10. Một khung thông báo sẽ hiện lên, hãy click vào nút OK để xác nhận.
11. Chờ quá trình cài đặt hoàn tất, các bạn sã nhận được kết quả trông như thế này.
Click nút Admin Login để tiến hành đăng nhập vào website (đã được đổi tên miền).
12. Plugin Duplicator sẽ tự động xóa bỏ các file dữ liệu clone.
Các bạn cũng có thể truy cập Plugins => Installed Plugins và xóa luôn plugin này. Quá trình clone dữ liệu từ tên miền cũ sang tên miền mới xem như đã hoàn tất.
Redirect 301 từ tên miền cũ sang tên miền mới
Giờ đây, các bạn đã có thể xóa dữ liệu (file và database) của tên miền cũ. Truy cập thư mục gốc trên host của tên miền cũ, tạo 1 file .htaccess
với nội dung như sau:
#Options +FollowSymLinks | |
RewriteEngine on | |
RewriteRule ^(.*)$ https://tenmienmoi.com/$1 [R=301,L] |
Nhớ thay https://tenmienmoi.com
bằng tên miền mới của bạn.
Thử truy cập 1 link bất kỳ trên tên miền cũ và kiểm tra xem nó đã redirect về link tương ứng trên tên miền mới hay chưa? Nếu rồi thì có nghĩa là bạn đã redirect 301 từ tên miền cũ sang tên miền mới thành công.
Khai báo việc thay đổi tên miền với Google Search Console
1. Truy cập tài khoản Google Search Console của bạn và tiến hành khai báo tên miền mới. Nhập tên miền mới vào mục Miền rồi click nút Tiếp tục.
2. Google sẽ yêu cầu bạn xác minh quyền sở hữu tên miền bằng bảng ghi DNS.
Tạo 1 record TXT với nội dung được Google cung cấp trong trang quản trị DNS của tên miền mới.
Sau khi tạo xong, click vào nút Xác minh. Nếu thành công, các bạn sẽ nhận được thông báo giống như hình bên dưới.
Click vào nút Chuyển đến sản phẩm.
3. Tương tự như đối với tên miền cũ trước đó, các bạn cũng cần phải khai báo sơ đồ trang web (sitemap) cho Google. Truy cập Sơ đồ trang web => Nhập URL của XML Sitemaps vào khung Thêm sơ đồ trang web mới rồi click nút Gửi.
Sau khi gửi thành công, các bạn sẽ thấy nó hiển thị trong danh sách bên dưới.
4. Quay lại phần quản trị Search Console dành cho tên miền cũ. Truy cập Cài đặt => Xác minh quyền sở hữu => Xác minh lại quyền sở hữu tên miền cũ của bạn bằng phương thức “Nhà cung cấp tên miền” nếu trước đó bạn xác minh bằng phương thức khác. Cách làm hoàn toàn tương tự như đối với tên miền mới mà tôi vừa hướng dẫn ở trên.
5. Truy cập Cài đặt => Thay đổi địa chỉ.
6. Lựa chọn tên miền mới của bạn rồi click nút Xác thực và cập nhật.
7. Click tiếp vào nút Xác nhận di chuyển.
8. Sau khi hoàn tất, các bạn sẽ nhận được kết quả trông như thế này.
Google sẽ từ từ cập nhật tên miền mới lên kết quả tìm kiếm. Quá trình này có thể kéo dài vài ngày, vài tuần, vài tháng… tùy vào tốc độ index của Google Bots và lượng dữ liệu của website.
Cập nhật URL trong Google Analytics
Nếu website của bạn đang sử dụng Google Analytics để theo dõi lưu lượng truy cập thì đừng quên vào Quản trị => Thuộc tính => Cài đặt thuộc tính => URL mặc định và cập nhật lại tên miền cho chính xác nhé.
Đơn giản vậy thôi, chúc các bạn thành công!
Một vài lưu ý
Sau khi đổi tên miền, các bạn cần phải chú ý một số vấn đề như sau:
- Thường xuyên cập nhật nội dung cho website để Google Bots thường trực trên website của bạn => tăng tốc độ index và chuyển đổi.
- Duy trì hoạt động của tên miền cũ ít nhất cho đến khi tất cả kết quả tìm kiếm đã được chuyển sang cho tên miền mới. Tất nhiên, nếu có điều kiện về tài chính, bạn nên duy trì việc này vĩnh viễn. Bởi vì nếu tên miền cũ hết hạn hoặc không còn thuộc sở hữu của bạn => không thể redirect 301 từ link cũ sang link mới => bạn sẽ mất backlinks và khách truy cập.
Bạn đã từng đổi tên miền cho website của mình chưa? Bạn đã làm cách nào để việc đổi tên miền không ảnh hưởng đến thứ hạng tìm kiếm? Đừng quên chia sẻ những kinh nghiệm quý báu của bạn với chúng tôi bằng cách sử dụng khung bình luận bên dưới.
Nếu bạn thích bài viết này, hãy subscribe blog của tôi để thường xuyên cập nhật những bài viết hay nhất, mới nhất qua email nhé. Cảm ơn rất nhiều. :)
Bài viết này thiếu đoạn code htacess để chuyển hướng toàn bộ url cũ sang url mới bác ơi? Không biết bác xoá hay là như thế nào ạ?
Bạn check lại xem nhé. Có vẻ server của GitHub vừa gặp chút vấn đề nên không load được code.
Đoạn code htacess đó áp dụng tất cả là đc à bác? Sao thấy đoạn code khác có cả www ở dòng bên dưới vào domain cũ nữa cơ mà bác?
Nếu bạn trỏ tên miền bằng IP đúng cách thì chỉ cần dùng đoạn code như trong bài viết là ok.
Khi chuyển tên miền cũ phải duy trì bao lâu bạn nhỉ, với khi bỏ trang cũ đi thì sức mạnh của những backlink cũ ở tên miền cũ còn giá trị không
Nếu có điều kiện thì nên duy trì song song bạn nhé. Tùy vào từng trang web nên không có thời gian nào củ thể. Ít nhất nên duy trì thêm 1 năm.
mà cho mình hỏi là website của mình đang http gio mình chuyển sang https backlink có bi mất sức mạnh không, thứ hạng có còn không
Nếu bạn thiết lập redirect 301 từ HTTP sang HTTPS chuẩn thì sao mà mất được. Tham khảo bài viết “Chuyển từ HTTP sang HTTPS không bị mất thứ hạng tìm kiếm” nhé.
Cảm ơn anh Hiếu, bài viết chi tiết và dễ hiểu
Bữa đang dùng web cũ để url tag là tags.
Lúc chuyển qua host mới quên mất không chỉnh trong phần cài đặt nên url bị google index là tag.
Có cách nào tự chuyển url tag thành tags ko bác nhỉ. Xoá hết url index tag cũ nhiều quá
Cách này vô cùng hữu dụng nhưng cơ bản là nó sẽ giúp website ko bị cốc cốc bao nhiêu công sức chứ thứ hạng vẫn sẽ bị ảnh hưởng phần nào.
thông tin rất hữu ích. cảm ơn!
Cái này phải giữ lại cả host và tên miên cũ mới redirect phải không anh?
Phải giữ tên miền cũ bạn nhé. Và đảm bảo file .htaccess hoạt động bình thường, nghĩa là tên miền cũ phải được add vào một cái host nào đó có hỗ trợ file .htaccess.
Do domain của mình đã hết hạn nhưng host vẫn còn, bây giờ làm thế nào để truy cập vào Dashboard được nhỉ? mình đã gõ IP/wp-admin và một vài link không được.
Trừ khi host của bạn dùng dedicated IP chứ shared IP thì làm sao truy cập được kiểu đó. Đấy là chưa kể bạn phải đổi cả link trong table options của database nữa. :P Kiếm 1 cái tên miền nào đó (miễn phí cũng được) thêm vào host đi, xong move source sang thư mục của tên miền mới => đổi URL trong database là truy cập được.
Mình đã đổi url trong database phpmyadmin, nhưng chỉ truy cập được trang chủ, khi truy cập vào các post thì báo lỗi 404, cũng không thể truy cập được trang login dashboard. Bạn có cách nào khắc phục không giúp mình với
Bạn dùng tên miền khác hay là dùng IP thế?
mình dùng tên miền khác bạn ạ
domain: beta.tinhocexperts.com.
Bạn thử reset file .htaccess về mặc định của WordPress xem sao.
Mình chỉ muốn chuyển các bài viết từ web cũ sang web mới cộng với giữ lại backlink còn giao diện sẽ đổi thì có cách nào kog bạn
Nếu bạn đổi tên miền thì làm theo hướng dẫn bên trên nhé. Còn nếu đổi cả theme thì nguy cơ rớt hạng hơi cao. Bởi vì đổi theme => đổi cấu trúc dữ liệu của website => Google sẽ index lại từ đầu và thứ hạng mới sẽ phụ thuộc nhiều vào chất lượng của theme mới.
ah mình cũng không cần lắm vì trang của mình là trang báo chỉ cần giữ lại bài viết thôi,chứ mất bài viết thì nguy to
Bác ơi cho mình hỏi tí là mình có site A và site B, đang hoặt động, giờ minh muốn redirect 301 siteA–>siteB kiểu như là gộp 2 site lại, thì dùng cách bạn hướng dẫn có được không nhỉ, và mình thấy có 1 bạn comment ở dưới là gộp site kiểu này sẽ bị google phạt phải không nhỉ?
Google nào cấm gộp 2 site thành 1 vậy? :P
Ah không phải mình nói là google cấm gộp. mà ý là: có bạn nói rằng google phạt cách gộp 2 site đang hoặt động song song, vì sợ trường hợp mình mua PNB để gộp lại nhằm ăn gian
Với lại cho mình hỏi là 2 site đang hoặt động và có đều có dữ liệu nội dung thì có dùng cách của bác để giữ nguyên nội dung không bác?
Theo mình thì không có vấn đề gì cả. :)