Hướng dẫn clone website WordPress (sao chép mã nguồn WordPres) một cách đơn giản.
Nếu bạn đang có nhu cầu thay đổi tên miền cho website WordPress hoặc nhân bản mã nguồn WordPress từ tên miền này sang tên miền khác (để đỡ mất công cài đặt lại) thì bài viết này là dành cho bạn. Với sự trợ giúp của một plugin có tên là Duplicator, mọi việc sẽ trở nên dễ dàng, kể cả khi bạn không có nhiều kiến thức chuyên sâu về WordPress. Quên đi những nỗi lo về việc làm lỗi mã nguồn, ngay sau đây là hướng dẫn chi tiết.
Tham khảo thêm:
- Hướng dẫn đổi tên miền không mất thứ hạng tìm kiếm
- Chuyển host cho website WordPress bằng cách thủ công
Tại sao bạn nên sử dụng plugin Duplicator?
Sở dĩ tôi thường xuyên sử dụng plugin Duplicator để clone website WordPress cho khách hàng, bởi vì nó:
- Hoàn toàn miễn phí (đối với các website có dung lượng mã nguồn vừa phải).
- Tương đối dễ sử dụng.
- Hỗ trợ clone mã nguồn rất hiệu quả, tự động thay đổi URL theo tên miền mới trong database.
Tuy nhiên, plugin Duplicator cũng có một vài điểm hạn chế:
- Plugin sẽ báo lỗi nếu website mà bạn clone có dung lượng quá lớn (thường là trên 500MB), yêu cầu phải nâng cấp lên Duplicator Pro (trả phí).
- Plugin sẽ tự động reset file
.htaccess
trong thư mục gốc của WordPress (tên miền mới) về trạng thái mặc định. Do đó, các bạn sẽ phải chèn lại code tùy biến trong file.htaccess
(nếu có) sau khi hoàn tất việc clone.
Clone website WordPress bằng plugin Duplicator
1. Đầu tiên, các bạn cần phải cài đặt và kích hoạt plugin Duplicator (download) trên website của tên miền gốc (tên miền cũ).
2. Truy cập Duplicator => Packages và click vào nút Create New.
3. Click tiếp vào nút Next.
4. Tick vào mục Yes. Continue with the build process! (nếu có) rồi click vào nút Build.
5. Chờ quá trình hoàn tất, các bạn sẽ nhận được 2 file là Installer và Archive. Click để download 2 file này về máy tính.
6. Upload 2 file này lên thư mục gốc của tên miền mới trên host.
7. Truy cập đường link https://tenmienmoi.com/installer.php
với tenmienmoi.com
là tên miền của bạn. Chờ file giải nén, các bạn sẽ nhận được kết quả trông như thế này.
Tick vào mục I have read and accept all terms & notices rồi click vào nút Next.
8. Tạo database, database user và phân quyền truy cập database cho database user. Nếu bạn chưa biết cách làm, vui lòng tham khảo bước 8 đến 11 trong bài viết: Hướng dẫn cài đặt WordPress trên hosting có cPanel.
Sau khi làm xong, điền các thông tin tương ứng vào biểu mẫu rồi click nút Test Database. Nếu đạt yêu cầu, các bạn sẽ có thể click vào nút Next để chuyển qua bước tiếp theo.
9. Click tiếp vào nút Next.
10. Một khung thông báo sẽ hiện lên, hãy click vào nút OK để xác nhận.
11. Chờ quá trình cài đặt hoàn tất, các bạn sã nhận được kết quả trông như thế này.
Click nút Admin Login để tiến hành đăng nhập vào website mới (đã được đổi tên miền). Sử dụng thông tin đăng nhập giống như trên website cũ.
12. Plugin Duplicator sẽ tự động xóa bỏ các file dữ liệu clone.
Các bạn cũng có thể truy cập Plugins => Installed Plugins và xóa luôn plugin này. Quá trình clone dữ liệu từ tên miền cũ sang tên miền mới xem như đã hoàn tất. Thật đơn giản phải không nào? Chúc các bạn thành công!
Bạn thường dùng cách nào để clone website WordPress sang tên miền khác? Đừng quên chia sẻ nó với chúng tôi thông qua khung bình luận bên dưới.
Nếu bạn thích bài viết này, hãy theo dõi blog của tôi để thường xuyên cập nhật những bài viết hay nhất, mới nhất nhé. Cảm ơn rất nhiều. :)
Plugin Duplicator này có khá nhiều lỗi đó bạn. Mình thường dùng all in one importer thay vì thằng này.
Lỗi gì thế bác? Em dùng bao nhiêu năm nay có thấy lỗi gì đâu? Chuyển cả nghìn cái web bằng plugin này rồi. :)
Thằng Duplicator nó hay bị lỗi phần tương thích với PHP ấy. Bác chuyển qua All in one đi. kiểu gì bác cũng mê hơn thằng này đó.
À. Cái đó lúc bác cài có mục check để bỏ qua test tương thích PHP mà. Em không nhớ rõ tên của nó là gì. :D
Step 2 of 4: Install Database bác chọn Apply legacy collation fallback support for unknown collations types trong phần Options là nó sẽ bỏ qua lỗi tương thích PHP nhé. :P
Ok bác. Nay em chuyển hẳn qua aio rồi. Xài ngon lắm bác
Ý bác là All-in-One WP Migration phải không? Plugin đó em từng có bài viết giới thiệu rồi: Chuyển host cho website WordPress một cách dễ dàng