Làm thế nào để chọn một domain tốt cho blog/ website của bạn?
Tên miền (domain) là địa chỉ truy cập trực tuyến của blog/ website. Lựa chọn và đăng ký một tên miền tốt là bước đầu tiên trên con đường dẫn tới sự thành công. Do đó lựa chọn một tên miền phù hợp là việc rất quan trọng đối với blog/ website của bạn. Tôi đã từng sai trong việc lựa chọn tên miền. Trên thực tế nó không phải là một sai lầm, đó là sự lựa chọn lĩnh vực không phù hợp.
Tôi bắt đầu xây dựng blog của mình để chia sẻ tài liệu về các môn học ở trường với bạn bè. Và tôi đã chọn ebooksvn.com. Trong thời gian đó, tôi biết thêm nhiều điều mới về SEO, WordPress, AdSense… Tôi bắt đầu viết bài để chia sẻ những kiến thức mà tôi đã tích lũy được hàng ngày. Chẳng bao lâu sau, tôi nhận ra blog của mình có liên quan đến nhiều đến thủ thuật WordPress và kiếm tiền online, chứ không phải là chia sẻ tài liệu về các môn học. Tôi đã xóa hết những bài viết không phù hợp, chuyển hẳn sang mảng WordPress và kiếm tiền online, như các bạn đang thấy bây giờ. Tôi cũng đã đổi tên miền của blog từ ebooksvn.com sang wpcanban.com.
Tham khảo thêm:
- Nên chọn host Việt Nam hay host nước ngoài cho WordPress?
- Chọn shared host hay VPS cho người dùng WordPress phổ thông?
Cách chọn một domain tốt cho blog/ website
Tôi không muốn các blogger khác cũng lặp lại những sai lầm như tôi. Việc lựa chọn tên miền cũng giống như đặt tên cho một đứa trẻ mới ra đời, cần phải cân nhắc kỹ lưỡng. Hôm nay tôi sẽ chia sẻ một số lời khuyên hữu ích giúp bạn chọn một domain tốt cho blog/ website của mình.
1. Chọn 10 từ khóa hàng đầu
Chọn ít nhất 10 từ khóa hàng đầu (được tìm kiếm nhiều trên Google) có liên quan đến lĩnh vực của bạn. Một khi bạn đã chọn được từ khóa chính, hãy thêm hậu tố & tiền tố để tạo ra cái tên tốt nhất. Ví dụ, nếu blog/ website của bạn có liên quan đến blogging (viết blog) thì bạn có thể sử dụng my (của tôi) như một tiền tố và tips (thủ thuật) như một hậu tố. Khi đó, bạn sẽ có mybloggingtips (thủ thuật viết blog của tôi). Tuy nhiên, sẽ rất khó khăn để tìm ra tên miền tốt có sẵn, bởi vì nó nhiều khả năng đã bị người khác đăng ký. Bạn có thể sẽ cần sự giúp đỡ từ các dịch vụ như bustaname để tìm ra cái tên thích hợp nhất.
2. Chọn tên miền .com hoặc .net
Nếu bạn muốn xây dựng một blog/ website có lưu lượng truy cập cao, có thương hiệu mang tầm quốc tế… thì điều quan trọng là phải chọn đuôi tên miền phổ biến và quen thuộc nhất đối với người dùng. Tôi tin .com (dot com) là đuôi tên miền quốc tế phổ biến nhất hiện nay. Vì vậy, hãy cố gắng đăng ký tên miền .com, hoặc ít nhất là .net (trong trường hợp .com đã bị đăng ký mất).
3. Dễ nhớ
Hãy lựa chọn một tên miền dễ nhớ. Bởi vì một khi độc giả nhận thấy blog/ website của bạn hữu ích, họ có thể sẽ truy cập lại một hoặc nhiều lần nữa. Nếu tên miền của bạn khó nhớ, bạn sẽ vô tình làm mất đi nguồn khách truy cập trực tiếp (direct). Đừng đặt tên miền của bạn là tiếng Anh nếu đối tượng mà bạn hướng đến là người Việt.
Ví dụ, hãy thử nhìn vào tên miền của tôi – wpcanban.com (WP căn bản hay WordPress căn bản). Nó khá ngắn gọn và dễ nhớ phải không nào? Một điều quan trọng mà bạn cần lưu ý nữa là chính tả. Không sử dụng những từ có thể tạo ra sự nhầm lẫn trong lúc gõ bàn phím.
4. Liên tưởng từ tên miền
Khi ai đó nghe về tên miền của bạn, nó cần phải tạo được sự liên tưởng đến nội dung của blog/ website. Đó là lý do tại sao blog của tôi có tên miền là wpcanban.com – tôi chia sẻ các vấn đề căn bản liên quan đến WordPress.
Điều quan trọng là tên miền phải mô tả được lĩnh vực hoạt động của bạn (trong tên miền nên chứa từ khóa mà bạn muốn SEO). Nhiều blogger mới bắt đầu thường chọn cho blog/ website của họ những cái tên kiểu như blogtips, techiblog, bloggerstricks… Nhưng bạn sẽ tìm thấy hàng ngàn cái tên tương tự như thế trên mạng. Vì vậy, tôi khuyên bạn nên chọn một cái gì đó độc đáo mà có thể sẽ là thương hiệu của riêng bạn trong tương lai.
5. Tránh vi phạm bản quyền thương hiệu
Trước khi chọn một tên miền mới, hãy chắc chắn rằng bạn không vi phạm các chính sách về bản quyền thương hiệu. Ví dụ, bạn sẽ không được phép sử dụng một miền có từ wordpress vì WordPress không cho phép điều đó. Nhưng bạn hoàn toàn có thể sử dụng wp (viết tắt của WordPress) trên tên miền của mình.
6. Tránh dấu gạch nối
Không sử dụng dấu gạch nối (-) trên tên miền của bạn. Bởi vì dấu gạch nối trên tên miền có thể gây nhầm lẫn và bạn sẽ mất khách truy cập. Hơn nữa, bạn có thể nhận thấy rằng không có bất cứ blog/ website nổi tiếng nào có dấu gạch nối trên tên miền của họ. Tuy nhiên, sử dụng dấu gạch nối là một ý tưởng tốt nếu tên miền của bạn là một cái gì đó tương như penisland.com, nó cần được viết thành pen-island.com.
Trên đây là một số lời khuyên mà tôi cho là hữu ích trong việc chọn tên miền. Nếu bạn phát hiện ra còn điều gì thiếu sót, đừng quên chia sẻ nó với chúng tôi trong khung bình luận bên dưới.
Nếu bạn thích bài viết này, hãy subscribe blog của tôi để thường xuyên cập nhật những bài viết hay nhất, mới nhất qua email nhé. Cảm ơn rất nhiều. :)
Đúng vậy.. Phát triển Website phải có tên miền đẹp, ngắn và dễ nhớ..
Tuy website của em là Web nhỏ thôi, chỉ hơn 30k view/ngày..
Nhưng em đã mua tất cả các tên miền liên quan bao gồm:
.com .net .info .me .club .top .xyz .online .site
Có điều kiện kinh tế thì đúng là nên mua hết các đuôi tên miền để bảo vệ thương hiệu. :D
Mua tên miền theo từ khóa chính cần SEO nó có nhiều cái lợi. Và mau ăn site link hơn. Coccoc nó cũng ưu ái hơn nữa. Bởi vậy mình dùng tên miền của mình và cảm nhận được nó vượt qua đối thủ rất nhanh, dù họ có website cách mình vài năm
Tiêu chí của lựa chọn tên miền thương hiệu của mình, ngắn gọn dễ nhớ, như vậy người dùng sẽ nhớ đến địa chỉ web của mình!
Bản thân mình không quan trọng lăm về domain ngoài vài yếu tố như bạn nói, mình ko thích từ khóa bằng thương hiệu ngắn, dễ nhỡ và khó gây nhầm lẫn. À thẳng 1 đường nữa
Còn chấm cái gì không quan trọng…MÌnh mua tên xyz mà vẫn top đẹp
Tên miền nó ảnh hưởng tới uy tín của website đấy bạn. Tên miền .xyz đọc qua đã thấy thiếu tính chuyên nghiệp và nghiêm túc rồi. Ít ra thì người dùng sẽ thấy như vậy.
Web của hiếu giờ tốt hơn rất nhiều rồi ! TỪ khóa lên vẫn nhiều lắm nà :D
1000 năm rồi mới gặp lại bác Dâm. :D