Đổi tên database WordPress với 3 bước đơn giản.
Cơ sở dữ liệu (database) WordPress của bạn nắm giữ tất cả các thông tin quan trọng liên quan đến website, từ tên site, tên người dùng đến các chuyên mục, trang, bài viết, bình luận… Do đó, giữ cho nó luôn an toàn và ngăn nắp là một việc quan trọng mà bạn cần phải quan tâm. Đặt tên cho cơ sở dữ liệu không những giúp bạn có thể dễ dàng theo dõi, chỉnh sửa nó mà còn giúp bảo vệ website của bạn thông qua việc gây khó khăn cho hacker trong việc xác định thông tin chi tiết để truy cập cơ sở dữ liệu.
Tham khảo thêm:
Nếu cơ sở dữ liệu của bạn đang sử dụng những cái tên phổ biến, chẳng hạn như db_wordpress123
, hãy nhanh chóng thay đổi nó thành một từ nào đó bí mật hơn để giữ cho website của bạn luôn an toàn.
3 Bước để đổi tên database trong WordPress
Trong bài viết hôm nay, tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách thay đổi tên database WordPress với chỉ 3 bước đơn giản.
Đổi tên database
1. Đầu tiên, đăng nhập vào phpMyAdmin. Trong cPanel, bạn có thể truy cập phpMyAdmin thông qua phần Databases.
2. Sau đó, chọn cơ sở dữ liệu mà bạn muốn đổi tên trong menu bên trái. Click vào tab Operations ở menu trên cùng.
3. Trong mục Rename database to, nhập tên mà bạn muốn đổi cho cơ sở dữ liệu của mình và click vào nút Go để xác nhận. Bạn sẽ được nhắc nhở bằng một cửa sổ pop-up về việc chấp nhận sự thay đổi.
Quá trình thay đổi bao gồm: tạo ra một cơ sở dữ liệu mới với tên mà bạn vừa lựa chọn, xóa các table trong cơ sở dữ liệu ban đầu, sau đó import các table vào cơ sở dữ liệu mới. Click OK để xác nhận những thay đổi này.
Chỉnh sửa tập tin wp-config.php
4. Truy cập vào thư mục gốc, nơi lưu trữ bộ cài WordPress của bạn và xác định vị trí tập tin wp-config.php
.
5. Mở tập tin wp-config.php
và chỉnh sửa tên của database.
// ** MySQL settings - You can get this info from your web host ** //
/** The name of the database for WordPress */
define('DB_NAME', 'your_db');</p>
<p>/** MySQL database username */
define('DB_USER', 'yourusername');</p>
<p>/** MySQL database password */
define('DB_PASSWORD', 'this-is-your-password');</p>
<p>/** MySQL hostname */
define('DB_HOST', 'localhost');</p>
<p>/** Database Charset to use in creating database tables. */
define('DB_CHARSET', 'utf8');
Tìm dòng define ('db_name', 'your_db');
và chỉnh sửa your_db
(thay đổi tùy theo tên database của bạn) thành tên database mới. Sau khi hoàn tất, lưu lại các thiết lập.
Gán database cho user
6. Trong cPanel, click vào mục MySQL Databases ở phần Databases.
7. Cuộn xuống mục Add a User to a Database và chọn tên người dùng (user) của bạn từ danh sách tài khoản trong drop-box. Nếu bạn không chắc chắn nó là gì, hãy kiểm tra trong tập tin wp-config.php
ở dòng DB_USER
, giống như trong ví dụ ở phần 2.
8. Tiếp theo, chọn tên database mới của bạn từ danh sách database trong drop-box. Cuối cùng, click vào nút Add. Tick vào mục All Privileges sau đó click vào nút Make Changes để hoàn tất.
Xong. Bây giờ hãy truy cập vào bảng quản trị WordPress và kích hoạt lại toàn bộ các plugin mà bạn đang sử dụng. Thật đơn giản phải không nào? Chúc các bạn thành công!
Nếu bạn thích bài viết này, hãy theo dõi blog của tôi để thường xuyên cập nhật những bài viết hay nhất, mới nhất nhé. Cảm ơn rất nhiều. :)
Chào Hiếu. Mình có vấn đề cần bạn giúp đỡ. Mình sau khi nâng cấp lên phiên bản mới của theme thì khi viết bài mới. Vào phần thêm media để chèn ảnh thì gặp tình trạng load mãi mà không hiện các hình ảnh để chèn. Khi mình tải ảnh lên cũng vậy không thể chèn vào bài viết. Lúc đầu mình cứ tưởng do plugin nên mình đã xóa một số plugin mới cài đặt nhưng vẫn xẩy ra tình trạng đó. Sau đó mình đổi sang theme khác thì việc chèn ảnh bình thường. Mình tiến hành cài lại theme của mình thì lại bị. Giờ mong Hiếu giúp đỡ.
Bạn có chèn thêm code gì để can thiệp vào chức năng của theme không? Thử update lên v4.2.9 mới nhất để reset mã nguồn theme về mặc định xem sao nhé. :P
mình không chèn code gì thêm hết. vì mình ko biết code mà. khi nâng cấp lên thì việc tải trang cũng chậm hơn. truy cập vào host cũng khó.
Nếu truy cập vào host cũng khó thì chẳng liên quan gì đến theme cả. Vì theme không thể can thiệp vào việc truy cập host. Bạn có dùng CloudFlare không? Server của host đặt ở đâu?
không. nếu đổi sang theme khác vẫn bình thường mà. để mình nâng cấp lên xem sao nhé.
Mình vừa check qua cái site của bạn. Không rõ theme đã có sẵn font Awesome rồi, bạn còn sử dụng plugin Menu Icons để tích hợp thêm font Awesome + Dashicons vào nữa để làm gì? Trong tài liệu cài đặt rõ ràng mình cũng đã để cả link hướng dẫn chèn icons vào menu. Bạn đang muốn làm site nặng hơn và xung đột với tính năng có sẵn của theme? Plugin Footer Mega Grid Columns có tác dụng gì trong việc hiển thị phần footer của bạn? Site của bạn dùng host bên nào mà cả Gzip cũng không bật? Cả cái form subscription, mình hướng dẫn bạn cài thế nào mà bạn lại cài ra như vậy? Theme đã trang bị các khu vực widget để chèn quảng cáo, bạn còn cài AdRotate làm chi cho nặng? Có cần thiết không? :P Bó tay. Bạn đang tự phá hủy những thứ mà bạn phải bỏ tiền ra mới có được. :P
các thiết lập này mình đã cài sẵn trước khi mình mua theme. Mình dùng host của small oganger.
Thiết lập từ trước khi mua theme thì cũng phải biết cách để tận dụng những tính năng có sẵn + loại bỏ những tính năng không còn dùng đến nữa chứ bạn. Chẳng lẽ cài rồi là cứ để nguyên như vậy? Host Small Oranger cấu hình khá thấp, chỉ phù hợp cho site vệ tinh. Nó chỉ có location ở Mỹ nên bị ảnh hưởng bởi sự cố đứt cáp quang AAG + IA cũng là chuyện bình thường. Hơn nữa công ty nào về dưới tay EIG thì cũng nát cả thôi. :P
P/s: Những plugin như WooCommerce, Genesis connect to WooCommerce… nếu không cần dùng, bạn cũng nên deactive và xóa bỏ đi cho nhẹ. :P
Nói thật mình chỉ là người mới làm quen về wordpress, ko rành về wp. khi mình mua theme cài đặt thì vẫn rất bình thường. nhưng từ khi nâng cấp lên phiên bản mới nhất thì mới bị. Mình cũng chỉ nhờ bạn hỗ trợ những kho khăn sau khi dùng theme. Chứ bạn nói vậy giống kiểu mình tự làm sai để nói bạn là ko đúng đâu.
Bạn cứ làm theo những gợi ý mà mình nói đi. Chắc chắn sẽ cải thiện được tình hình. Nhớ đừng bỏ sót một gợi ý nào cả. :P
Nếu bằng cách nào đó làm cho show lỗi php ra ngoài trang luôn thì tên cơ sở dữ liệu thay đổi cũng không secure được.
Nếu vậy thì tham khảo thêm bài viết “Tắt thông báo lỗi PHP giúp bảo mật WordPress tốt hơn“. :D
Tại sao lại có dropbox gì ở đây nhỉ?
wordpress không có gắn gì với dropbox thì làm thế nào cho bước 3?
Drop-box hay còn gọi hộp (khung) thả xuống đó bạn. Không phải là dịch vụ lưu trữ Dropbox đâu. :D
À, cảm ơn bạn nhiều
Chào ban. Cảm ơn bài viết của bạn. Tuy nhiên mình ko thể đổi tên database trong Myadmin được vì khi làm bước 1 thì nó báo lỗi : #1044 – Access denied for user ‘batdongsan_sg’@’localhost’ to database ‘bds_sg’
Bạn có thể giúp mình lỗi này không
Bạn đã cấp quyền đầy đủ (All Privileges) cho database user chưa? Nếu rồi mà vẫn bị lỗi thì liên hệ với nhà cung cấp host nhé. :P
quyền All privileges cấp như thế nào? vì host con của VPS, tự quản trị luôn. Mình chưa beiets cách cấp quyền All..
Bạn quản trị bằng cPanel, DirectAdmin hay bằng cái gì? :P
quản trị bằng DirectAdmin. quyền root
Ca này khó nhỉ. Vì hiện tại mình chẳng có cái host hay VPS nào sử dụng DA cả. :)
Anh Hiếu ơi! cho em hỏi ngoài chủ đề tí.
Anh có cách nào tạo banner flash ở đầu trang wordpress không anh!
Em cảm ơn
dùng phần mềm làm flash làm banner rồi chèn code vào header thôi
Bạn tạo flash banner rồi chèn mã html vào giống như chèn 1 banner bình thường thôi. :P
WP giờ tập trung được một vài bài viết hay cũng khó, nhiều quá rồi. Lâu rồi không ghé thăm, bạn vẫn viết bài thường xuyên nhỉ?
Viết lại những nội dung đã có sẵn theo phong cách của mình cũng là một hướng đi tốt mà bạn. Cảm ơn bạn, mình vẫn viết bài thường xuyên. :D
Cũng đã lâu không vào blog hiếu
Bác Cốc dạo này phát triển dự án mới à? :D
Uh, đang có dự án :) nhưng chưa biết phát triển sao đây
Site tin tức hả bác? Của tư nhân hay của công ty đây? :P