Bàn luận về first click và last click trong tiếp thị liên kết.
First click và last click là hai thuật ngữ xuất hiện rất nhiều trong lĩnh vực kiếm tiền với tiếp thị liên kết. Tuy nhiên, khá nhiều bạn còn rất mơ hồ và chưa hiểu rõ về các thuật ngữ này cũng như phân vân không biết liệu phương thức “tracking” nào (first click hay last click) sẽ mang lại cho họ nhiều lợi ích nhất. Trong bài viết này, WP Căn bản sẽ cùng các bạn phân tích về những ưu, nhược điểm của first click và last click trong tiếp thị liên kết. Nếu bạn đang có những thắc mắc tương tự, hãy dành ít phút để cùng thảo luận nhé.
Tham khảo thêm:
- Google AdSense và tiếp thị liên kết – Chọn cái nào?
- Kiếm tiền tiếp thị liên kết từ blog như thế nào?
- Những mạng tiếp thị liên kết tốt nhất tại Việt Nam
First click là gì?
First click là hình thức “tracking” mà trong đó nhà cung cấp sản phẩm/ dịch vụ ghi nhận đơn hàng thành công thuộc về nguồn đầu tiên giới thiệu khách hàng tiếp cận với sản phẩm/ dịch vụ. Như vậy, nếu khách hàng click vào link giới thiệu từ nhiều nguồn khác nhau thì hoa hồng vẫn sẽ được tính cho nguồn đầu tiên.
Last click là gì?
Trái ngược hoàn toàn với first click, last click là hình thức “tracking” mà trong đó nhà cung cấp sản phẩm/ dịch vụ ghi nhận đơn hàng thành công thuộc về nguồn cuối cùng giới thiệu khách hàng tiếp cận với sản phẩm/ dịch vụ. Nghĩa là nếu khách hàng click vào link giới thiệu và tiếp cận với sản phẩm/ dịch vụ từ nhiều nguồn khác nhau, khi họ mua hàng, hoa hồng sẽ được tính cho nguồn giới thiệu cuối cùng.
Điều này dẫn đến hệ quả gì?
Ngoài tiếp thị liên kết, nhà cung cấp sản phẩm/ dịch vụ còn có rất nhiều phương thức khác nhau để tìm kiếm khách hàng, chẳng hạn như quảng cáo Google Adwords, quảng cáo Facebook, email marketing… Do đó, không phải trong tất cả các trường hợp, publisher tham gia tiếp thị liên kết đều được ghi nhận đơn hàng và chi trả hoa hồng. Nó sẽ thay đổi dựa theo hình thức “tracking” mà nhà cung cấp hoặc các đối tác của họ (các mạng tiếp thị liên kết) áp dụng.
Trường hợp 1: “first click” hoàn toàn (cả trong và ngoài hệ thống)
Trong trường hợp này, khi có nhiều nguồn tham gia giới thiệu sản phẩm/ dịch vụ, hoa hồng sẽ được tính cho nguồn đầu tiên tiếp cận với khách hàng, những nguồn còn lại sẽ hoàn toàn trắng tay. Nghe qua có vẻ sẽ rất có lợi cho các publisher khi mà người đầu tiên tiếp cận với khách hàng sẽ được ghi nhận công lao và đền đáp xứng đáng, những người chậm chân hơn thì phải chấp nhận số phận thôi. Tuy nhiên, có vẻ bạn đang bỏ quên mất một điều, trong cuộc chơi này không chỉ có các publisher mà còn có các kênh tiếp thị, quảng bá sản phẩm khác. Nếu các kênh này (Google AdWords, Facebook Ads, Email marketing…) quá mạnh, publisher sẽ khó mà có thể cạnh tranh được với chúng. Và kết quả thì chắc bạn cũng rõ rồi chứ. Không một publisher nào được lợi nếu nó xảy ra.
Trường hợp 2: “last click” hoàn toàn (cả trong và ngoài hệ thống)
Trái ngược với trường hợp 1, trong trường hợp nhà cung cấp lựa chọn phương thức “tracking” là last click hoàn toàn, nó sẽ tạo ra một môi trường cạnh tranh có phần công bằng hơn giữa các publisher với các kênh quảng bá khác. Các publisher hoàn toàn có thể “cướp khách” của các kênh khác và ngược lại. Các kênh tiếp thị khác quá mạnh ư? Không cần lo lắng! Chưa chắc khách đã mua hàng ngay lần đầu tiên họ truy cập vào website của nhà cung cấp. Theo thói quen của người dùng, họ sẽ phải phân vân, đắn đo, tham khảo nhiều nguồn thông tin khác nhau trước khi quyết định có mua một sản phẩm, dịch vụ hay không. Một môi trường cạnh tranh tích cực nhưng không kém phần khó khăn sẽ được tạo ra. Và khi đó, cơ hội cho mỗi bên có thể xem là 50 – 50.
Trường hợp 3: “first click” trong hệ thống, “last click” ngoài hệ thống
Trong trường hợp này, hoa hồng sẽ được tính theo 2 cách khác nhau:
- Nếu khách hàng chỉ click vào link hoặc banner tiếp thị của các publisher, hoa hồng sẽ được tính cho publisher tiếp cận khách hàng đầu tiên.
- Nếu khách hàng click vào link hoặc banner của nhiều kênh tiếp thị khác nhau (cả affiliates lẫn các kênh quảng cáo khác), đơn hàng sẽ được ghi nhận cho kênh cuối cùng đưa khách hàng đến trang sản phẩm/ dịch vụ. Nếu kênh tiếp thị liên kết “giành chiến thắng”, vấn đề sẽ được chuyển trở về cách 1.
Trường hợp này theo ý kiến chủ quan của tôi là ưu việt hơn trường hợp 1 và 2. Vì nó vừa tạo ra cơ hội cạnh tranh 50 – 50 giữa các kênh quảng bá, vừa công bằng với những publisher đầu tiên tìm kiếm được khách hàng. Họ thường là những người SEO tốt hơn, biết cách tiếp cận với khách hàng hơn.
Trường hợp 4: “fisrt click” ngoài hệ thống, “last click” trong hệ thống
Với trường hợp này, hoa hồng cũng được tính theo 2 cách, nhưng trái ngược hoàn toàn với trường hợp 3:
- Nếu khách hàng chỉ click vào link/ banner của các publisher và sau đó mua sản phẩm/ dịch vụ, hoa hồng sẽ được tính cho publisher tiếp cận với khách hàng cuối cùng. Việc này sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh tích cực giữa các publisher. Nhưng nó cũng có mặt trái, bạn là người nổi bật nhất (SEO tốt nhất, review sản phẩm hay nhất) nhưng chưa chắc bạn đã là người chiến thắng cuối cùng, bởi vì, có thể khách hàng sẽ còn ghé qua nhiều blog/ website tiếp thị liên kết khác.
- Nếu khách hàng ghé thăm trang bán sản phẩm/ dịch vụ thông qua nhiều kênh tiếp thị, quảng bá khác nhau, đơn hàng sẽ được ghi nhận cho kênh đầu tiên giới thiệu. Và vấn đề quay trở lại với trường hợp 1, sẽ thế nào nếu các kênh quảng bá khác quá mạnh và lấn át tiếp thị liên kết?
Kết luận
Mỗi hình thức “tracking” lại có một ưu và nhược điểm khác nhau, không có bất cứ hình thức nào là hoàn hảo cả. Và mỗi mạng lưới tiếp thị liên kết lại có những lý do riêng để lựa chọn hình thức “tracking” mà theo họ là có lợi cho cả publisher lẫn nhà cung cấp. Còn chúng ta, những publisher, chỉ có thể bảo đảm quyền lợi của mình bằng cách:
- Lựa chọn sản phẩm tiếp thị phù hợp.
- Xây dựng cộng đồng độc giả, khách hàng “trung thành” đông đảo.
- Trau dồi khả năng SEO, khả năng viết lách để thuyết phục khách hàng.
- Áp dụng nhiều kênh tiếp thị sản phẩm khác nhau (mạng xã hội, email, blog, website).
Tham khảo thêm: Bạn cần những gì để tiếp thị liên kết thành công?
Bạn nghĩ gì về những điều mà tôi vừa nói ở trên? Theo bạn, giữa first click và last click, hình thức “tracking” nào là có lợi nhất cho các publisher? Bạn đang tham gia những mạng tiếp thị liên kết nào và họ ghi nhận hoa hồng ra sao? Hãy chia sẻ với chúng tôi những quan điểm và ý kiến của bạn bằng cách sử dụng khung bình luận bên dưới.
Nếu bạn thích bài viết này, hãy subscribe blog của tôi để thường xuyên cập nhật những bài viết hay nhất, mới nhất qua email nhé. Cảm ơn rất nhiều. :)
ra bài đều ghê ^_^
site của anh 2 3 hôm nay ngày nào cũng được từ 500 đến 1000 visit free từ mấy ông đi rút gọn link ^^
đọc xong loạn luôn
Kể ra thì cũng hơi lằng nhằng và khó hiểu, nhưng bản chất của vấn đề nó là như thế. :D
Mình thì thấy rằng để thành công với tiếp thị liên kết thì vấn đề first hay last các publisher hay còn gọi là các Affiliater không thể quyết định được đây là chính sách thuộc về các Affiliate hay các nhà cung cấp sản phẩm.
Muốn thành công với Affiliate thì chỉ có cách phải tăng tỷ lệ chuyển đổi bằng cách xây dựng lòng tin, phải trải nghiệm (chuột bạch) với sản phẩm/ dịch vụ mình đang promotion (cái này Hiếu cũng đề cập đến)
Và không bào giờ quảng bá quá 3 dịch vụ cùng nghành hàng, điều này sẽ là cho chính khách hàng không biết nên sử dụng sản phẩm nào…
Ngoài ra cũng cần áp dụng mô hình “cái phễu” trong Affiliate Marketing, nắm rõ và áp dụng triệt để nguyên tắc “mọi con đường đều dẫn về thành Rôm”
Thanks bài viết của Hiếu!
Theo tôi, Last click sẽ là công bằng cho mọi người, còn First Click rất dễ biến toàn bộ hệ thống Affiliate thành SPAMMER vì muốn tranh thủ giết nhầm còn hơn bỏ sót !
Bác nói cũng có lý. :)
Em không thích first click, vì đơn giản mấy thằng liên kết quảng cáo nó quá mạnh, sẽ tay trắng cho mấy anh em blogger mới.