Hướng dẫn nén ảnh bằng plugin LiteSpeed Cache hoàn toàn miễn phí.
Trước đây, tôi từng khuyên các bạn nên sử dụng các plugin của bên thứ ba như Robin Image Optimizer hay reSmush.it Image Optimizer nếu muốn tìm cho mình một giải pháp nén ảnh hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên, giờ đây, mọi thứ đã khác. Với sự cải tiến và phát triển từng ngày của LiteSpeed, chúng tôi có thể khẳng định plugin LiteSpeed Cache là giải pháp hoàn hảo nhất để tối ưu hình ảnh cho website WordPress của bạn. Hãy cùng dành ít phút để tìm hiểu cách nén ảnh bằng plugin LiteSpeed Cache nhé.
Tham khảo thêm:
- Hướng dẫn lazyload hình ảnh với plugin LiteSpeed Cache
- Hướng dẫn load ảnh WebP bằng plugin LiteSpeed Cache
Tại sao bạn nên chọn LiteSpeed Cache?
- Hoàn toàn miễn phí, dĩ nhiên rồi, trong trường hợp bạn đang sử dụng web server LiteSpeed (trả phí) hoặc Open LiteSpeed (miễn phí).
- Không giới hạn số lượng ảnh có thể nén.
- Hỗ trợ tạo định dạng ảnh WebP.
- Hỗ trợ cron job, việc nén ảnh diễn ra hoàn toàn tự động. Bạn không cần phải bật trình duyệt web trong khi quá trình nén ảnh diễn ra.
- Sử dụng server chuyên dụng của LiteSpeedTech để nén ảnh, không tiêu tốn tài nguyên của host.
Nén ảnh bằng plugin LiteSpeed Cache
1. Truy cập LiteSpeed Cache => General => [1] General Settings => Click vào nút Request Domain Key.
Chờ vài phút, sau đó reload lại web (F5), bạn sẽ thấy Domain Key đã tự động được điền vào.
2. Truy cập LiteSpeed Cache => Image Optimization => [2] Image Optimization Settings => thiết lập như hình bên dưới.
Trong đó:
- Auto Request Cron: tự động gửi yêu cầu nén ảnh bằng cron job.
- Auto Pull Cron: tự động download ảnh đã nén về host bằng cron job.
- Optimize Original Images: tối ưu cả hình ảnh gốc.
- Remove Original Backups: xóa bỏ ảnh gốc sau khi tối ưu.
- Optimize Losslessly: sử dụng chế độ nén không giảm chất lượng ảnh.
- Preserve EXIF/XMP data: giữ lại các thông tin về hình ảnh.
- Create WebP Versions: tạo phiên bản WebP cho hình ảnh. Việc này sẽ làm tăng dung lượng lưu trữ và số file lưu trữ nên các bạn nên cân nhắc trước khi bật.
- Image WebP Replacement, WebP Attribute To Replace và WebP For Extra srcset: các tính năng giúp load định dạng ảnh WebP trên các trình duyệt web có hỗ trợ (thay cho JPG hay PNG). Nếu các bạn để mục Create WebP Versions ở trạng thái
OFF
thì các mục này cũng phải đểOFF
và ngược lại. - WordPress Image Quality Control: xác định mức chất lượng ảnh sau khi nén so với ảnh gốc (
100
). Giá trị khuyên dùng là82
. Giá trị này càng thấp thì ảnh càng mờ nhưng dung lượng giảm được càng nhiều và ngược lại.
Click vào nút Save Changes để lưu lại.
3. Chuyển qua tab [1] Image Optimization Summary => click vào nút Gather Image Data để plugin bắt đầu quá trình nén ảnh.
Các bạn sẽ thấy thông tin về tổng số lượng ảnh, số ảnh đã được gửi yêu cầu nén tới server… trong mục Image Information. Bao giờ mục này xuất hiện 2 dấu tick màu xanh thì có nghĩa là toàn bộ ảnh trên web đã được gửi yêu cầu nén.
Ngay bên dưới là thông tin về tổng dung lượng ảnh đã giảm được, số ảnh đã download từ server nén ảnh cũng như lần cuối gửi yêu cầu nén ảnh.
Theo mặc định, cứ mỗi 5 phút, plugin sẽ gửi yêu cầu nén ảnh 1 lần tới server của LiteSpeed. Nếu nó không hoạt động, các bạn có thể click vào nút Send Optimization Request để gửi yêu cầu thủ công. Click vào nút Pull Images để download ảnh từ server nén về host nếu cron job không chạy tự động.
Sử dụng nút Calculate Backups Disk Space để kiểm tra dung lượng ảnh backup trong trường hợp bạn không bật tính năng Remove Original Backups ở bước 2. Nếu bạn muốn xóa ảnh backup để tiết kiệm dung lượng lưu trữ, hãy click vào nút Remove Original Image Backups.
Đối chiếu thông số Images optimized and pulled trong mục Optimization Status với Images total trong mục Image Information. Nếu chúng giống nhau thì có nghĩa là toàn bộ ảnh có trên web đã được nén.
Những ảnh upload sau đó sẽ tự động được nén, các bạn không cần phải làm gì thêm.
Trong trường hợp bạn muốn chuyển qua lại giữa ảnh chưa tối ưu và đã tối ưu, hãy sử dụng Optimization Tools. Tuy nhiên, điều này yêu cầu bạn phải tắt tính năng Remove Original Backups ở bước 2. Để xóa các dữ liệu về hình ảnh đã tối ưu, các bạn có thể click vào nút Destroy All Optimization Data (hãy cẩn thận trước khi bấm nút này vì đã đi là không trở lại).
Trên đây là tất cả những gì bạn cần biết về tính năng tối ưu hóa hình ảnh của plugin LiteSpeed Cache. Bạn đang sử dụng plugin nào để tối ưu hình ảnh trên website WordPress của mình? Hãy chia sẻ nó với chúng tôi trong khung bình luận bên dưới.
Nếu bạn thích bài viết này, hãy subscribe blog của tôi để thường xuyên cập nhật những bài viết hay nhất, mới nhất qua email nhé. Cảm ơn rất nhiều. :)
Nhiều plugin cache, nén ảnh quá, không có kiến thức nên không biết cái này hơn, bác viết 1 bài so sánh giữa các plugin nén ảnh phổ biến đi.
Miễn phí thì mình khuyên dùng LiteSpeed Cache, Robin Image Optimizer, reSmush.it Image Optimizer. Còn trả phí thì dùng ShortPixel nhé.
Anh đang dùng Kraken.io, thấy việc nén ảnh khá nhanh và giảm được nhiều dung lượng, ảnh sau nén cũng có chất lượng khá OK. Hiện tại tổng số ảnh trên Web là 55.720 không biết sử dụng cái LiteSpeed Cache này thì việc nén ảnh nó có diễn ra lâu không nữa.
Chỉ cần thiết lập là nó tự chạy thôi mà anh. Lúc nào xong kệ nó nên lâu hay nhanh cũng đâu ảnh hưởng gì. :P
Anh có thể viết bài hướng dẫn sử dụng Asset CleanUp để ngăn chặn JS và CSS load trên những trang không cần thiết để tối ưu tốc độ load không ạ?
Plugin này hơi nhiều tính năng và cách sử dụng khá phức tạp nên hiện tại bên mình vẫn chưa viết bài hướng dẫn chi tiết được bạn ạ.
Mình đang dùng Robin mà Hiếu cài hộ hồi trước, vậy mình xóa đi để dùng Litespeed đc ko?
Được bạn nhé.
Plugin LiteSpeed Cache này có chuyển ảnh qua định dạng webp không bác hiếu
Có bạn nhé. Trong bài viết mình có nói rồi còn gì? Bạn không đọc à? :P
Hơi tốn tài nguyên một chút đó nhé bạn
Dân chơi sợ gì mưa rơi. :v
Mình thường dùng cách nén ảnh trực tiếp trên google làm khá mất thời gian. Đây là cách hay mình sẽ áp dụng xem thế nào?
Chắc cũng tốn tài nguyên lắm đúng không ạ.
Nếu bạn tạo định dạng ảnh WebP thì sẽ tốn thêm dung lượng lưu trữ nhé.
anh ơi, em thấy nó ko bằng robin, mấy cái ảnh ở chế độ wepb thì nén ảnh tốt. còn nếu ko ở webp gì đó thì nó giảm có vài % à anh. Robin em thấy nó giảm tốt hơn toàn 50%
Bạn nén ảnh chưa từng được nén hay là nén lại ảnh đã từng được nén bởi plugin Robin Image Optimizer? Đây là 2 câu chuyện hoàn toàn khác nhau nhé.