Như đã từng giới thiệu qua trong bài viết trước, WP Rocket là một trong những plugin tạo cache cho WordPress tốt nhất hiện nay. Plugin trả phí này không những sở hữu những tính năng vượt trội so với các đối thủ mà việc cài đặt và cấu hình nó cũng vô cùng đơn giản. Có thể nói, WP Rocket là một plugin rất đáng đồng tiền bát gạo. Nếu bạn đã đặt mua plugin này thì ngay sau đây là hướng dẫn cài đặt và sử dụng nó. Hãy nhanh chóng kích hoạt WP Rocket để trả nghiệm tốc độ tuyệt vời mà nó mang lại nhé.
Tăng tốc WordPress
Tổng hợp các thủ thuật và plugins tối ưu tốc độ load, giúp bạn tăng tốc WordPress một cách đơn giản và nhanh chóng mà không gây lỗi.
EWWW Image Optimizer – Plugin nén ảnh miễn phí tốt nhất
Khi nói đến plugin giúp nén hình ảnh để tối ưu tốc độ load cho blog/ website WordPress, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến Smush Image Compression and Optimization (WP Smush.It). Đây cũng là điều hiển nhiên bởi vì plugin được phát hành bởi wpmudev này đã trở nên quá phổ biến với hơn 1.000.000 lượt download. Tuy nhiên, vẫn còn 1 plugin nổi tiếng không kém, mà theo đánh giá của tôi, nó còn tốt hơn cả Smush.It. Với hơn 600.000 lượt download, plugin mà tôi đang muốn nói đến ở đây chính là EWWW Image Optimizer.
Có nên combine JavaScript và CSS trong WordPress?
Nếu bạn đã từng thử test tốc độ của blog/ website với các công cụ như Google PageSpeed Insights, GTMetrix hay Pingdom thì chắc hẳn bạn cũng đã từng nhìn thấy lời khuyên là phải combine JavaScript và CSS để giúp tăng điểm tốc độ rồi phải không nào? Combine (hay “gộp”) là một thuật ngữ dùng để chỉ việc gộp chung nhiều file JS thành 1 file JS duy nhất, nhiều file CSS thành 1 file CSS duy nhất.
Top 5 plugin tạo cache tốt nhất dành cho WordPress
Trong số những phương pháp giúp cải thiện tốc độ load cho blog/ website, tiết kiệm băng thông và giảm tải cho hosting thì có lẽ tạo cache (hay bộ nhớ đệm) là phương pháp đơn giản và hiệu quả nhất. Với WordPress, chúng ta có rất nhiều cách khác nhau để tạo cache, chẳng hạn như: sử dụng plugin, chỉnh sửa file htaccess và thậm chí là tận dụng chức năng của các dịch vụ CDN (chẳng hạn như CloudFlare).
Tổng hợp thủ thuật với file htaccess trong WordPress
Tập tin htaccess là một tập tin cấu hình, cho phép bạn kiểm soát các tập tin và thư mục trong host và tất cả các thư mục con của chúng. Tên của nó được viết tắt từ chữ hypertext access và được hỗ trợ bởi hầu hết các loại máy chủ web (nổi bật là Apache và LiteSpeed). Đối với nhiều người dùng WordPress, lần đầu tiên làm quen với tập tin htaccess là khi họ tùy chỉnh các thiết lập permalink của blog/ website.
Dọn dẹp WordPress database với plugin WP-Sweep
Sau một thời gian dài đăng tải các bài viết mới, thay đổi giao diện và thêm bớt các plugin, WordPress database của bạn có thể bị ô nhiễm bởi những dữ liệu không còn sử dụng (unused), “mồ côi” (orphaned) và dữ liệu trùng lặp (duplicated). Không phải tất cả các plugin, themes đều tự xóa bỏ hoàn toàn nó và dữ liệu của nó ra khỏi trang web của bạn khi bạn gỡ bỏ chúng.
Hướng dẫn sử dụng OpCode Cache với plugin LiteSpeed Cache
Trong các bài viết lần trước, tôi đã từng giới thiệu cho các bạn về cách sử dụng LiteSpeed Cache và Object Cache rồi phải không nào? Hôm nay, tôi sẽ tiếp tục giới thiệu nốt về thành viên còn lại trong bộ ba siêu phẩm “cache engine” của dịch vụ WordPress Hosting được phân phối bởi WP Căn bản, giúp blog/ website của bạn đạt được tốc độ load nhanh nhất và khả năng chịu tải tốt nhất. Vâng, và cái tên tôi đang muốn nhắc đến ở đây chính là Opcode Cache, hay thường được gọi tắt là OpCache.
Hướng dẫn thiết lập Object Cache trên plugin LiteSpeed Cache
Nếu các bạn chưa biết thì kể từ phiên bản 1.8, plugin LiteSpeed Cache đã chính thức hỗ trợ tính năng object cache. Như vậy, chúng ta đã hoàn toàn có thể kích hoạt và sử dụng object cache (Memcached và Redis) trên dịch vụ WordPress Hosting (server Singapore) của WP Căn bản nói riêng và hosting của HawkHost nói chung mà không cần phải cài đặt thêm plugin nào khác nữa. Plugin LiteSpeed Cache cũng tỏ ra vượt trội khi cho phép bạn sử dụng object cache trên cùng lúc nhiều site chung một host mà không lo bị xung đột.
Cách tối ưu hóa hình ảnh trong WordPress để tốt cho SEO
Tôi sử dụng hình ảnh để làm bài viết của mình trông trực quan và sinh động hơn. Nó giúp tôi thu hút sự chú ý người đọc một cách dễ dàng. Đôi khi một screen-shot (ảnh chụp màn hình) có thể làm một công việc tốt hơn rất nhiều so với mô tả bằng văn bản. Đó là lý do tại sao chúng ta nên thêm những screen-shot hữu ích vào bài viết. Hình ảnh chủ yếu được sử dụng để cải thiện trải nghiệm của độc giả. Nhưng đồng thời chúng cũng có thể mang lại cho bạn một lượng truy cập không hề nhỏ từ công cụ tìm kiếm.
10 Công cụ tối ưu hóa hình ảnh giúp cải thiện tốc độ load
Tối ưu hóa hình ảnh và cải thiện tốc độ load trang là một việc vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng không nhỏ đến SEO. Google đang không ngừng nâng cao trải nghiệm tìm kiếm của người dùng nên nếu site của bạn có tốc độ load càng nhanh thì càng được Google Bot “ưu ái”. Việc tối ưu hóa hình ảnh sẽ không quá khó khăn nếu bạn có Photoshop và các phần mềm chỉnh sửa ảnh chuyên nghiệp khác. Tuy nhiên, nếu bạn muốn làm việc này một cách nhanh chóng và đơn giản, hãy sử dụng một công cụ trực tuyến, miễn phí.
Bình luận mới nhất