Dọn dẹp sạch sẽ những dữ liệu không cần thiết sẽ giúp cho database bớt cồng kềnh và tốc độ phản hồi các yêu cầu cũng sẽ nhanh hơn. Tuy nhiên, một điều khá đáng tiếc là từ trước đến giờ vẫn chưa có một plugin nào thực sự làm được những điều kể trên. Thông thường, các bạn sẽ phải sử dụng kết hợp rất nhiều plugin cũng như kỹ năng làm việc với phpMyAdmin để loại bỏ các dữ liệu không cần thiết. Cho đến một ngày, tôi đã tình cờ phát hiện ra “Advanced Database Cleaner”.
Tăng tốc WordPress
Tổng hợp các thủ thuật và plugins tối ưu tốc độ load, giúp bạn tăng tốc WordPress một cách đơn giản và nhanh chóng mà không gây lỗi.
Đánh giá hiệu suất website với Google Lighthouse
Bạn đã bao giờ tự đặt câu hỏi rằng Google đánh giá thế nào về website của mình chưa? Nói đến đây chắc hẳn nhiều bạn sẽ nghĩ ngay đến Google PageSpeed Insights hay Google Search Console. Tuy nhiên, có thể bạn chưa biết, Lighthouse mới là công cụ toàn diện nhất mà Google từng tạo ra để phân tích, đánh giá và đưa ra các lời khuyên giúp tối ưu một website. Lighthouse là gì? Làm thế nào để sử dụng Lighthouse? Hãy cùng dành ít phút để cùng WP Căn bản tìm hiểu ngay sau đây.
Làm thế nào để loại bỏ jQuery Migrate khỏi WordPress?
jQuery Migrate (jquery-migrate.js và jquery-migrate.min.js) là các tập tin JavaScript, hiện diện trên tất cả các trang của website WordPress. Chúng được tích hợp kể từ phiên bản WordPress 3.6 để hỗ trợ cho những theme sử dụng các phiên bản cũ hơn của jQuery. Nếu bạn có 10.000 khách truy cập vào website của mình thì tập tin jQuery Migrate sẽ phải được máy chủ web phân phát 10.000 lần. Nó không chỉ gây lãng phí băng thông mà còn làm tăng thời gian load web.
Vô hiệu hóa XML-RPC để bảo mật WordPress tốt hơn
WordPress sử dụng XML-RPC để cho phép người dùng thực hiện nhiều hoạt động trên blog/ website của họ từ xa. Nó cho phép bạn truy cập vào trang web của mình thông qua các ứng dụng di động dành riêng cho WordPress. Tuy nhiên, nhiều cuộc tấn công WordPress hiện nay đang khai thác các tính năng của XML-RPC để chiếm quyền truy cập vào các trang web. Vì vậy, việc vô hiệu hóa các tính năng của XML-RPC khi không dùng đến là một ý tưởng tốt để tăng cường khả năng bảo mật và tăng tốc độ load cho WordPress.
Vô hiệu hóa RSS Feed trong WordPress một cách đơn giản
RSS Feed hay RSS (Really Simple Syndication) là một loại dữ liệu thường được cung cấp trên blog/ website thông qua định dạng XML. RSS Feed chủ yếu có tác dụng cho phép người dùng theo dõi các nội dung mới trên blog/ website một cách nhanh nhất và hoàn toàn tự động dựa vào một dịch vụ online hoặc phần mềm đọc tin RSS chuyên dụng. Tuy nhiên, tính năng này thực sự không mấy hữu ích tại Việt Nam bởi vì số lượng người sử dụng không nhiều. Thêm vào đó, RRS Feed thường bị lợi dụng cho mục đích leech dữ liệu.
Hướng dẫn vô hiệu hóa Embed Script trong WordPress
Nếu bạn là người hay để ý đến tốc độ load của blog/ website nói chung và page-size nói riêng thì chắc hẳn bạn đã nhận thấy điều mà tôi đang muốn nói đến trong bài viết này. Kể từ phiên bản WordPress 4.4, các lập trình viên của Automattic đã tích hợp thêm 1 file JavaScript mang tên Embed (wp-embed.min.js), cho phép bạn nhúng bất kỳ một bài viết nào (được viết trên nền tảng WordPress) vào trong bài viết của bạn. Điều này đồng nghĩa với việc blog/ website của bạn đã trở thành một oEmbed, tương tự như Facebook, Twitter.
Loại bỏ Emoji để tăng tốc độ load cho website WordPress
Nếu bạn chưa biết thì Emoji chính là mã nguồn mở giúp hiển thị các icon cảm xúc trên internet nói chung và WordPress nói riêng. Emoji hỗ trợ hầu hết các nền tảng phổ biến, từ Windows, Android, Mac OS, iOS đến Linux… Đó là lý do tại sao nó xuất hiện ở khắp mọi nơi, từ tin nhắn trên điện thoại đến các dịch vụ chat, mạng xã hội, blog, website. Trên WordPress, Emoji chính thức có mặt kể từ phiên bản 4.2 và được duy trì cho đến bây giờ.
Làm sạch header của WordPress giúp website load nhanh hơn
Nếu là một người dùng phổ thông thì chắc hẳn bạn sẽ chẳng bao giờ để ý rằng WordPress đã mặc định chèn thêm rất nhiều đoạn mã không thực sự cần thiết vào trong phần header của mã nguồn HTML phải không nào? Tại sao tôi nói chúng không thực sự cần thiết? Bởi vì chúng chẳng có lợi ích gì cho SEO cũng như rất hiếm người dùng Việt Nam tận dụng được những tính năng đó. Ngược lại, chúng chiếm một phần diện tích (chính xác là dung lượng) của HTML khiến cho blog/ website load chậm hơn, bots tìm kiếm khó thu thập các dữ liệu có ích.
Làm thế nào để sử dụng CloudFlare một cách hiệu quả?
Cách đây vài hôm, tôi đã quyết định chuyển blog của mình sang server mới đặt tại Atlanta, Mỹ. Việc đầu tiên tôi làm sau khi hoàn tất việc chuyển dữ liệu chính là cấu hình lại dịch vụ CloudFlare. Vì tôi biết, lợi ích mà CloudFlare mang lại cho blog của mình là không hề nhỏ. Như các bạn thấy đấy, dữ liệu tĩnh được push từ server của CloudFlare đặt tại Hong Kong và Singapore nên tốc độ load hầu như không bị ảnh hưởng, thậm chí còn nhanh hơn một chút so với khi còn sử dụng hosting của HawkHost đặt tại Hong Kong.
Hướng dẫn cache toàn bộ dữ liệu website lên CloudFlare
Theo mặc định, CloudFlare chỉ cache các file dữ liệu tĩnh (CSS, JS, hình ảnh…) trên hệ thống CDN của họ. Nó không cache HTML, do đó tác dụng cải thiện tốc độ load và khả năng chịu tải cho website của CloudFlare chưa phải ở mức cao nhất. Nếu bạn đang sử dụng CloudFlare thì ngay sau đây là hướng dẫn giúp cache toàn bộ dữ liệu website của mình lên CloudFlare. Tương tự như tính năng của các plugin tạo cache trên WordPress, CloudFlare sẽ cho phép bạn tạo một bản cache hoàn chỉnh cho website.
Bình luận mới nhất