Bổ sung shortcode vào WordPress một cách đơn giản với Jetpack.
Shortcode là một loại WordPress code đặc biệt, cho phép bạn làm mọi việc một cách nhanh chóng và tiện lợi, ít tốn thời gian cũng như công sức hơn. Shortcodes có thể giúp bạn nhúng các tập tin hoặc tạo các đối tượng, mà thông thường sẽ đòi hỏi rất nhiều code phức tạp, chỉ trong một dòng code đơn giản. Nói cách khác, shortcode chính là một shortcut (phím tắt).
Tham khảo thêm:
- Làm thế nào để tạo shortcodes trong WordPress?
- Top 8 plugins tốt nhất giúp cải tiến trình soạn thảo WordPress
Có rất nhiều plugin có thể giúp bạn bổ sung thêm các shortcode vào blog WordPress. Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng Jetpack plugin, bạn hoàn toàn có thể tận dụng các module của nó để chèn thêm các đối tượng cũng như các tập tin đa phương tiện từ Youtube, Vimeo, Flickr, Facebook,… vào bài viết. Các shortcode được Jetpack hỗ trợ bao gồm:
- [ archives ]: hiển thị kho lưu trữ các bài viết blog của bạn.
- [ bandcamp ]: nhúng nhạc từ Bandcamp.
- [ blip.tv ]: nhúng một đoạn video từ Blip.tv.
- [ dailymotion ]: nhúng một đoạn video từ DailyMotion.
- [ facebook ]: nhúng một status từ Facebook.
- [ flickr ]: nhúng một đoạn video từ Flickr.
- [ gist ]: nhúng một đoạn code từ GitHub Gist.
- [ googlemaps ]: nhúng Google Maps.
- [ jetpack_subscription_form ]: nhúng một form đăng ký cho phép mọi người đăng ký nhận bài viết qua email.
- [ polldaddy ]: nhúng một cuộc thăm dò từ Polldaddy.
- [ presentation ]: nhúng một slideshow presentation.
- [ recipes ]: định dạng một công thức với metadata cơ bản và một tùy chọn để in.
- [ scribd ]: nhúng một tài liệu hoặc tập tin từ Scribd.
- [ slideshare ]: nhúng một slideshow từ Slideshare.net.
- [ slideshow ]: nhúng một slideshow các hình ảnh đã upload.
- [ soundcloud ]: nhúng audio từ SoundCloud.
- [ ted ]: nhúng một video từ TED Talks.
- [ twitter-timeline ]: nhúng một Twitter timeline.
- [ vimeo ]: nhúng một đoạn video từ Vimeo.
- [ vine ]: nhúng một đoạn video từ Vine.
- [ youtube ]: nhúng một đoạn video từ YouTube.
- [ wpvideo (VideoPress) ]: nhúng một đoạn video từ VideoPress.
Sử dụng shortcode trong WordPress với plugin Jetpack
1. Để bắt đầu sử dụng, trước tiên, các bạn cần truy cập vào Jetpack => Settings và kích hoạt module Shortcode Embeds.
2. Từ bây giờ, khi soạn thảo bài viết hoặc trang, các bạn có thể sử dụng các shortcode được liệt kê ở bên trên để chèn thêm các đối tượng.
Lưu ý: nhớ xóa các khoảng trắng (dấu cách) trong các shortcode.
Đơn giản vậy thôi. Chúc các bạn thành công!
Nếu bạn thích bài viết này, hãy subscribe blog của tôi để thường xuyên cập nhật những bài viết hay nhất, mới nhất qua email nhé. Cảm ơn rất nhiều. :)
Hôm qua cài thử cái jetpack mà nặng quá,anh hiếu mới đăng ký thành viên bên cười vỡ mồm ah :)
Vừa test thử xem sao. :D Xài Jetpack thì chỉ active những module cần dùng thôi, cái nào không cần thiết thì deactive cho nó lành. :P
Mới cài cái plugin này thấy rất ok,có thể chèn hình từ nơi khác,khách có thể đăng bài,với yêu cầu mình phải tạo 1 thành viên mặc định trong đó.Nhưng không hiểu sao tui làm hoài mà nó không hiện tên thành viên đó,mà toàn hiện tên admin.Bác nghiên cứu chỉ cho phát đi DJD Site Post
Ồ. Cái này hay ho đấy. Sử dụng để tạo hệ thống Guest Posts khá là tuyệt. Để thử nghiên cứu xem sao. :D
[KHOE] Hiếu qua nghía trang mình xem pro chưa thế,khác nào 9gag nhỉ ,khách tự đăng bài viết,tự up ảnh qua google,copy link ảnh dán vào blog
Xấu vãi ra. :P
Ăx làm mất cả hứng,hôm nay vào alexa xem trang chaomaohot thì thấy tỉ lệ giới thiệu của google là 22 của ebooks là 11 ngon vãi.Bữa nay ngày cũng được gần 9 xèng Mẽo rồi:)
Haha. Thím mà cũng tin vào Alexa sao? Nếu thế thì mấy site của thím tuổi gì mà đọ với tôi về Alexa Rank? :D Theo báo cáo của Google Analytics thì tỉ lệ truy cập thông qua công cụ tìm kiếm của WP Căn bản là 76%. :P
Ok, tớ không để ý đến bài này :)
Jetpack nặng lắm, chỉ thích mỗi cái xem Analytic trực tiếp của nó thôi
jetpack bỏ shotcode rồi hả a :/ sao e bới tung trong cài đặt jetpack không còn cái shotcode nữa nhỉ :/
Kể từ phiên bản 4.8, không rõ vô tình hay có âm mưu gì, nhưng Jetpack đã không hiển thị đầy đủ danh sách các modules trong trang cài đặt nữa. Nếu bạn muốn tắt/ bật các modules của Jetpack, thay vì truy cập trang Settings, hãy sử dụng đường dẫn: http://domain.com/wp-admin/admin.php?page=jetpack_modules
Trong đó, thay http://domain.com bằng tên miền của bạn. :D
e tạo ra đoạn gist như này rồi http://sv1.upsieutoc.com/2017/04/17/313.png
sau đó e thêm code [ gist ] 7a88e2e71fb1a3bcdbd2c3e25997df57 [/ gist ] vào bài viết mà nó chẳng hiện gì cả a ạ @@ e làm sai chỗ nào vậy hic
Copy cái link của Gist rồi paste vào trình soạn thảo là nó sẽ tự hiện code. :D
e có một thắc mắc là blog của a cũng chẳng dùng gì ngoài cái chèn gist. vậy sao a ko viết css một cái dùng để dán code vào mà phải sử dụng cái plugin này làm chi :/ ko biết nó có ưu điểm gì hơn so với mình tự code không hả a. vì e đang tính bỏ nó đi. dùng nó không tô màu các đoạn trong dòng code của mình được, khá là tù :/
Haha. Mình sử dụng nhiều tính năng của Jetpack mà. Nên không bỏ được. Bài viết liên quan, nút chia sẻ mạng xã hội, tự động chia sẻ bài viết mới lên mạng xã hội, chống brute force attack, VaultPress, đăng nhập bằng tài khoản WordPress.com (bảo mật 2 bước), gửi bài viết mới qua email…
ý e muốn hỏi là giữa dùng plugin Shortcode . cụ thể là chèn và hiển thị code bằng [gist]. so với việc tự code 1 thẻ div để chứa code hiển thị trong bài viết. thì tại sao a lại lựa chọn shortcode :P e muốn tô màu các phần trong dòng code mà người sử dụng cần phải thay bằng thông tin của họ. với đoạn code ngắn thì thôi họ dáng căng mắt lên mà tìm cũng được. nhưng với dòng code dài. chằng chịt thì bắt họ tìm để thay chắc cũng hết hơi mất. nên e thấy hơi bất tiện.
Một số code nếu chèn trực tiếp vào bài viết thì khi lên giao diện AMP (nó vẫn hiển thị) sẽ gây lỗi cấu trúc AMP. :P