Chuyển host cho website WordPress theo phương pháp thủ công, không có downtime.
Nếu bạn đang muốn chuyển website WordPress của mình qua một hosting mới có chất lượng tốt hơn, nhưng không biết cách làm và nhà cung cấp dịch vụ không hỗ trợ chuyển, thì bài viết này là dành cho bạn. Trong một bài viết trước đây, tôi đã từng giới thiệu cho các bạn cách chuyển host với plugin All-in-One WP Migration rồi phải không nào. Tuy nhiên, nếu bạn không phải là tín đồ của plugin và muốn tìm cách chuyển host trong trường hợp không sử dụng được plugin thì ngay sau đây là hướng dẫn.
Tham khảo thêm:
- Phương pháp cứu cánh website khi không chuyển được host
- Chuyển host cho website WordPress một cách dễ dàng
Tại sao bạn nên chuyển host theo phương pháp thủ công?
Khác với chuyển host bằng plugin, chuyển host theo phương pháp thủ công có thời gian downtime gần như bằng 0. Nghĩa là website của bạn vẫn hoạt động hoàn toàn bình thường trong suốt quá trình, không ai có thể nhận ra được là bạn đang chuyển host. Bởi vì chỉ sau khi hoàn tất việc di chuyển dữ liệu và cấu hình, bạn mới cần phải trỏ domain về hosting mới.
Chuyển host cho website WordPress mà không có downtime
Quá trình thường bao gồm 4 bước: export dữ liệu từ host cũ, chỉnh sửa thông tin database, upload dữ liệu lên và trỏ tên miền về host mới.
Export dữ liệu từ host cũ
Quá trình này bao gồm việc nén, download mã nguồn và export database từ phpMyAdmin về máy tính. Cách thức tiến hành cụ thể, các bạn vui lòng xem chi tiết trong bài viết “Hướng dẫn backup WordPress không cần dùng plugin“. Trong trường hợp không thể nén được file mã nguồn do host không đủ dung lượng hoặc host không có cPanel/ DirectAdmin… hãy sử dụng phần mềm FTP để truy cập và download tất cả file về máy tính => nén lại thành file .zip
.
Sau khi hoàn tất, các bạn sẽ nhận được 1 file .zip
chứa mã nguồn web và 1 file .sql
chứa database.
Chỉnh sửa thông tin database
1. Dùng ứng dụng NotePad++ đã cài sẵn trên máy tính để mở file .sql
chứa database ra. Tìm và xóa phần thông tin của database cũ đi (phần được bôi đen). Chúng thường là các đoạn nằm ở đầu:
Và ở cuối của database:
2. Sau khi hoàn tất, click vào nút Save trên ứng dụng để lưu lại.
Upload dữ liệu lên host mới
1. Đầu tiên, sử dụng File Manager của cPanel/ DirectAdmin hoặc phần mềm FTP để upload file .zip
chứa mã nguồn vào đúng thư mục lưu trữ mã nguồn của host mới (thường là thư mục public_html đối với tên miền là primary domain) => tiến hành giải nén nó ra. Đối với các file .zip
có dung lượng lớn (lên đến hàng GB), chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng phần mềm FTP để upload, tránh tình trạng gián đoạn giữa chừng do sự cố mạng.
Nếu bạn không biết cách làm, vui lòng tham khảo bước 5 và 6 của bài viết “Hướng dẫn cài đặt WordPress trên hosting có cPanel” (*).
2. Tiếp theo, tạo 1 database và database user trên host mới, phân quyền quản trị database cho database user. Tên của database và database user nên giống với tên trên host cũ (nếu chúng giống nhau, các bạn có thể bỏ qua bước 3). Nếu bạn không biết cách làm, hãy tham khảo từ bước 8 đến bước 11 của bài viết (*).
3. Mở file wp-config.php
của website (trên host mới) ra, khai báo lại thông tin của database cho trùng khớp với database đã tạo ở bước 2. Tham khảo bước 12 của bài viết (*) nếu bạn không biết cách làm.
4. Truy cập phpMyAdmin của host mới => click chọn database bạn vừa tạo ở bước 2 => click tiếp vào tab Import => chọn file .sql
mà bạn đã chỉnh sửa trên máy tính => click vào nút Go để bắt đầu quá trình import dữ liệu.
Trong trường hợp file .sql
có dung lượng vượt quá mức cho phép upload của phpMyAdmin, các bạn có thể dùng phần mềm 7-Zip hoặc WinRAR để nén nó lại thành file .zip
hoặc .gz
trước khi upload để giảm dung lượng file.
Sau khi hoàn tất, bạn sẽ nhận được dòng thông báo import thành công (trên nền màu xanh lá) và các table của database xuất hiện đầy đủ trong phpMyAdmin.
Trỏ tên miền về host mới
1. Trỏ tên miền của bạn về hosting mới. Nếu bạn trỏ bằng IP, có thể tham khảo bài viết “Hướng dẫn trỏ tên miền về host bằng địa chỉ IP“.
2. Sử dụng các công cụ check IP của tên miền hoặc dùng Command Prompt (CMD) của máy tính để ping và kiểm tra xem tên miền của bạn đã nhận IP của host mới hay chưa. Tham khảo bài viết “Hướng dẫn xóa cache DNS khi thay đổi IP của tên miền” nếu máy tính của bạn mãi không chịu nhận IP của host mới.
Nếu tên miền đã nhận IP mới => đăng nhập vào website => xóa cache website (nếu bạn dùng plugin tạo cache) và cache trình duyệt => kiểm tra kết quả cuối cùng. Nếu website hoạt động ổn định thì có nghĩa là bạn đã chuyển host thành công.
Bạn thường dùng phương pháp nào để chuyển host cho website WordPress của mình? Hãy chia sẻ với chúng tôi phương pháp mà bạn cho là đơn giản và hiệu quả nhất trong khung bình luận bên dưới.
Nếu bạn thích bài viết này, hãy theo dõi blog của tôi để thường xuyên cập nhật những bài viết hay nhất, mới nhất nhé. Cảm ơn rất nhiều. :)
cho em hỏi là em muốn chuyển sang cloud host thì các bước tiến hành như thế nào ạ
Cloud là thế nào bạn? Sử dụng control panel gì? Ý bạn là chuyển qua VPS ấy à?
Vâng, là qua VPS ấy a
Bạn muốn dùng VPS trong khi dữ liệu bạn cũng không biết cách chuyển thì bạn dùng kiểu gì? :P
Dạ, em cảm ơn a
sau khi mình chuyển code sang host mới, truy cập vào thì nói trắng trang chỉ có dòng chữ “Welcome to domain.com To change this page, upload a new index.html to your private_html folder” là lỗi gì thế ạ?
Bạn kiểm tra lại xem đã trỏ tên miền về host mới thành công chưa?
Ngoài vấn đề về “thời gian downtime” thì còn ưu điểm gì của phương pháp chuyển dữ liệu website thủ công này nữa không Hiếu nhỉ ?
Một ưu điểm nữa là có thể chia nhỏ mã nguồn ra để download/ upload từng phần trong trường hợp host có dung lượng hạn chế (không đủ dung lượng để nén/ giải nén toàn bộ mã nguồn cùng lúc). :P
Món chia tách file backup này chắc phải ngâm cứu thêm để còn xài. Mấy năm rồi mình toàn xài plugin, riếc quên hết thao tác sao lưu, khôi phục thủ công.
Em thì toàn làm thủ công để tránh downtime, trừ trường hợp host không có sẵn control panel (cPanel hoặc DirectAdmin). :P
Những nội dung vô cùng hữu ích, cảm ơn bác Hiếu đã chia sẻ