Cài SSL miễn phí cho website sử dụng dịch vụ WordPress Hosting (server Mỹ) của WP Căn bản.
Thời gian gần đây, nhiều bạn liên hệ hỏi tôi về việc không tìm thấy mục Lets Encrypt™ SSL trong cPanel của dịch vụ WordPress Hosting (server Mỹ) cung cấp bởi WP Căn bản nói riêng và dịch vụ hosting của một số nhà cung cấp nói chung. Làm thế nào để cài đặt được SSL miễn phí cho website của bạn khi mà Let’s Encrypt không còn được tích hợp sẵn trong cPanel nữa? Thực ra, nó vẫn ở đó, chỉ là được chuyển sang một khu vực khác mà thôi.
Tham khảo thêm:
- Hướng dẫn cài Let’s Encrypt miễn phí trên hosting cPanel
- Cài SSL cho WordPress trong nháy mắt với plugin Really Simple SSL
Bạn không tìm thấy mục Let’s Encrypt trong cPanel?
Điểm khác biệt dễ nhận ra nhất khi so sánh giao diện cPanel của server Mỹ với server Việt Nam là mục Lets Encrypt™ SSL đã không cánh mà bay. WP Căn bản loại bỏ Let’s Encrypt trên server Mỹ? Hay nhân viên kỹ thuật đã quên tích hợp tính năng này khi nâng cấp cPanel/ WHM? Tất cả đều không phải.
Trên thực tế, đối với server Mỹ, chúng tôi bỏ mục Lets Encrypt™ SSL đi vì nó đã được tích hợp luôn vào trong mục SSL/TLS Status. Và giờ đây, bạn có thể cài Let’s Encrypt cho nhiều domain cùng lúc với sự trợ giúp của tính năng AutoSSL do chính cPanel phát triển.
Gỡ bỏ self-signed SSL
Thông thường, domain sẽ được cài sẵn SSL self-signed ngay khi khởi tạo host (với primary domain) hoặc add domain. Loại SSL này không thể hoạt động trực tiếp được trên trình duyệt web. Do đó, các bạn cần phải gỡ bỏ nó trước khi cài đặt Let’s Encrypt.
1. Trước tiên, các bạn click vào mục SSL/TLS trong cPanel.
2. Tiếp theo, click vào mục Manage SSL sites.
3. Click vào nút Uninstall tương ứng với tên miền mà bạn muốn gỡ bỏ self-signed SSL.
4. Click vào nút Proceed để xác nhận gỡ bỏ.
5. Sau khi gỡ bỏ xong, quay trở lại giao diện của SSL/TLS (bước 2), click vào mục Generate, view, upload, or delete your private keys.
6. Click vào nút Delete tương ứng với tên miền mà bạn muốn xóa private key của self-signed SSL.
7. Click tiếp vào nút Delete Key để xác nhận việc xóa private key. Việc này sẽ đồng thời xóa luôn cả certificate của self-signed SSL.
Như vậy, bạn đã hoàn tất việc xóa bỏ self-signed SSL cho tên miền, trước khi tiến hành cài đặt Let’s Encrypt.
Cài SSL miễn phí (Let’s Encrypt) với AutoSSL
1. Đầu tiên, các bạn tìm mục SSL/TLS Status và click vào đó.
2. Click vào nút Run AutoSSL để tự động cài đặt Let’s Encrypt cho tất cả các tên miền chưa có SSL.
3. cPanel sẽ chuyển trạng thái sang AutoSSL is in progress…. Tất cả những gì các bạn cần làm là chờ cho đến khi tiến trình kết thúc.
Lưu ý:
- Trỏ tên miền về host trước khi tiến hành cài đặt SSL. Kiểm tra xem tên miền đã nhận đúng IP của host hay chưa. Nếu tên miền đang chạy các dịch vụ như CloudFlare, hãy tắt CloudFlare CDN trước khi cài đặt.
- Nếu bạn muốn loại trừ 1 tên miền nào đó ra khỏi danh sách cài SSL, hãy click vào nút Exclude from AutoSSL tương ứng với tên miền đó.
- Nếu bạn muốn bổ sung thêm 1 tên miền nào đó vào danh sách cài SSL, hãy click vào nút Include during AutoSSL tương ứng với tên miền.
4. Danh sách những tên miền đã cài đặt SSL và chưa cài đặt SSL sẽ được hiển thị tương tự như hình bên dưới:
Những tên miền được cài đặt SSL miễn phí bằng AutoSSL sẽ được tự động gia hạn SSL (3 tháng 1 lần). Nếu việc gia hạn gặp sự cố, hãy tham khảo bài viết “Lỗi gia hạn tự động Let’s Encrypt và cách khắc phục“.
Mọi thắc mắc liên quan đến việc cài SSL miễn phí (Let’s Encrypt) bằng AutoSSL trên dịch vụ WordPress Hosting của WP Căn bản, xin vui lòng gửi vào khung bình luận bên dưới để được giải đáp.
Nếu bạn thích bài viết này, hãy subscribe blog của tôi để thường xuyên cập nhật những bài viết hay nhất, mới nhất qua email nhé. Cảm ơn rất nhiều. :)
Nghèo quá, khi nào mới có tiền mua host của anh đây :'(
Chú cứ đùa. Host của anh rẻ bèo. Mà nó cũng là một nguồn với HawkHost thôi, chẳng qua anh có cách tối ưu hơi khác. :)
Gói 350k/năm của bạn Hiếu: host + theme + plugin + cài đặt theme miễn phí + hỗ trợ tiếng việt, mình thấy không có chỗ nào rẻ hơn đâu :P
Chắc là rào cản về vấn đề dung lượng lưu trữ. :D
” Gói 350k/năm của bạn Hiếu: host + theme + plugin + cài đặt theme miễn phí + hỗ trợ tiếng việt, mình thấy không có chỗ nào rẻ hơn đâu :P ” Thông tin này có đúng không vậy anh. Em thuê làm mỗi cái giao diện wp mất 2 củ này :( Nếu mà thông tin trên đúng chắc phải nhờ vả anh nhiều rồi. Cho em xin SĐT nhé
Chắc bạn Ngọc đang nói đến dịch vụ cài đặt WordPress miễn phí của bên mình. :)
bác hiếu ơi, được cài đặt miễn phí khi mua host bên bác à?
Đúng rồi bạn. Giờ hầu như host nào cũng có sẵn mà.
Uầy, cái auto SSL này mình mò từ trên xuống dưới không thấy ta, không biết là nó trốn đi đâu :3
Bác dùng host của bên nào? cPanel version mấy? :P
Oh host vip hơn rồi. giờ auto luôn khỏe khỏi phải chạy bằng tay
Thực ra đây là một tính năng do cPanel/WHM phát triển và đã có từ phiên bản 64 rồi. :)
Sáng nay vào host giật mình hok thấy đâu, may chat qua fb b Hiếu gửi cho bài này! Kể ra vẫn thích cái cũ hơn!
Làm rồi bạn Hiếu ạ, có 3 cái nó ko cho vì lý do “does not resolve to any IPv4 addresses on the internet” nhưng thấy không quan trọng lắm nên chắc không sao :D
Lỗi đấy là do bạn chưa tạo DNS record tương ứng trong trang quản trị tên miền. Mà cũng chả quan trọng, nếu bạn không dùng đến thì có thể bỏ qua.
Domain mình mới add thêm chỉ được là Self-signed không giống những domain trước trạng thái là AutoSSL Domain Validated. Vào web nó báo lỗi bảo mật hiếu ơi
Xóa đi và cài lại xem sao. :P
Bạn cho mình hỏi wpcanban đang dùng gói host nào của hawk nhỉ
Bên mình không dùng gói cụ thể nào của HawkHost cả. Đang dùng gói WPH Mini do bên mình tối ưu và phân phối. :D
Cảm ơn admin
Cám ơn anh Hiếu nhé. Em làm được rồi! Let’s Encrypt thì tự động gia hạn miễn phí, phải không ạ?
Đúng rồi bạn. Tự động gia hạn với chu kỳ 3 tháng 1 lần.
Đã run và nó cùng báo cài đặt thành công rồi nhưng khi vào web lại không hiển thị ssl là sao ta?
Có 2 khả năng. 1 là bạn chưa cài plugin để redirect từ HTTP sang HTTPS. 2 là trước khi cài Let’s Encrypt, bạn chưa gỡ SSL self-hosted. :P