Tạo firewall cho WordPress một cách đơn giản với plugin Block Bad Queries.
Nếu bạn sử dụng phần mềm diệt virus trên máy tính thì hẳn đã quá quen với thuật ngữ “firewall” hay “tường lửa” rồi phải không nào? Hiểu một cách đơn giản, firewall giống như một tấm lá chắn giúp ngăn chặn các mối đe dọa tiềm tàng (virus, mã độc, phần mềm gián điệp…) có thể gây hại cho máy tính của bạn. Blog/ website cũng giống như máy tính, chúng luôn phải đối mặt với vô vàn các cuộc tấn công theo đủ các phương thức khác nhau. Do đó, chúng cũng cần có “tường lửa” cho riêng mình để tránh khỏi nguy cơ bị “xâm phạm”.
Tham khảo thêm:
- Đâu là công cụ quét bảo mật tốt nhất dành cho WordPress?
- Top 5 Security plugins tốt nhất cho WordPress
Block Bad Queries (BBQ) có lẽ là plugin đơn giản nhưng hiệu quả nhất trong việc tạo firewall cho WordPress ở thời điểm hiện tại. Với hơn 300.000 lượt download và được đánh giá 5/5 sao, BBQ là cách nhanh chóng nhất giúp bạn trang bị cho blog/ website WordPress của mình một tường lửa mạnh mẽ.
Những tính năng nổi bật của BBQ
- Không yêu cầu phải cấu hình bất cứ thiết lập nào. Bạn chỉ cần cài đặt và kích hoạt là nó đã có thể hoạt động bình thường.
- Ngăn chặn hàng loạt các yêu cầu độc hại (malicious requests) khác nhau.
- Hoạt động dựa trên 5G/ 6G Blacklist.
- Quét tất cả lưu lượng truy cập và chặn các yêu cầu xấu (bad requests).
- Kiểm tra kỹ lưỡng, hoạt động âm thầm, hoàn toàn không gây lỗi và không ảnh hưởng đến hiệu suất của blog/ website.
- Cho phép tùy chỉnh chuỗi chặn (blocked strings) thông qua Whitelist/ Blacklist plugin.
Tạo firewall cho WordPress với BBQ
Tất cả những gì các bạn cần làm chỉ là cài đặt và kích hoạt plugin Block Bad Queries.
Việc còn lại đã có BBQ lo. Plugin này cũng có một bản trả phí (Pro) với các tính năng cao cấp hơn, giá dao động từ $15 đến $160. Tuy nhiên, với nhu cầu bình thường, bản Free đã là quá đủ.
Bạn có đang sử dụng plugin BBQ trên blog/ website của mình? Bạn đánh giá thế nào về hiệu quả thực tế của nó trong việc ngăn chặn các mối đe dọa bảo mật? Bạn đang sử dụng plugin khác hiệu quả hơn để tạo firewall cho WordPress? Hãy chia sẻ nó với chúng tôi bằng cách sử dụng khung bình luận bên dưới.
Nếu bạn thích bài viết này, hãy subscribe blog của tôi để thường xuyên cập nhật những bài viết hay nhất, mới nhất qua email nhé. Cảm ơn rất nhiều. :)
Mình có dùng wordpress sao khi truy cập lại hiện lên là visitor anti-bot validation chưa hiêu lam
Mình cũng chưa hiểu câu hỏi của bạn lắm. :P