Làm thế nào để quản lý WordPress multisite một cách hiệu quả?
Quản lý WordPress multisite có thể là một thách thức đối với nhiều người. Ngoài việc phải cập nhật mỗi trang web lên phiên bản WordPress mới nhất, bạn cũng phải cập nhật plugin và theme một cách thường xuyên. Chưa kể đến các nhiệm vụ khác, chẳng hạn như phê duyệt bình luận, cũng có thể mất rất nhiều thời gian bởi vì bạn phải liên tục chuyển đổi giữa các trang web, đăng nhập rồi lại đăng xuất.
Một điều may mắn là hiện nay, một số dịch vụ trực tuyến có khả năng trợ giúp bạn quản lý cùng lúc nhiều trang web WordPress một cách hiệu quả. Trong bài viết này, tôi sẽ giới thiệu đến các bạn 7 giải pháp quản lý WordPress tốt nhất.
1. ManageWP – Xem chi tiết
Thuộc sở hữu của nhà phát triển WordPress plugin – Vladimir Prelovac, ManageWP là dịch vụ quản lý WordPress trực tuyến nổi tiếng. Giao diện chính trực quan với tất cả các trang web được liệt kê ở bên trái và một phần tổng quan cho phép bạn nhanh chóng cập nhật các plugin, theme, xóa các phiên bản bài viết và loại bỏ bình luận spam.
Tất cả các ManageWP plans đều cho phép bạn quản lý đến 5 trang web miễn phí, theo dõi số liệu thống kê và quét trang web cũng được hỗ trợ trong free plans. Premium plans bắt đầu từ $0,80 cho mỗi trang web/tháng và hỗ trợ nhiều tính năng bổ sung như chức năng sao lưu và phục hồi.
2. WP Remote – Xem chi tiết
WP Remote cho phép bạn theo dõi một số lượng không giới hạn các trang web WordPress một cách miễn phí. Thông qua bảng điều khiển của WP Remote, bạn có thể cập nhật WordPress cũng như plugin và theme. Bạn cũng có thể tải về một bản snapshot (backup) các trang web của bạn.
Premium plans yêu cầu chi trả khoảng $5 cho mỗi trang web/tháng. Tính năng bổ sung bao gồm tự động sao lưu vào các máy chủ của họ (hoặc S3, Dropbox), gửi email thông báo hàng ngày và một bản ghi đầy đủ tất cả các hoạt động trên trang web của bạn.
3. CMS Commander – Xem chi tiết
Theo tôi, CMS Commander sở hữu một trong những giao diện trực quan nhất để quản lý nhiều trang web. Từ bảng điều khiển chính, bạn có thể thấy danh sách tất cả các trang web của bạn, một cái nhìn tổng quan và số liệu thống kê chi tiết về những thứ cần được cập nhật. Cập nhật có thể được thực hiện cho tất cả các trang web của bạn bằng cách sử dụng nút “Update All“.
CMS Commander có rất nhiều tính năng độc đáo như khả năng tích hợp mạng lưới tiếp thị liên kết và khả năng nhân bản trang web. Bạn cũng có thể chỉnh sửa bài viết số lượng lớn trên toàn bộ danh mục và sao chép toàn bộ bài viết từ một trang web khác. Nó cũng có sẵn chức năng tự động sao lưu.
Giá bắt đầu từ chỉ $4,90 mỗi tháng cho 5 trang web, tuy nhiên bạn cũng có thể lựa chọn free plans với các tính năng hạn chế.
4. iControlWP – Xem chi tiết
iControlWP có rất nhiều tính năng tuyệt vời như: tùy chọn tự động cập nhật, hoạt động với cùng lúc nhiều trang web, công cụ quét phần mềm độc hại và sao lưu tự động. Bảng điều khiển chính cũng cho phép bạn thực hiện cập nhật thủ công và phê duyệt bình luận.
iControlWP yêu cầu bạn chi trả $0,60 cho mỗi trang web. Plans với giá rẻ nhất là $3 mỗi tháng cho 5 trang web. Ngoài ra, bạn sẽ chỉ phải trả cho những gì bạn sử dụng ví dụ như $3,60 cho sáu trang web, $4,20 cho bảy trang web… Điều này có lợi với hầu hết người dùng WordPress khi so sánh với các dịch vụ khác sử dụng phương án giá cố định. Họ cung cấp bản thử nghiệm miễn phí 30 ngày cho phép bạn dùng thử các dịch vụ.
5. InfiniteWP – Xem chi tiết
InfiniteWP là một ứng dụng miễn phí mà bạn có thể cài đặt trên máy chủ để quản lý tất cả các trang web WordPress. Nó cho phép bạn tạo ra một mẫu đăng nhập chung để truy cập tất cả các trang web. Chỉ 1 click chuột để cập nhật tất cả các bản cập nhật có sẵn và cài đặt plugin số lượng lớn vào nhiều trang web. Bạn cũng có thể sử dụng InfiniteWP để sao lưu và khôi phục lại trang web của bạn.
Mặc dù InfiniteWP cho phép download miễn phí, nhưng phiên bản miễn phí của họ thiếu nhiều tính năng có thể được tìm thấy trên các dịch vụ khác như: quản lý người dùng, theo dõi thời gian hoạt động, nhân bản trang web và sao lưu theo lịch trình. Tất cả các tính năng này có thể được mua bằng một khoản phí. Thật không may, chúng rất tốn kém. Ví dụ, bạn sẽ phải trả $69 để mua các addon cho phép bạn quản lý các bài viết, các trang và $49 để quản lý bình luận. Toàn bộ các addons có thể được mua với giá $586 – khi chưa giảm giá là $837.
6. WP Pipeline – Xem chi tiết
WP Pipeline là một WordPress plugin cho phép bạn quản lý cùng lúc nhiều trang web. Nó có một số tính năng tốt như: khả năng gộp các trang web thành các nhóm, quản lý người dùng, sao lưu và dễ dàng cập nhật.
Basic option yêu cầu một khoản phí là $27 và cho phép kiểm soát lên đến 5 trang web. Standard option cung cấp nhiều giá trị hơn, cho phép kiểm soát lên đến 100 trang web với giá $67. Một điều hơi bất cập là WP Pipeline không có tùy chọn dùng thử trước khi đặt mua.
7. MainWP – Xem chi tiết
MainWP là một plugin quản lý WordPress, giúp bạn dễ dàng nâng cấp, lên lịch sao lưu và nhân bản trang web. Các tính năng bổ sung có thể được thêm bằng cách mua các phần mở rộng.
MainWP cho phép bạn kiểm soát tối đa 5 trang web miễn phí. Không giống như các giải pháp quản lý trang web khác, MainWP không giới hạn phiên bản miễn phí ở bất kỳ khía cạnh nào. Nó có tất cả các tính năng giống như plugin trả phí.
Standard option bán lẻ với giá $24 và cho phép quản lý lên đến 25 trang web. 100 trang web có thể được quản lý với giá $49 và không giới hạn số trang web với giá $79.
Tham khảo thêm: Top 10 Multisite plugins tốt nhất dành cho blog WordPress.
Nếu bạn thích bài viết này, hãy subscribe blog của tôi để thường xuyên cập nhật những bài viết hay nhất, mới nhất qua email nhé. Cảm ơn rất nhiều. :)
Mới tập tành vọc wordpress, phải học hỏi nhiều mới được
Mong bạn thường xuyên ghé qua ủng hộ mình. :)
Hiếu có tài liệu hoặc bài hướng dẫn gì về multisite wordpress
Mình có tham khảo của bác Thạch: http://thachpham.com/wordpress/wordpress-tutorials/huong-dan-su-dung-wordpress-multi-user.html
Tuy nhiên hướng dẫn chỉ dùng cho Apache, của mình dùng Nginx thì không biết làm thế nào được. Mong Hiếu hướng dẫn giùm, xin cảm ơn
Thực ra mình không biết nhiều về Nginx. Mình cũng có một ít tài liệu tiếng Anh về multisite dành cho Nginx nhưng chưa có điều kiện tìm hiểu kỹ. Nếu bạn cần, mình sẽ gửi link cho bạn hoặc là chịu khó đợi mình translate sang tiếng Việt. :D
hiện tại mình đang gặp vấn đề như này, mình có google nhiều nguồn nhưng không được. Mình vừa mua 3 domain và 1 stablehost basic, mình muốn sử dụng 3 domain này trên 1 host, mình google thì được biết dùng wordpress multisite. Mình làm theo hướng dẫn của bác thachpham và sử dụng cloudflare thì bị lỗi Error 522 (Website is offline). Mình search google thì có nhiều ý kiến về cloudflare. Hiện tại mình đang bế tắc quá, nếu bạn đọc được comment của mình thì giúp đỡ mình, cho mình hướng đi. Mình cám ơn.
Nếu bạn không dùng CloudFlare thì có bị lỗi không truy cập được không? :P
mình đã xóa cloudflare thì vào đc như bình thường, bạn có thể tư vấn giúp mình để mình cài 3 website trên hosting stablehost basic theo trình tự bước làm được không, hiện tại mình đang bị rối quá, cứ làm xong rồi hỏng rồi lại phải làm lại từ bước ban đầu. hic
Nếu phức tạp quá thì sao bạn không cài 3 site độc lập nhau. Chỉ cần add domain vào rồi cài đặt 3 source WordPress khác nhau là được mà. StableHost đâu có giới hạn số lượng add-on domain. :P
bạn có thể nói rõ hơn được không, mình vừa support bảo bên stablehost reset lại từ đầu, hiện tại mình chưa có hướng đi để làm thế nào cài đc 3 domain mới mua vào stablehost rồi dùng 3 theme wordpress khác nhau. hic
Trong cPanel có mục Add-on domain đó bạn. Bạn chỉ cần thêm domain vào là trong file manager sẽ xuất hiện thêm thư mục cùng tên với domain của bạn. Sau đó bạn up source WordPress vào mỗi thư mục đó rồi tiến hành cài đặt như bình thường thôi. Có gì khó đâu nhỉ? :P
mình chỉ cần dùng FTP bỏ sourch wordpress vào đó rồi thêm themes vào rồi chạy là được hả bạn, có cần cấu hình gì không
Bình thường bạn cài một site WordPress như thế nào thì cứ làm giống như vậy nhé. :P
truyền thống là mình dùng FTP
bạn cho mìn hỏi 1 chút, mình đã tiến hành xong các công việc liên quan đến cài đặt [Multisite]; cho mìn hỏi là khi tiên hsnahf đăng bài trên site con của [Multisite] muốn nó xuất hiện trên giao diện trang mẹ thì như nào, ví như các bài đăng ở chuyên mục A của sub.domain.com sẽ hiện trên trang chủ của doamin.com, còn khi click vào menu thì đã trỏ về subdomain
Mình ít khi làm multisite nên cũng không rõ lắm. Nhưng bạn có thể sử dụng các widget để hiển thị bài viết của trang con lên trang chính. Ví dụ như Display WordPress Posts Widget của Jetpack chẳng hạn. :)
Mình sử dụng InfiniteWP đã cài đặt thành công nhưng do lâu ko vào h đăng nhập lại thì lại không được dù đã đổi pass nhiều lần nó báo “Access restricted.” mà ko biết tại sao nữa
Lâu không sử dụng nên tài khoản bị khóa rồi bạn. Bạn thử liên hệ support của họ hoặc tạo tài khoản mới cho nhanh. :P
ManageWP bây giờ miễn phí không giới hạn website, và một số tính năng như backup theo tháng, quét bảo mật, quét tốc độ, cập nhật….
Và chỉ tính phí khi nâng cấp lên từng addons trả phí như
+ Backup hàng ngày: $2/site
+ Backup hàng giờ: $4/site
+ Quét bảo mật hàng ngày: $1/site
+ Uptime monitor: 1$/site
+ Nhiều tính năng khác
Giao diện nó dễ xài, và nó khác so với ảnh bài viết giờ =)))
Mình cũng dang xài ManageWP để quản lý tất cả website
Suýt quên, ManageWP không biết có hỗ trợ Multisite không. Mình đang tìm hiểu về Multisite, search Google thấy bài này nên tiện thể bình luận luôn ấy mà.
Ngoài ManageWP thì mình thấy xài nhiều MainWP, miễn phí nhiều cái. Nhưng giao diện nó thì nhìn không thích lắm.
mình dùng Wp multisite nhưng bây giờ muốn tách riêng 1 subsite ra hosting khác thì làm thế nào nhỉ ad Trung Hiếu ơi???
Cái này có nhiều giải pháp lắm. Ví dụ như đơn giản thì bạn có thể sử dụng plugin Shipper Pro (có 7 ngày dùng thử) theo hướng dẫn tại đây. Plugin Duplicator Pro hình như cũng có sẵn tính năng này. Hoặc nếu muốn làm thủ công thì bạn có thể tham khảo bài viết này.
cám ơn ad Trung Hiếu nhé, sáng giờ mới xong.
chúc ad sức khỏe, blog phát triển tốt nhé