Theo mặc định, trình soạn thảo của WordPress (WordPress Editor) chỉ hiển thị một số nút chức năng cơ bản (khoảng 26 nút). Đối với một người như tôi thì chừng đó là quá đủ để hoàn thiện một bài viết theo đúng ý muốn. Tuy nhiên, nếu cảm thấy bấy nhiêu chức năng là không đủ, bạn hoàn toàn có thể sử dụng các plugin có sẵn để cải tiến nó. Dưới đây, chúng tôi đã tổng hợp được một danh sách gồm 8 plugin miễn phí tốt nhất từ WordPress.org giúp mở rộng thêm chức năng cho WordPress Editor.
Trình soạn thảo WordPress
Giới thiệu về trình soạn thảo WordPress. Hướng dẫn sử dụng trình soạn thảo WordPress. Thủ thuật và plugin giúp cải tiến trình soạn thảo WordPress.
Cài đặt trình soạn thảo cổ điển (Classic Editor) cho WordPress
Như vậy là vào ngày 06/12/2018, tức là vào tối hôm qua theo giờ Việt Nam, khi người dân khắp cả nước đang đắm chìm trong không khí bóng đá, WordPress 5.0 đã chính thức được phát hành tới tay người dùng. Ngoại trừ trình soạn thảo Gutenberg và một theme mới – Twenty Nineteen (2019), WordPress 5.0 hầu như không có cải tiến gì đáng kể. Tuy nhiên, chính trình soạn thảo mới lại khiến nhiều người bỡ ngỡ và có chút khó chịu khi sử dụng.
Chuyển từ Classic Editor sang Block Editor (Gutenberg)
Như vậy là đã hơn 1 năm kể từ khi trình soạn thảo Gutenberg (Blocks Editor) được phát hành trên phiên bản WordPress 5.0. Trải qua rất nhiều bản cập nhật, Gutenberg hiện tại đã tốt hơn rất nhiều. Nếu bạn đang có ý định chuyển qua sử dụng Block Editor cho website WordPress của mình thì đây là thời điểm không thể thích hợp hơn. Tuy nhiên, có một chút vướng mắc là kể cả khi bạn đã xóa bỏ plugin Classic Editor thì những bài viết được tạo ra bởi trình soạn thảo cổ điển trước đây vẫn không được tự động chuyển qua trình soạn thảo mới.
Cải tiến trình soạn thảo WordPress không cần dùng plugin
Trình soạn thảo WordPress mặc định có 14 nút chức năng và nếu hiển thị đầy đủ, con số sẽ là 26. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều chức năng bị ẩn và trong những bài viết trước, tôi đã giới thiệu đến các bạn một số plugin tốt nhất giúp cải tiến các chức năng của trình soạn thảo WordPress một cách đơn giản và nhanh chóng. Nếu bạn không muốn sử dụng quá nhiều plugin để tránh ảnh hưởng đến hiệu suất của blog/ website thì bài viết này là dành cho bạn. Ngay sau đây, tôi sẽ hướng dẫn cho các bạn cách kích hoạt thêm 9 chức năng bị ẩn.
Tùy biến trình soạn thảo WordPress với TinyMCE Advanced
WordPress Visual Editor sở hữu một số lượng nút chức năng tương đối đầy đủ để tạo ra một bài viết tuyệt vời. Nhưng nếu muốn thay đổi kích thước chữ, Font chữ hoặc màu nền của văn bản… bạn cần phải làm thủ công bằng cách sử dụng HTML. Sẽ khá khó khăn nếu bạn không có chút kiến thức nào về HTML và CSS. May mắn thay, WordPress Visual Editor là TinyMCE – một trình biên tập mã nguồn mở WYSIWYG (What-You-See-Is-What-You-Get).
Bình luận mới nhất