Trong bài viết “Bật mí về các công nghệ mà WP Căn bản đang sử dụng”, tôi đã từng chia sẻ với các bạn về việc tôi đang sử dụng Mandrill để làm máy chủ gửi mail SMTP cho blog của mình. Tuy nhiên, việc đăng ký Mandrill không thể tiến hành theo cách thông thường, do nhà cung cấp này đã chặn các tài khoản đăng ký mới có IP từ Việt Nam. Tôi không hiểu cách “bậc tiền bối” trước đây đã làm cái gì để rồi chúng ta phải nhận lấy hậu quả nặng nề như vậy.
Sắp xếp lại WordPress Admin Menu với Admin Menu Manager
Mỗi quản trị viên WordPress lại có nhu cầu khác nhau khi sử dụng các chức năng trong Admin Menu. Ví dụ, một người có thể truy cập thường xuyên vào menu bài viết (Posts) và hiếm khi chạm vào menu giao diện (Appearance). Một người khác lại chủ yếu chỉ sử dụng menu của một loại bài viết tùy chỉnh nào đó và hầu như không động đến những menu còn lại… Vậy làm thế nào để sắp xếp lại thứ tự cũng như bố cục của Admin Menu cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn?
Top 5 plugins ẩn link affiliates tốt nhất cho WordPress
Affiliates (hay tiếp thị liên kết) là một trong những hình thức kiếm tiền online phổ biến nhất hiện nay. Để bắt đầu kiếm tiền với affiliates, trước tiên các bạn cần phải đăng ký tham gia các mạng tiếp thị liên kết (chẳng hạn như Cj, ClickBanks,…) sau đó lấy link giới thiệu (hay link affiliates) chèn lên blog/website, đăng lên các mạng xã hội hoặc gửi cho những người khác.
Tóm tắt lịch sử hình thành và phát triển của WordPress
Bạn cũng đang sử dụng WordPress làm mã nguồn cho blog/website của mình? Vậy bạn đã bao giờ thử tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của WordPress chưa? Nó xuất phát từ đâu và có những cột mốc quan trọng nào đáng lưu ý? Nếu chưa, hãy dành ra ít phút để cùng WP Căn bản tìm hiểu nhé.
Top 17 plugins tạo slider tốt nhất cho blog WordPress
Thanh trượt (slider) là một ý tưởng tuyệt vời để làm nổi bật những bài viết hay nhất của bạn, công bố tin tức quan trọng và hiển thị hình ảnh, video theo một cách sống động. Cửa hàng trực tuyến cũng sử dụng chúng để quảng cáo những mặt hàng đặc biệt và các sản phẩm quan trọng. Trong vài năm qua, tôi nhận thấy rằng, thanh trượt đã trở thành một phần không thể thiếu của nhiều theme WordPress miễn phí cũng như trả phí.
Top 10 theme WordPress miễn phí dành cho tháng 5 năm 2014
Hầu hết các theme WordPress được liệt kê trong bài viết này có nhiều tính năng cao cấp như theme options, responsive styles, các lựa chọn tùy biến và hỗ trợ dịch sang các ngôn ngữ khác nhau. Chúng tôi đã chọn những WordPress themes miễn phí tốt nhất để sử dụng cho mục đích cá nhân hoặc doanh nghiệp hay bất kỳ loại trang web nào khác. Tất cả các theme đều được thiết kế chuyên nghiệp và có thể được sử dụng để “cải tạo” trang web của bạn trong tháng 5 năm 2014.
Top 7 maintenance plugins độc đáo cho blog WordPress
Các blogger nên có plugin sau đây trong bảng quản trị WordPress của mình để quản lý blog hoặc trang web một cách tốt hơn. Hãy cùng WP Căn bản điểm qua 7 maintenance plugin tốt nhất dành cho blog WordPress và đừng quên giúp chúng tôi chia sẻ bài viết nếu bạn thấy nó hữu ích.
Top 60 WordPress plugins tốt nhất năm 2014 (Phần 1)
WordPress cung cấp mã nguồn cho hơn 150 triệu blog trực tuyến. Đó là cách nhanh nhất và dễ nhất để tạo ra trang web trực tuyến của riêng bạn. Trên thực tế, một số công ty lớn nhất trên thế giới cũng đang sử dụng WordPress, bao gồm cả Wall Street Journal, CNN, People Magazine và Yahoo! Những người nổi tiếng cũng đang làm điều tương tự. Richard Branson, Tony Robbins, Guy Kawasaki, Mark Cuban và nhiều người khác nữa, tất cả blog của họ đều chạy trên nền tảng WordPress.
7 Font plugins hữu ích cho blog WordPress
Với các font plugins, bạn có thể kiểm soát một cách dễ dàng các font chữ trên trang web WordPress của mình mà không cần phải có kiến thức về lập trình. Tất nhiên, trong nhiều trường hợp, bạn có thể làm nhiều hơn nữa bằng cách chỉnh sửa tập tin CSS của theme. Nhưng việc này mất khá nhiều thời gian và có thể phá vỡ khả năng cập nhật theme theo cách thông thường.
Quản lý toàn bộ external và internal links trong WordPress
Sẽ có những lúc bạn cần phải quản lý toàn bộ links (liên kết) trên blog của mình. Đó là khi bạn phải cập nhật anchor text, thêm hoặc loại bỏ thẻ nofollow, chỉnh sửa các liên kết… Sẽ rất khó khăn và mất thời gian nếu bạn kiểm tra từng bài viết riêng lẻ để sửa chữa các liên kết. Sau đó một thời gian tìm kiếm, tôi đã phát hiện plugin Outbound Link Manager. Mặc dù được đặt tên là Outbound Link Manager, nhưng bạn cũng có thể sử dụng nó để quản lý các internal links (liên kết nội bộ).
Bình luận mới nhất