[Chia sẻ] Blog của bạn có bao nhiêu độc giả trung thành?
“Độc giả trung thành” là cụm từ thường được dùng để chỉ những người thường xuyên ghé thăm blog/ website của bạn để xem có gì mới, có gì hấp dẫn hay không? Mức độ thường xuyên có thể là hàng phút, hàng giờ, hàng ngày hoặc hàng tuần. Còn cả tháng mới vào một vài lần thì chẳng ai gọi là thường xuyên nữa phải không nào? “Độc giả trung thành” thường truy cập trực tiếp vào blog/website của bạn thông qua một liên kết mà họ nhớ hoặc đã “bookmark” sẵn (trang chủ chẳng hạn). Nên đây là một nguồn truy cập đặc biệt hữu ích và cần thiết, trong trường hợp blog/ website của bạn bị các công cụ tìm kiếm và mạng xã hội “ruồng bỏ”.
Những độc giả trung thành cũng chiếm phần lớn “công lao” trong việc mang lại nguồn thu cho blog/ website của bạn (click quảng cáo, mua hàng thông qua link affiliates, thuê dịch vụ do bạn cung cấp…). Do đó, kiếm được thật nhiều độc giả trung thành là điều cần thiết nếu bạn muốn kiếm tiền online thành công.
Tham khảo thêm:
- Từ bỏ game và bắt đầu sự nghiệp kiếm tiền online
- Tôi đã xây dựng blog WP Căn bản như thế nào?
- Tôi kiếm tiền từ blog WP Căn bản như thế nào?
Làm thế nào để có nhiều độc giả trung thành?
Blog/ website của bạn có khoảng bao nhiêu độc giả trung thành? Làm thế nào để xây dựng được một cộng đồng “độc giả trung thành” đông đảo và tích cực cho blog/ website của bạn?
Theo tôi, để một blog/ website có nhiều độc giả trung thành, nó cần hội tủ đủ các yếu tố sau:
1. Chia sẻ nội dung hữu ích và thực tế
Hãy chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm của chính bản thân bạn với độc giả. Nhưng:
- Đừng cố ăn cắp hay sao chép những gì mà các bloggers/ webmasters khác đã từng chia sẻ. Hãy là người dẫn đầu và tạo ra sự khác biệt, đừng đi theo những lối mòn có sẵn. Nếu vào blog/ website khác cũng có thể tìm được những nội dung tương tự thì liệu độc giả còn cần phải quay trở lại blog của bạn nữa hay không?
- Đừng bao giờ chia sẻ những kiến thức mà chính bạn cũng không hiểu, không biết và không làm được. Chẳng hạn như chia sẻ kinh nghiệm kiếm tiền với Google AdSense trong khi bạn không thể tự đăng ký nổi một cái tài khoản AdSense và phải đi mua tài khoản của người khác. Điều này dễ khiến bạn đánh mất lòng tin nơi độc giả và những thứ mà bạn chia sẻ sẽ chẳng còn một chút trọng lượng nào nữa.
2. Không giật tít câu views, đánh lừa độc giả
Đây là một lỗi mà rất nhiều bloggers/ webmasters đang gặp phải. Chẳng hạn như đặt tiêu đề bài viết là “Top 10 gì gì đó…” nhưng trong phần nội dung lại chỉ đề cập được một vài cái và thậm chí còn rất sơ sài. :P
Họ nghĩ rằng việc giật tít sẽ kích thích sự tò mò của độc giả và giúp họ kiếm về một lượng views kha khá. Tuy nhiên, đó chỉ là suy nghĩ thiển cận mà thôi. Phần lớn độc giả, sau khi “bị lừa” một vài lần, sẽ chẳng bao giờ quay trở lại blog/ website của bạn nữa. Khả năng tương tác để tạo ra lợi nhuận cũng sẽ sụt giảm một cách nghiêm trọng.
Vì vậy, lời khuyên là bạn nên chia sẻ mọi thứ một cách thành thật và chính xác, không nên giật tít câu views, đánh lừa độc giả.
3. Thiết kế giao diện thân thiện với người dùng
Giao diện blog/ website cần được thiết kế một cách gọn gàng và khoa học, dễ thao tác, dễ điều hướng. Hãy lấy nội dung làm trung tâm và cố gắng làm thế nào cho nó trở nên nổi bật nhất. Đừng để độc giả cảm thấy khó chịu khi liên tục bị quảng cáo che khuất tầm mắt hoặc pop-up nhảy tùm lum. Doanh thu quan trọng, nhưng trải nghiệm của người dùng còn quan trọng hơn.
4. Xây dựng hệ thống đăng ký nhận bản tin
Khuyến khích độc giả đăng ký nhận thông tin từ blog/ website của bạn là một phương pháp hiệu quả để lôi kéo họ quay trở lại. Mỗi khi một bài viết mới được đăng tải, độc giả của bạn có thể nhận được thông báo qua email hoặc một ứng dụng đọc tin nào đó. Nếu thấy nó hấp dẫn, họ sẽ chẳng ngại ngần gì mà không truy cập blog/ website của bạn để đọc. Đồng nghĩa với việc bạn đã có một nguồn truy cập thường xuyên (nếu chăm chỉ đăng bài).
Tham khảo thêm:
- Hướng dẫn đăng ký FeedBurner cho WordPress
- Một số thiết lập cơ bản để tối ưu FeedBurner cho WordPress
5. Cố gắng tương tác thật nhiều với độc giả
Một trong những điều thực tế nhất mà bạn có thể làm là cố gắng phản hồi, trả lời các câu hỏi có trong bình luận, feedback của độc giả. Nếu bạn cố tình bỏ sót hoặc phớt lờ, độc giả có thể sẽ cảm thấy họ không được tôn trọng, quan tâm và không bao giờ quay trở lại hoặc tiếp tục bình luận nữa.
Tham khảo thêm: Gửi email thông báo khi có bình luận mới trên blog WordPress
Nhiều bloggers thường rêu rao có hàng ngàn, hàng chục ngàn lượt truy cập mỗi ngày, nhưng hãy nhìn xem, mỗi bài viết của họ có bao nhiêu bình luận. Điều này thể hiện mức độ tương tác giữa độc giả với blog/ website của họ đến đâu.
Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao WP Căn bản lại có đến gần 11.300 bình luận chỉ sau chưa đầy 2 năm thành lập? Đây thực sự là một con số “đáng thèm muốn” của nhiều blog cá nhân tại Việt Nam.
Bởi vì tôi luôn cố gắng giải đáp những thắc mắc mà họ đang gặp phải một cách nhanh chóng, kịp thời. Và hơn hết, chúng tôi có một cộng đồng “độc giả trung thành” đông đảo và tích cực. Những người luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, ý kiến của bản thân về những vấn đề được đề cập trong bài viết. Những người không ngại khổ, không ngại xấu hổ, truy cầu kiến thức, sẵn sàng đặt câu hỏi để được giải đáp. Xin cảm ơn sự ủng hộ của tất cả các bạn!
Trên đây là một vài kinh nghiệm mà tôi đã đúc rút được trong quá trình xây dựng và phát triển blog WP Căn bản. Hy vọng, chúng sẽ có ích với bạn trong việc xây dựng cộng đồng “độc giả trung thành” cho blog/ website của mình.
Còn bạn thì sao? Bạn nghĩ gì về vấn đề này? Theo bạn, độc giả trung thành có quan trọng không? Hãy chia sẻ suy nghĩ và quan điểm của bạn với mọi người bằng cách sử dụng khung bình luận bên dưới.
Nếu bạn thích bài viết này, hãy subscribe blog của tôi để thường xuyên cập nhật những bài viết hay nhất, mới nhất qua email nhé. Cảm ơn rất nhiều. :)
Thím Hiếu! Em hỏi thật cái này, thím cũng phải trả lời thật nhé, đù -_-
Trang em vừa hết tháng thứ 5 :v Cơ mà lượt truy cập một ngày trung bình thì có 1k, lượt xem thì 2k5+, vậy là bình thường, hay chậm vậy thím -_- Thấy mấy thằng sao làm 2 3 tháng mà đã hơn mình gấp 2, 3 rồi! Hỏi để biết đường cải cmn tiến. Thấy có gì đó cứ sai sai! À mà trang e từ Google, Bing, Yahoo + La Bàn là chủ yếu chứ không có spam sờ piếc gì nha =.=!
Anh nghĩ nếu không spam, để nó phát triển một cách tự nhiên thì như vậy là bình thường. Nhiều người kéo traffic rất giỏi, nhưng chủ yếu là nhờ spam thôi, không bền. Chú cứ bình tĩnh, chậm nhưng chắc thì vẫn hơn. :)
Phù: “thở phào” -__-
Xin lỗi! Cho mình hỏi Trung Hiếu một chút nhé. Cái theme elegant bạn bán có cập nhật trực tiếp được không? Độ an toàn như thế nào? Support ra hạn kiểu gì?… Giá bạn bán quả thật rất mềm, thực sự là rất thú vị.
Không cập nhật trực tiếp được bạn nhé. Bạn phải upload và ghi đè lên thư mục cũ (mình đã có bài hướng dẫn rồi). Theme nguyên bản 100% giống như của nhà cung cấp. Khi sắp hết hạn update thì mình sẽ gửi mail thông báo cho bạn. Bạn sẽ quyết định có tiếp tục gia hạn để nhận update hay không. :)
Cám ơn bạn! Mình rất thích cái theme elegant và giá cả cũng rất mềm, nhưng chỉ sợ mỗi cái upload thôi. Nó đắt gấp đôi mà upload trực tiếp thì cũng đỡ ngại hơn.
Nếu cho phép update trực tiếp thì phải cung cấp license key. Mà cung cấp license key thì không cần đóng tiền gia hạn vẫn có thể update được. Trong khi bên mình phải đóng tiền gia hạn hàng năm cho nhà cung cấp. Đó là lý do bên mình phải update bằng phương pháp thủ công. :P
blog của anh cũng đc em bookmark từ lâu rồi, nhưng căn bản tên miền wpcanban dễ nhớ nên đôi khi toàn gõ trực tiếp. Liệu e có phải độc giả trung thành không nhỉ ^^
Như vậy thì chắc là tính luôn cả bạn vào rồi kaka
:D Cảm ơn bạn đã ủng hộ blog của mình trong suốt thời gian qua. :)
Anh em hay kéo traffic về bằng cách nào, sau đó giữ chân độc giả ra sao?!