Hướng dẫn tạo addon domain và subdomain trong cPanel một cách chuẩn xác nhất.
Đọc qua tiêu đề bài viết chắc hẳn nhiều bạn sẽ cho rằng tôi viết bài này là “thừa thãi”. Thêm addon domain hay tạo subdomain trong cPanel là việc trẻ con cũng biết. Điều đó chưa hẳn đã đúng. Hầu như tất cả mọi người đều biết thêm addon domain hay tạo subdomain vì quy trình khá đơn giản. Tuy nhiên, họ thường hiếm khi để ý xem mình đã làm đúng cách hay chưa. Nếu bạn hoàn toàn tự tin vào bản thân, hãy bỏ qua bài viết này. Ngược lại, hãy dành một chút thời gian để xem qua hướng dẫn nhé.
Tham khảo thêm:
- Tạo email với tên miền riêng trên hosting sử dụng cPanel
- Hiển thị file htaccess trong cPanel một cách đơn giản
Tạo addon domain và subdomain
1. Đầu tiên, các bạn cần phải truy cập vào cPanel, tìm mục Domains và click vào đó.
2. Trong giao diện Domains, click vào nút Create A New Domain.
Bước tiếp theo sẽ chia làm 2 trường hợp khác nhau: tạo addon domain và tạo subdomain.
Tạo addon domain
3. Điền addon domain mà bạn muốn thêm vào mục Domain. Trong mục Document Root (File System Location):
- Nếu bạn muốn addon domain dùng chung tài nguyên (file, database, SSL…) với primary domain trong thư mục
public_html
, hãy tick vào mục Share document root (…) with “…”. Lúc này, addon domain sẽ đóng vai trò như một parked domain hay aliases. Nghĩa là bạn chạy nhiều domain trên cùng một mã nguồn web.
- Nếu bạn muốn addon domain sử dụng tài nguyên (file, database, SSL…) hoàn toàn riêng biệt, hãy bỏ tick trong mục Share document root (…) with “…”. Bên dưới ngay lập tức sẽ xuất hiện thư mục sẽ được dùng để chứa dữ liệu của addon domain cũng như subdomain đại diện cho nó. Hãy để nguyên Document Root theo mặc định, thư mục của addon domain sẽ được tạo ngang hàng với thư mục
public_html
chứ không phải nằm bên trong. Với mục Subdomain, các bạn có thể xóa bỏ phần đuôi tên miền đi cho gọn hoặc có thể để nguyên như mặc định.
Click vào nút Submit để gửi yêu cầu tạo addon domain. Chờ trong giây lát để quá trình hoàn tất.
4. Truy cập vào trang quản lý tên miền của bạn và trỏ domain vừa thêm về host. Tham khảo bài viết “Hướng dẫn trỏ tên miền về hosting cPanel bằng IP Address“.
Sau khi trỏ thành công, các bạn có thể tiến hành cài đặt SSL theo “Hướng dẫn cài SSL miễn phí với AutoSSL trên cPanel“.
Tạo subdomain
3. Điền subdomain mà bạn muốn thêm vào mục Domain. Trong mục Document Root (File System Location):
- Nếu bạn muốn subdomain dùng chung tài nguyên (file, database, SSL…) với primary domain trong thư mục
public_html
, hãy tick vào mục Share document root (…) with “…”. Lúc này, subdomain sẽ đóng vai trò như một parked domain hay aliases. Nghĩa là bạn chạy nhiều domain trên cùng một mã nguồn web.
- Nếu bạn muốn subdomain sử dụng tài nguyên (file, database, SSL…) hoàn toàn riêng biệt, hãy bỏ tick trong mục Share document root (…) with “…”. Bên dưới ngay lập tức sẽ xuất hiện thư mục sẽ được dùng để chứa dữ liệu của subdomain. Hãy để nguyên Document Root theo mặc định, thư mục của subdomain sẽ được tạo ngang hàng với thư mục
public_html
chứ không phải nằm bên trong.
Click vào nút Submit để gửi yêu cầu tạo subdomain. Chờ trong giây lát để quá trình hoàn tất.
4. Truy cập trang quản lý tên miền và khai báo thêm record DNS cho subdomain. Cách làm hoàn toàn tương tự như tên miền mẹ (1 A record tên là subdomain.domain.com
trỏ về IP của host và 1 CNAME record tên là www.subdomain.domain.com
trỏ về subdomain.domain.com
). Nhớ thay subdomain.domain.com
cho phù hợp với domain của bạn. Sau khi trỏ subdomain về host thành công, tiến hành cài đặt SSL nếu cần thiết.
Thiết lập phiên bản PHP cho domain
1. Truy cập mục MultiPHP Manager trong cPanel.
2. Tick vào addon domain hoặc subdomain tương ứng mà bạn muốn thiết lập phiên bản PHP => Chọn 1 phiên bản PHP bất kỳ bắt đầu bằng alt-
trong mục PHP Version => click vào nút Apply.
3. Tick vào addon domain hoặc subdomain tương ứng một lần nữa => chọn inherit
trong mục PHP Version => click vào nút Apply.
4. Chờ trong giây lát cho quá trình hoàn tất, nếu bạn nhận được trạng thái inherited
tương ứng thì có nghĩa là bạn đã thiết lập phiên bản PHP thành công.
Giờ đây, phiên bản PHP của addon domain hoặc subdomain sẽ được áp dụng theo phiên bản PHP đã chọn trong tính năng Select PHP Version của CloudLinux.
Phiên bản PHP này thường đã được WP Căn bản chọn và thiết lập sẵn để tương thích với mã nguồn WordPress tốt nhất. Các bạn không cần phải làm gì thêm.
Xóa addon domain và subdomain
Để xóa addon domain hoặc subdomain đã thêm trước đó, các bạn chỉ cần làm theo các bước sau:
1. Trong giao diện Domains, click vào nút Manager tương ứng với addon domain hoặc subdomain muốn xóa.
2. Click vào nút Remove Domain.
3. Click tiếp vào nút Yes, Remove This Domain để xác nhận.
4. Chờ trong giây lát để quá trình hoàn tất là các bạn đã xóa bỏ addon domain hoặc subdomain thành công. Tuy nhiên, dữ liệu của chúng (file, database…) sẽ không bị xóa bỏ nên các bạn sẽ cần truy cập vào File Manager và phần quản trị MySQL để xóa thủ công.
Thật đơn giản phải không nào? Chúc các bạn thành công!
Trên đây là hướng dẫn tạo addon domain và subdomain trong cPanel theo cách chuẩn nhất. Còn bạn thì sao? Bạn có chỉnh lại đường dẫn thư mục tên miền khi thêm addon domain và subdomain hay không? Hãy chia sẻ với chúng tôi kinh nghiệm hoặc ý kiến của bạn trong khung bình luận bên dưới.
Nếu bạn thích bài viết này, hãy theo dõi blog của tôi để thường xuyên cập nhật những bài viết hay nhất, mới nhất nhé. Cảm ơn rất nhiều. :)
Nếu có thêm một bài viết nói về việc trỏ tên miền nữa thì càng hay.
Chẳng hạn nếu tên miền đang trỏ Nameserver về Hosting rồi thì việc tạo Sub là không cần tạo thêm Record nữa.
Mà mình thấy khi tạo Addon Domain, có lẽ là tùy nhà cung cấp hosting, có hosting nó tạo sẵn folder ngang hàng với public_html luôn, chứ không phải nằm trong public_html như trong ảnh đâu.
Trước đây mình đựng vào cPanel thường chỉ để thao tác những vấn đề liên quan đến Database hoặc File Manager FTP này nọ. Nhưng việc phân chia domain chưa từng đụng qua nhưng qua bài viết của bạn làm mình củng muốn tò mò làm thử. không biết làm sai có bị làm sao không ạ.
Trừ khi bạn muốn chạy nhiều website trên cùng một host, nếu không đâu có lý do gì để làm. :P
Sau khi tạo thư mục mới của subdomain thì bên trong là thư mục rỗng chưa có gì, mình phải copy mã nguồn wordpress sang mới chạy được phải không bạn?
Đúng rồi bạn. Không có mã nguồn thì làm sao chạy được. :)
Thấy mấy ông làm gì mà mấy external link đề phải nhảy qua tên miền con của mấy ổng rồi mới đi qua link đích. làm vậy chi ko biế anh Hiếu nhỉ?
trước giờ không biết, nghèo rồi còn mua nhiều domains
Khi website sử dụng subdomain bị ăn quả sanbox của google (bị phạt do copy bài hàng loạt) thì domain chính có bị ảnh hưởng không bác?
Cái này mình không rõ lắm vì chưa dính bao giờ. Về lý thuyết thì chúng là 2 website độc lập nhưng trên thực tế lại liên quan với nhau ở tên miền gốc. Khó nói. :)
Mỗi lần tạo thêm domain thì hosting nó tạo ra rất nhiều tên miền phụ kiểu, tất cả đều truy cập được. Tại sao lại như vậy và mình có xóa được không admin?
Không xóa được đâu bạn nhé.
Vậy nó có ảnh hưởng gì đến seo không nhỉ, vì nó có nội dung y chang site chính
Lần đầu tiên mình nghe có người thắc mắc về vấn đề này đấy. :) Nếu ảnh hưởng đến SEO thì ai dám dùng nữa bạn? :P
Chào bạn, bạn cho tớ hỏi chút. Tớ mua themes Avada bản quyền sử dụng 1 site, thì có sử dụng key cho cả domain và subdomain được không bạn nhỉ?
Không bạn nhé. Web chạy trên subdomain cũng được tính là 1 site riêng biệt và có vai trò ngang với site chạy trên domain chính.
Tớ cám ơn nhé!
Đang loay hoay search gg thì vô wpcanban thấy ngay bài này. Kiểu làm này tốt để làm dịch vụ
Thế mà vẫn ế hàng. Buồn. :(