Từ trước đến nay, tôi chỉ quen dùng 2 plugin là Jetpack và Genesis Simple Share để tạo các nút chia sẻ mạng xã hội trên blog WP Căn bản. Tuy nhiên, áp lực từ việc Google giới thiệu thuật toán xếp hạng trải nghiệm trang đã khiến cho tôi phải tìm ra một giải pháp mới nhằm giảm page-size và số lượng truy vấn HTTP xuống mức thấp nhất có thể. Sau một thời gian dài nghiên cứu và thử nghiệm, cuối cùng tôi cũng đã phát triển được một plugin tạo nút chia sẻ mạng xã hội siêu nhẹ, gần như không gây ảnh hưởng tới tốc độ load của website.
Thủ thuật WordPress
Tổng hợp các thủ thuật WordPress hay và hữu ích, chia sẻ các kinh nghiệm và mẹo vặt giúp tối ưu hóa website WordPress của bạn một cách nhanh chóng.
Vô hiệu hóa RSS Feed trong WordPress một cách đơn giản
RSS Feed hay RSS (Really Simple Syndication) là một loại dữ liệu thường được cung cấp trên website thông qua định dạng XML. RSS Feed chủ yếu có tác dụng cho phép người dùng theo dõi các nội dung mới trên website một cách nhanh nhất và hoàn toàn tự động dựa vào một dịch vụ online hoặc phần mềm đọc tin RSS chuyên dụng. Tuy nhiên, tính năng này thực sự không mấy hữu ích tại Việt Nam bởi vì số lượng người sử dụng không nhiều. Thêm vào đó, RSS Feed thường bị lợi dụng cho mục đích đánh cắp dữ liệu.
Sử dụng định dạng WebP cho hình ảnh trong WordPress
Nếu bạn chưa biết thì WebP chính là một trong những chìa khóa quan trọng giúp WP Căn bản có được tốc độ load “thần sầu” như ngày hôm nay, bên cạnh những bí quyết đã được bật mí trước đó. Với WebP, các bạn có thể giảm page-size đi đáng kể nhờ dung lượng của ảnh ở định dạng WebP thấp hơn rất nhiều so với PNG hay JPG/JPEG truyền thống. Việc sử dụng WebP trong WordPress hiện tại cũng đã trở nên rất dễ dàng nhờ sự trợ giúp của một số plugin chuyên dụng.
Tắt lựa chọn ngôn ngữ trong trang đăng nhập WordPress
Kể từ phiên bản 5.9, WordPress đã tích hợp thêm tính năng cho phép người dùng lựa chọn ngôn ngữ trong trang đăng nhập. Tuy nhiên, không phải ai cũng thực sự cần tới tính năng này. Nếu cảm thấy nó không hữu dụng (website chỉ sử dụng một ngôn ngữ duy nhất), bạn hoàn toàn có thể vô hiệu hóa nó để tránh rối mắt cũng như cải thiện phần nào tốc độ load cho trang đăng nhập. Trong bài viết hôm nay, tôi sẽ hướng dẫn cho các bạn một số phương pháp đơn giản để làm điều đó.
Lưu trữ Google Fonts ngay trên host để tăng tốc độ load
Trong bài viết lần trước, tôi đã hướng dẫn cách bạn cách để loại bỏ hoặc tải không đồng bộ Google Fonts nhằm tăng tốc độ load web rồi phải không nào? Mặc dù việc tải không đồng bộ (async) có thể giúp khắc phục lỗi chặn hiển thị trên Google PageSpeed Insights. Tuy nhiên, trên thực tế, nó vẫn được tải từ ngoài host và ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ load tổng thể của site do font không được cache và nén, đặc biệt là khi host của bạn đặt ở trong nước còn server Google đặt ở nước ngoài.
Khắc phục lỗi upload hình ảnh trong WordPress
Bạn đã bao giờ upload hình ảnh lên website WordPress và nhận được thông báo “Post-processing of the image likely failed because the server is busy or does not have enough resources. Uploading a smaller image may help. Suggested maximum size is 2500 pixels.” chưa? Đây là một lỗi khá phổ biến trong WordPress và có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong bài viết hôm nay, tôi sẽ hướng dẫn cho các bạn một số phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả để khắc phục lỗi upload hình ảnh khó chịu này.
Tạo tài khoản Admin WordPress thông qua phpMyAdmin
Trong một bài viết trước đây, tôi đã hướng dẫn cho các bạn một số phương pháp khắc phục lỗi không đăng nhập được WordPress rồi phải không nào? Ở phương pháp số 4, tôi có đề cập đến việc đổi thông tin đăng nhập tài khoản Admin WordPress thông qua phpMyAdmin. Nhưng sẽ thế nào trong trường hợp tài khoản Admin của bạn chẳng may đã bị xóa mất hoàn toàn, không còn để mà chỉnh sửa thông tin? Đừng lo lắng, bởi vì ngay sau đây tôi sẽ tiếp tục hướng dẫn cho các bạn cách để tạo tài khoản quản trị WordPress ngay trên phpMyAdmin.
Làm thế nào để tạo và trang trí sticky post trong WordPress?
WordPress cung cấp hàng trăm tính năng và chức năng hữu ích cho người dùng. Nhưng hầu hết người dùng lại không nhận thức hay tận dụng được toàn bộ các chức năng đó. Bản thân tôi cũng không biết tất cả mọi thứ về chúng. Tôi đang cố gắng để học hỏi và tích lũy thêm kinh nghiệm. Bạn có biết có một tùy chọn được tích hợp sẵn trong trình soạn thảo WordPress cho phép tạo ra một sticky post? Trong bài viết này, tôi sẽ hướng dẫn cho bạn cách tạo một sticky post trong WordPress và trang trí như thế nào cho nó nổi bật.
Cài đặt trình soạn thảo cổ điển (Classic Editor) cho WordPress
Như vậy là vào ngày 06/12/2018, tức là vào tối hôm qua theo giờ Việt Nam, khi người dân khắp cả nước đang đắm chìm trong không khí bóng đá, WordPress 5.0 đã chính thức được phát hành tới tay người dùng. Ngoại trừ trình soạn thảo Gutenberg và một theme mới – Twenty Nineteen (2019), WordPress 5.0 hầu như không có cải tiến gì đáng kể. Tuy nhiên, chính trình soạn thảo mới lại khiến nhiều người bỡ ngỡ và có chút khó chịu khi sử dụng.
Tạo widget giữa các bài viết trong theme Paradise
Theo mặc định, theme Paradise hỗ trợ sẵn rất nhiều khu vực widget khác nhau (1 ở header, 2 sidebar, 3 ở trang chủ, 3 ở footer và 1 sau bài viết). Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy chừng đó là chưa đủ, muốn tạo widget giữa các bài viết trong trang lưu trữ (chuyên mục, thẻ, tác giả…) để chèn quảng cáo Google AdSense chẳng hạn, thì bài viết này là dành cho bạn. Chỉ với vài bước đơn giản, các bạn đã có thể tạo thêm khu vực widget mà không cần phải biết về code.
Bình luận mới nhất