Hướng dẫn sử dụng LiteSpeed Memcached trên dịch vụ WordPress Hosting của WP Căn bản.
Nếu bạn để ý thì hiện tại dịch vụ WordPress Hosting server Atlanta (Mỹ) của WP Căn bản đã được tích hợp thêm một tính năng có tên là LSMCD User Manager trong cPanel. Điều này có nghĩa là kể từ thời điểm này, những khách hàng đang sử dụng hosting server Mỹ của chúng tôi sẽ có thể kích hoạt tính năng LiteSpeed Memcached để cache dữ liệu trong database, giúp website load nhanh hơn và chịu tải tốt hơn. Hãy cùng dành ít phút để cùng tìm hiểu về LiteSpeed Memcached cũng như cách sử dụng nó ra sao nhé.
Tham khảo thêm:
- Sử dụng LiteSpeed Web Cache Manager trong cPanel
- Hướng dẫn thiết lập Object Cache trên plugin LiteSpeed Cache
LiteSpeed Memcached là gì?
LiteSpeed Memcached (LSMCD) là hệ thống bộ nhớ đệm phân tán, hiệu suất cao với bộ nhớ chia sẻ được hỗ trợ bởi tệp. Nó là phiên bản nâng cấp của Memcached với các ưu điểm vượt trội như: tính khả dụng cao, tính bền bỉ và tính riêng biệt.
- Tính khả dụng cao có nghĩa là nếu một hoặc nhiều máy chủ của bạn gặp sự cố, bạn vẫn có thể truy cập và cập nhật dữ liệu của mình như thể máy chủ đang hoạt động.
- Tính bền bỉ của dữ liệu có nghĩa là bất cứ thứ gì bạn đưa vào LSMCD vẫn ở trong LSMCD trừ khi bạn thông báo rằng chúng đã thay đổi.
- Tính riêng biệt có nghĩa là mỗi người dùng có dữ liệu của riêng họ trong kho lưu trữ. Bằng cách cô lập dữ liệu của từng người dùng, bạn có thể cải thiện khả năng bảo mật dữ liệu cũng như có khả năng tính phí người dùng truy cập vào dữ liệu.
Hiểu một cách đơn giản thì LSMCD sẽ giúp bạn cache các truy vấn tới cơ sở dữ liệu (database) của website. Sự kết hợp của LSMCD, LSCache và OpCode Cache sẽ mang lại cho website của bạn một hiệu suất hoàn hảo khi có cả tốc độ load nhanh lẫn khả năng chịu tải tốt.
Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin về LSMCD, có thể tham khảo tại đây.
Sử dụng LiteSpeed Memcached
1. Đầu tiên, các bạn cần phải truy cập vào cPanel của hosting, tìm mục Select PHP Version và click vào đó.
Trong giao diện PHP Extensions, các bạn tick vào mục memcached
để kích hoạt nó lên.
memcached
chỉ có trên PHP 7.4 trở xuống nên nếu bạn đang sử dụng PHP 8 thì sẽ không nhìn thấy extension này.2. Quay trở lại giao diện chính của cPanel, click vào mục LSMCD User Manager.
Trong User Management of LSMCD, các bạn sẽ thấy thông tin về server LSMCD. Hãy copy phần thông tin này.
3. Truy cập LiteSpeed Cache => Cache => [6] Object trong WordPress Dashboard và thiết lập như hình bên dưới. Nếu trước đó bạn chưa cài đặt plugin LiteSpeed Cache thì nhớ cài đặt và kích hoạt nó.
Trong đó:
- Object Cache: các bạn để
ON
. - Method: chọn
Memcached
. - Host: các bạn điền
127.0.0.1
. - Port: các bạn điền
11211
. - Default Object Lifeime: là thời gian cache mặc định (tính theo giây). Các bạn có thể để là
360
giây như mặc định hoặc chỉnh theo mong muốn. - Persistent Connection: các bạn để
ON
. - Cache Wp-Admin: các bạn để
ON
. - Store Transients: các bạn để
ON
.
Những mục còn lại các bạn giữ nguyên như mặc định. Click vào nút Save Changes để lưu lại.
Kiểm tra mục Status. Nếu bạn thấy nó hiển thị như hình bên dưới thì có nghĩa là việc cài đặt LiteSpeed Memcached đã hoàn tất.
4. Trong quá trình sử dụng, nếu bạn muốn xóa cache của LiteSpeed Memcached, hãy click vào mục Purge All – Object Cache trên Admin Bar.
Thật đơn giản phải không nào? Chúc các bạn thành công!
Nếu bạn thích bài viết này, hãy subscribe blog của tôi để thường xuyên cập nhật những bài viết hay nhất, mới nhất qua email nhé. Cảm ơn rất nhiều. :)
Mình có dùng hosting bên Azdigi, dùng redis thì sau vài tiếng là nó bị thiếu bộ nhớ nên phải tắt đi. Bên đó bảo là lỗi của litespeed nên không hỗ trợ được.
Cho mình hỏi bạn đánh giá sự khác biệt giữa việc bật và không bật object Cache có cao không?
Vì theo mình hiểu thì mặc định litespeed nó đã cache page, cache php resource… nên nó sẽ không kết nối tới database nhiều.
LiteSpeed Memcached của bên mình hoàn toàn không bị lỗi đó nhé. Chỉ khi site của bạn có lưu lượng truy cập cao thì mới thấy rõ sự khác biệt. LiteSpeed Cache thông thường chỉ cache dữ liệu tĩnh (CSS, JS, hình ảnh…) thôi. Nó không cache truy vấn database nhé.