Nếu các bạn chưa biết thì vào cuối giờ chiều ngày hôm qua (12/11/2018), Google đã tiến hành một đợt cập nhật lớn dành cho Google PageSpeed Insights (GPI). Theo đó, cả giao diện lẫn các tiêu chí đánh giá tốc độ website của công cụ này đã hoàn toàn thay đổi. Nói chính xác hơn, nó là một phần của công cụ Google Lighthouse mà tôi đã từng có bài viết giới thiệu trước đó. Với lần cập nhật này, Google PageSpeed Insights đã trở thành công cụ đánh giá tốc độ website hoàn thiện nhất hiện nay.
WordPress
Tổng hợp mọi thứ về WordPress: tin tức cập nhật, thủ thuật WordPress, WordPress themes, WordPress plugins, dịch vụ dành cho WordPress.
Bảo mật website WordPress với HTTP Security Headers
Bạn đã bao giờ nghe về các kỹ thuật tấn công bảo mật như Clickjacking hay XSS (Cross Site Scripting) chưa? Chúng là những phương thức tấn công bảo mật rất phổ biến và nguy hiểm cho website. Tuy nhiên, chúng lại có thể bị ngăn chặn hiệu quả bởi HTTP Security Headers. Vậy HTTP Security Headers là gì? Làm thế nào để bảo mật website WordPress của bạn với HTTP Security Headers? Hãy dành vài phút để cùng WP Căn bản tìm hiểu ngay sau đây.
Thêm thẻ rel=”next” và rel=”prev” vào nội dung được phân trang
Theo Google, việc sử dụng liên kết hoặc thẻ rel=”next” và rel=”prev” để chỉ ra mối quan hệ giữa các URL thành phần sẽ cung cấp gợi ý rõ ràng cho Google rằng bạn muốn họ xem các trang này là một chuỗi logic, từ đó hợp nhất các thuộc tính liên kết của chúng và thường đưa người tìm kiếm đến trang đầu tiên. Nói tóm lại, thẻ này có lợi cho SEO và nếu đang sử dụng tính năng phân trang nội dung, bạn nên tích hợp nó vào website ngay khi có thể.
Tiết kiệm dung lượng host và cải thiện hiệu suất WordPress
Qua thời gian dài sử dụng, dữ liệu blog/ website WordPress của bạn sẽ không ngừng tăng lên. Lượng dữ liệu lớn, kèm theo việc không được “sắp xếp ngăn nắp” sẽ nhanh chóng biến hosting của bạn trở thành một “bãi rác” hỗn độn. Và hậu quả của việc này thì đã rất nhiều người được nếm trải. Blog/ website sẽ load chậm hơn và thậm chí là trở nên ì ạch. Điều này sẽ khiến chúng chịu tải kém và ảnh hưởng lớn đến trải nghiệm của người dùng cũng như khả năng thu thập dữ liệu của bots tìm kiếm.
Tích hợp tính năng yêu cầu gọi lại cho website WordPress
Trong bài viết cách đây không lâu, tôi đã từng hướng dẫn cho các bạn cách tích hợp nút call now (gọi điện thoại) vào website WordPress rồi phải không nào? Nếu bạn chưa biết về bài viết này, có thể xem trong phần link tham khảo ngay bên dưới. Tuy nhiên, có không ít khách hàng ngại gọi điện hay muốn tiết kiệm tiền điện thoại nên họ thường bỏ qua phương án trên. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ đánh mất cơ hội tiếp cận với các khách hàng tiềm năng. Trời không chịu đất thì đất phải chịu trời. Khách hàng không chịu gọi thì bạn phải chủ động thôi.
Làm thế nào để thay đổi tài khoản Admin trong WordPress
Nếu bạn không chỉnh sửa mục Admin Username trong khi cài đặt WordPress bằng Softaculous thì tên đăng nhập WordPress của bạn mặc định sẽ là “admin”. Nhiều người cũng có thói quen này, ngay cả khi cài đặt WordPress theo phương pháp thủ công. Nghĩa là bạn có thể truy cập bảng điều khiển WordPress của mình với tên người dùng là “admin”, rất dễ nhớ. Nhưng vấn đề là tất cả các tin tặc đều biết “admin” là tên đăng nhập tài khoản quản trị mặc định của WordPress.
Máy chủ phản hồi chậm – nguyên nhân và cách khắc phục
Bạn kiểm tra tốc độ website với Google PageSpeed Insights và nhận được yêu cầu giảm thời gian phản hồi của máy chủ (reduce server respond time)? Nguyên nhân đầu tiên mà bạn thường nghĩ đến là gì? Do host có chất lượng quá kém? Do khoảng cách từ host đến vị trí đặt máy chủ của Google PageSpeed quá xa? Do kết nối mạng internet có tốc độ quá chậm? Do mã nguồn website chưa được tối ưu? Do dữ liệu tĩnh của website chưa được cache? Trên thực tế, tất cả trong số chúng đều có thể là nguyên nhân.
Chèn code vào header và footer của website WordPress
Nếu bạn đang xây dựng blog/ website thì chắc hẳn đã từng một lần tìm cách để chèn code (JS hoặc CSS) vào header hoặc footer rồi phải không nào? Code đó có thể là một đoạn mã xác minh chủ sở hữu blog/ website của Google Search Console, có thể là mã theo dõi lưu lượng truy cập của Google Analytics hay mã Google AdWords, Facebook Marketing… Sẽ không có gì để nói nếu theme mà bạn đang sử dụng có hỗ trợ chức năng cho phép chèn code vào header và footer. Ngược lại, bạn sẽ cần tìm một giải pháp khác để làm điều đó.
Hướng dẫn cài đặt browser caching cho website WordPress
Bạn test tốc độ website bằng các công cụ như Google PageSpeed Insights, GTmetrix hay Pingdom và nhận được cảnh báo “leverage browser caching” (nâng cao lưu vào bộ nhớ đệm trong trình duyệt)? Bạn đang băn khoăn không biết xử lý vấn đề này như thế nào? Nếu đúng như vậy thì bài viết hôm nay chính là dành cho bạn. Nhưng trước hết, hãy cùng WP Căn bản tìm hiểu xem browser caching là gì và tại sao bạn nên cài đặt nó cho website của mình nhé.
Bật nén gzip cho website WordPress một cách đơn giản
Bạn kiểm tra tốc độ website với các công cụ như Google PageSpeed Insights hay GTmetrix và nhận được thông báo yêu cầu kích hoạt tính năng nén dữ liệu? Nó sẽ có dạng đại loại như “Compressing resources with gzip or deflate can reduce the number of bytes sent over the network” (Nén tài nguyên bằng gzip hoặc giảm số lượng có thể làm giảm số byte được gửi qua mạng). Vậy thì nén gzip là gì? Tại sao bạn nên bật nén gzip cho website của mình? Làm thế nào để bật nén gzip cho website WordPress?
Bình luận mới nhất