WordPress chủ yếu được sử dụng bởi các blogger chuyên nghiệp và họ thường thêm rất nhiều external links (link sang các blog/ website khác) vào trong bài viết. Các link này có thể là dofollow hoặc nofollow. Vậy dofollow là gì và nofollow là gì? Chúng khác nhau như thế nào về mặt ý nghĩa trong SEO? Làm sao để nofollow các external links theo nhu cầu của bạn? Bài viết hôm nay sẽ cho bạn câu trả lời.
Dofollow
Top 9 công cụ kiểm tra links dofollow và nofollow tốt nhất
Việc đặt backlinks trên các blog/ website có traffic và PageRank cao có thể giúp bạn cải thiện SEO và làm tăng điểm số PageRank cho blog/ website của mình. Nhưng trước đó, bạn cần phải chắc chắn rằng những backlinks đó không bị gắn thẻ “nofollow”, vì loại backlinks này sẽ không mang lại cho bạn bất kỳ lợi ích nào về SEO, ngoại trừ việc có thêm một ít khách truy cập.
Link dofollow hay nofollow đã không còn quan trọng nữa?
Nếu là một blogger/ webmaster và đang nỗ lực kiếm backlinks để làm SEO cho blog/ website của mình thì chắc hẳn ít nhiều bạn đã từng nghe đến khái niệm backlink dofollow và backlink nofollow rồi phải không nào? Hiểu một cách đơn giản, link dofollow sẽ có lợi hơn rất nhiều so với link nofollow khi nó cho phép Bots tìm kiếm lần theo để vào blog/ website của bạn và thu thập dữ liệu. Link nofollow chỉ có tác dụng giúp bạn kiếm thêm một ít lưu lượng truy cập “refferal”.
Tự động nofollow các liên kết ngoài cho blog WordPress
Thêm một thẻ rel=”nofollow” vào các liên kết bên ngoài (external links) có mặt trong blog/ website của bạn sẽ đảm bảo cho việc các công cụ tìm kiếm (chẳng hạn như Google hay Bing) chỉ index blog/ website của bạn mà không theo dõi những liên kết này cũng như không kết hợp chúng với bảng xếp hạng blog/ website của bạn. Tuy nhiên, Matt Cutts nói rằng chúng ta không nên lo lắng quá nhiều về liên kết “dofollow” hoặc “nofollow”.
Bổ sung tùy chọn nofollow link vào trình soạn thảo WordPress
Trong các bài viết trước đây, tôi đã từng hướng dẫn cách bạn cách thiết lập nofollow/dofollow cho toàn bộ external có trong blog/website. Các bạn cũng có thể thiết lập nofollow/dofollow cho từng link theo phương pháp thủ công, sử dụng code HTML trong quá trình soạn thảo. Tuy nhiên, việc này khá mất thời gian, đặc biệt là với những bạn không thông thạo HTML. Vậy đâu là giải pháp? Cách tốt nhất chính là bổ sung một tùy chọn cho phép gắn thẻ nofollow trong trình soạn thảo Visual của WordPress.
Bình luận mới nhất