Đọc qua tiêu đề bài viết chắc hẳn nhiều bạn sẽ cho rằng tôi viết bài này là “thừa thãi”. Thêm addon domain hay tạo subdomain trong cPanel là việc trẻ con cũng biết. Điều đó chưa hẳn đã đúng. Hầu như tất cả mọi người đều biết thêm addon domain hay tạo subdomain vì quy trình khá đơn giản. Tuy nhiên, họ thường hiếm khi để ý xem mình đã làm đúng cách hay chưa. Nếu bạn hoàn toàn tự tin vào bản thân, hãy bỏ qua bài viết này. Ngược lại, hãy dành một chút thời gian để xem qua hướng dẫn nhé.
cPanel
Giới thiệu các tính năng của cPanel. Hướng dẫn sử dụng cPanel. Tổng hợp các thủ thuật hữu ích giúp tối ưu hosting có cPanel.
Ý nghĩa của các thông số trong cPanel Hosting
Nếu bạn đang sử dụng dịch vụ hosting được quản lý thông qua cPanel thì chắc hẳn bạn đã một lần nhìn thấy các thông số ghi trên sidebar bên trái hoặc bên phải giao diện cPanel rồi phải không nào? Đã bao giờ bạn tự hỏi chúng có nghĩa là gì và ảnh hưởng như thế nào đến hiệu suất hoạt động của host hay chưa? Nếu chưa thì bài viết này chính là dành cho bạn. Hãy dành vài phút để cùng WP Căn bản tìm hiểu nhé.
Cài Let’s Encrypt theo phương pháp thủ công trên cPanel
Hầu hết các nhà cung cấp hiện nay đã trang bị sẵn tính năng hỗ trợ cài đặt Let’s Encrypt (SSL miễn phí) hoàn toàn tự động trên cPanel của hosting. Các bạn có thể sở hữu SSL miễn phí một cách dễ dàng, chỉ với vài thao tác đơn giản trên công cụ “AutoSSL” (SSL/TLS Status) hay “Let’s Encrypt™ SSL”. Tuy nhiên, điều đáng buồn là vẫn còn không ít nhà cung cấp cố tình hay vô ý không hỗ trợ cài đặt Let’s Encrypt trong cPanel, chẳng hạn như GoDaddy hay một số công ty tại Việt Nam.
Hiển thị file htaccess trong cPanel một cách đơn giản
Nếu bạn chưa biết thì htaccess là một file rất quan trọng đối với các blog/ website WordPress chạy trên web server Apache hoặc LiteSpeed. Nó không chỉ giúp bạn tạo permalink “đẹp” mà còn hỗ trợ bảo mật, tăng tốc độ load, redirect… cho blog/ website. Thông thường, file htaccess được mặc định ẩn đi trong cPanel vì lý do bảo mật. Nếu muốn chỉnh sửa file htaccess, trước tiên bạn cần phải thiết lập cPanel để hiển thị nó lên.
Nén dữ liệu website trên hosting sử dụng cPanel
Nén dữ liệu là một trong những phương thức đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả giúp cải thiện tốc độ load cho blog/ website của bạn. Dữ liệu trên các tập tin sẽ được máy chủ web nén nhỏ để tối ưu kích thước mà vẫn giữ nguyên chất lượng, trước khi được gửi tới trình duyệt web của người dùng. Dung lượng nhỏ hơn sẽ giúp quá trình truyền tải trở nên nhanh hơn và nhờ đó tốc độ hiển thị blog/ website của bạn cũng sẽ được cải thiện một cách đáng kể.
Đổi giao diện cPanel từ paper_lantern về X3 một cách nhanh chóng
Trước hết, các bạn cần biết đây hoàn toàn không phải là một thủ thuật cần thiết cho tất cả mọi người dùng. Nó chỉ dành cho những ai đã quá quen với giao diện cPanel X3 “thần thánh” và cảm thấy bỡ ngỡ với giao diện paper_lantern (mặc định có mặt trên các phiên bản cPanel mới nhất hiện nay). Thêm vào đó, bạn chỉ có thể thực hiện việc thay đổi giao diện cPanel từ paper_lantern về X3 nếu nhà cung cấp hosting vẫn còn giữ lại giao diện này.
Hướng dẫn bật bảo mật 2 bước cho cPanel của hosting
Bảo mật 2 bước hay xác minh 2 bước luôn là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất giúp bạn bảo vệ tài khoản của mình trước nguy cơ bị tin tặc tấn công và đánh cắp. Bởi vì, cho dù có sử dụng thủ thuật nào đó để đánh cắp được username và password của bạn thì chúng vẫn không thể có được mã số bí mật để đăng nhập bước 2. Mã số này được thay đổi tự động và thường xuyên (30 giây một lần) nên mức độ an toàn gần như tuyệt đối.
Bình luận mới nhất