Trong bài viết trước, tôi đã từng giới thiệu với các bạn về Imunify360 và những tính năng của nó rồi phải không nào? Nếu vẫn chưa kịp đọc, bạn có thể xem trong phần link tham khảo ở ngay bên dưới. Thời gian gần đây, Imunify360 đã được bổ sung thêm một tính năng mới có tên là Proactive Defense. Với tính năng này, hosting và website của bạn sẽ được bảo vệ tối ưu hơn bao giờ hết. Vậy thì Proactive Defense là gì? Làm thế nào để kích hoạt Proactive Defense cho hosting?
Hosting và Domain
Hướng dẫn lựa chọn, đăng ký, sử dụng hosting và domain... dành cho nền tảng WordPress. Tổng hợp các dịch vụ hosting và domain nên dùng cho WordPress.
Chuyển công nghệ lưu trữ database từ MyISAM sang InnoDB
Nếu bạn chưa biết thì MyISAM và InnoDB là 2 công nghệ lưu trữ (storage engine) dữ liệu database được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. MyISAM xuất hiện sớm hơn InnoDB, do đó, nó cũng được sử dụng rộng rãi hơn. Hầu hết các website WordPress hiện nay, dù chạy trên MySQL hay MariaDB, đều đang mặc định sử dụng MyISAM làm công nghệ lưu trữ. Tuy nhiên, InnoDB thực sự vượt trội MyISAM ở nhiều khía cạnh. Do đó, chúng tôi khuyên bạn nên chuyển qua sử dụng InnoDB thay cho MyISAM ngay khi có điều kiện.
Cài Let’s Encrypt theo phương pháp thủ công trên cPanel
Hầu hết các nhà cung cấp hiện nay đã trang bị sẵn tính năng hỗ trợ cài đặt Let’s Encrypt (SSL miễn phí) hoàn toàn tự động trên cPanel của hosting. Các bạn có thể sở hữu SSL miễn phí một cách dễ dàng, chỉ với vài thao tác đơn giản trên công cụ “AutoSSL” (SSL/TLS Status) hay “Let’s Encrypt™ SSL”. Tuy nhiên, điều đáng buồn là vẫn còn không ít nhà cung cấp cố tình hay vô ý không hỗ trợ cài đặt Let’s Encrypt trong cPanel, chẳng hạn như GoDaddy hay một số công ty tại Việt Nam.
Liệu có nên mua hosting của GoDaddy hay không?
Nếu bạn là một người thường xuyên “lượn lờ” qua các blog/ website chia sẻ mã giảm giá hosting, domain hay các trang chia sẻ thủ thuật WordPress, thiết kế website… thì chắc hẳn bạn cũng đã từng ít nhất một lần nhìn thấy những bài viết hoặc banner quảng cáo cho dịch vụ WordPress Hosting của GoDaddy rồi phải không nào? Tại sao nó lại xuất hiện với mật độ dày đặc như vậy? Và tại sao WP Căn bản vẫn đứng ngoài cuộc chơi, không đổ xô đi quảng cáo cho GoDaddy để kiếm tiền với tiếp thị liên kết như những blogger/ webmaster khác?
Tạo email với tên miền riêng miễn phí trên Zoho Mail
Trong các bài viết trước đây, tôi đã từng hướng dẫn cho các bạn cách tạo email với tên miền riêng trên hosting cPanel rồi phải không nào? Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là email dễ bị đánh dấu spam, thậm chí là không thể gửi/ nhận được email do bị các dịch vụ như Gmail cho vào blacklist. Đây là điều mà bạn sẽ phải thường xuyên đối mặt, đặc biệt là khi sử dụng dịch vụ hosting với shared IP của Việt Nam – nơi tồn tại rất nhiều “chuyên gia” spam email.
Chuyển host cho website WordPress bằng cách thủ công
Nếu bạn đang muốn chuyển website WordPress của mình qua một hosting mới có chất lượng tốt hơn, nhưng không biết cách làm và nhà cung cấp dịch vụ không hỗ trợ chuyển, thì bài viết này là dành cho bạn. Trong một bài viết trước đây, tôi đã từng giới thiệu cho các bạn cách chuyển host với plugin All-in-One WP Migration rồi phải không nào. Tuy nhiên, nếu bạn không phải là tín đồ của plugin và muốn tìm cách chuyển host trong trường hợp không sử dụng được plugin thì ngay sau đây là hướng dẫn.
Đăng ký dùng thử dịch vụ WordPress Hosting miễn phí
Như các bạn đã biết, thời gian gần đây, chúng tôi đã chính thức thay thế server Singapore bằng server Mỹ và ngừng cung cấp mới server Việt Nam đối với dịch vụ WordPress Hosting. Mặc dù gặp bất lợi về khoảng cách địa lý khi so với server Singapore và Việt Nam, tuy nhiên, server Mỹ (Atlanta) nhận được những đánh giá tích cực từ phía người dùng bởi sự ổn định (uptime 100%) và tốc độ truy xuất nhanh (hạ tầng mạng mạnh, I/O và IOPS cao). Blog WP Căn bản của chúng tôi cũng đang sử dụng server Mỹ.
Hướng dẫn nâng cấp PHP 7.2 cho website WordPress
Nếu bạn chưa biết thì vào ngày 30/11/2017 vừa rồi, phiên bản PHP 7.2 đã chính thức được phát hành tới tay người dùng sau một thời gian dài thử nghiệm. Bỏ qua những dòng thông báo bằng tiếng Anh dài dằng dặc (nếu bạn tò mò có thể tham khảo thêm tại đây), điều mà những người dùng cuối như chúng ta cần quan tâm là PHP 7.2 có thực sự mang lại một hiệu năng vượt trội và làm thế nào để nâng cấp PHP 7.2 cho website WordPress của mình một cách chuẩn nhất?
Thiết lập Mail trên Windows 10 cho email với tên miền riêng
Trong những bài viết trước đây, tôi đã từng hướng dẫn cho các bạn cách để tạo email với tên miền riêng trên hosting cPanel rồi phải không nào? Các bạn cũng đã được hướng dẫn khai báo DKIM, SPF cho tên miền để giảm tỉ lệ email bị vào spam. Nói chung, tạo email với tên miền riêng trên hosting là một giải pháp có thể chấp nhận được đối với những ai có nhu cầu kinh tế hạn hẹp hoặc không rành về kỹ thuật.
Hướng dẫn cài SSL miễn phí với AutoSSL trên cPanel
Thời gian gần đây, nhiều bạn liên hệ hỏi tôi về việc không tìm thấy mục Lets Encrypt™ SSL trong cPanel của dịch vụ WordPress Hosting (server Mỹ) cung cấp bởi WP Căn bản nói riêng và dịch vụ hosting của một số nhà cung cấp nói chung. Làm thế nào để cài đặt được SSL miễn phí cho website của bạn khi mà Let’s Encrypt không còn được tích hợp sẵn trong cPanel nữa? Thực ra, nó vẫn ở đó, chỉ là được chuyển sang một khu vực khác mà thôi.
Bình luận mới nhất