Bên cạnh những bots tốt (good bots) chẳng hạn như Google Bots, Facebook Bots, Bing Bots… có tác dụng thu thập dữ liệu từ website của bạn để hiển thị lên các kết quả tìm kiếm thì cũng có rất nhiều bots xấu (bad bots) chẳng mang lại bất cứ lợi ích gì ngoài việc tiêu tốn tài nguyên của host. Một số bots xấu có thể kể đến là AhrefsBot, SEMrushBot, MJ12Bot (Majestic), DotBot (MOZ)… do các công cụ SEO phát triển. Nếu bạn không sử dụng các công cụ SEO này thì tốt nhất là chặn chúng đi cho khỏe.
Sử dụng nhiều phiên bản PHP trên cùng một host
Bạn đang chạy cùng lúc nhiều website trên cùng một host? Mỗi website của bạn chỉ tương thích với một phiên bản PHP nhất định? Trong trường hợp bạn muốn chạy PHP 8.x trên website này nhưng vẫn muốn giữ PHP 7.x trên website khác thì phải làm thế nào? Có thể bạn không để ý, nhiều nhà cung cấp hosting hiện tại đã cho phép làm việc này một cách dễ dàng thông qua cPanel. Đúng vậy, bạn hoàn toàn có thể sử dụng nhiều phiên bản PHP trên cùng một host, mỗi tên miền một phiên bản PHP khác nhau.
Tối ưu plugin Contact Form 7 để tăng tốc độ load
Với hơn 5 triệu website đang kích hoạt (tính tới thời điểm mà tôi đăng bài viết này), Contact Form 7 chắc chắn là plugin tạo biểu mẫu liên hệ phổ biến nhất trên nền tảng WordPress. Nhưng phổ biến không đồng nghĩa với tối ưu, đặc biệt là về tốc độ load. Contact Form 7 được đánh giá là khá nặng nề và gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới tốc độ load của website. Nếu điều kiện cho phép, các bạn nên xem xét chuyển sang sử dụng một plugin khác, chẳng hạn như Forminator hoặc WPForms.
Đăng nhập WordPress thông qua hosting
Nếu bạn đang chạy cùng lúc nhiều website WordPress trên cùng một host (cần một công cụ mạnh mẽ để quản trị tập trung) hoặc đang gặp lỗi đăng nhập website WordPress (quên thông tin đăng nhập chẳng hạn) thì bài viết này có lẽ sẽ hữu ích với bạn. Chỉ với vài bước đơn giản, các bạn sẽ có thể nhanh chóng đăng nhập được vào website WordPress của mình mà không cần phải biết thông tin đăng nhập (username và password quản trị). Nghe có vẻ phi lý phải không? Nhưng nó hoàn toàn có thật.
Danh sách table của các plugin trong database WordPress
Thông thường, nhiều plugin sẽ tự động tạo thêm một hoặc một số table vào database WordPress khi chúng được cài đặt và kích hoạt. Những table này thường sẽ không bị xóa khi plugin đó bị vô hiệu hóa hay xóa bỏ. Lâu dần, số lượng table rác ngày càng nhiều khiến cho database của bạn càng trở nên cồng kềnh và chậm chạp. Nếu bạn đang muốn xóa bỏ chúng nhưng không biết chính xác table được tạo ra bởi plugin nào thì bài viết này chính là dành cho bạn.
Tạo shortcode cho khung tìm kiếm trong WordPress
Như các bạn đã biết, WordPress mặc định chỉ cho phép người dùng chèn khung tìm kiếm vào các khu vực có hỗ trợ widget thông qua widget Search (Tìm kiếm). Sẽ thế nào nếu bạn muốn chèn nó vào menu, bài viết, trang hay bất cứ khu vực nào khác mà không được widget hỗ trợ? Giải pháp hiệu quả nhất lúc này chính là sử dụng shortcode. Hôm nay, tôi sẽ hướng dẫn cho các bạn làm thế nào để tạo shortcode cho khung tìm kiếm một cách đơn giản nhất.
Chèn code vào header và footer của website WordPress
Nếu bạn đang xây dựng website thì chắc hẳn đã từng một lần tìm cách để chèn code (JS hoặc CSS) vào header hoặc footer rồi phải không nào? Code đó có thể là một đoạn mã xác minh chủ sở hữu website của Google Search Console, có thể là mã theo dõi lưu lượng truy cập của Google Analytics hay mã Google AdWords, Facebook Marketing… Sẽ không có gì để nói nếu theme mà bạn đang sử dụng có hỗ trợ chức năng cho phép chèn code vào header và footer. Ngược lại, bạn sẽ cần tìm một giải pháp khác để làm điều đó.
Tự động chèn nguồn khi bài viết bị copy
Copy trái phép nội dung hay ăn cắp nội dung là một trong những vấn nạn phổ biến tại Việt Nam. Ngay cả blog WP Căn bản của tôi cũng bị copy rất nhiều. Để ngăn chặn việc này, nhiều người đã thử các phương pháp như chống click chuột phải, chèn watermark vào hình ảnh, đăng ký DMCA, vô hiệu hóa RSS Feed… Hôm nay, tôi sẽ giới thiệu thêm cho các bạn một phương pháp nữa. Nó sẽ giúp “nhắc nhở” những chuyên gia copy đừng “quên” dẫn link về bài viết gốc như một cách để tri ân tác giả.
Quét mã độc website bằng cPGuard trên cPanel
Gần đây, dịch vụ WordPress Hosting (server WPH06 – Singapore) của chúng tôi đã được tích hợp ứng dụng bảo mật cPGuard thay cho ImunifyAV/ Imunify360 với rất nhiều tính năng cực kỳ hữu ích. Với sự thay đổi này, khả năng bảo vệ cho website của bạn sẽ được nâng lên một tầm cao mới. cPGuard có những tính năng gì và cách sử dụng nó ra sao? Hãy cùng WP Căn bản dành ít phút để cùng tìm hiểu ngay sau đây. Vì biết đâu, mã nguồn website WordPress của bạn không hề “sạch” như bạn vẫn nghĩ.
Tìm file cần chỉnh sửa trong theme WordPress
Bạn đang muốn chỉnh sửa giao diện hoặc tính năng của một trang trên website WordPress của mình nhưng không biết chắc chắn nó được quy định bởi file PHP nào trong theme? Thật may mắn, tác giả của plugin What The File cũng đã từng gặp phải tình trạng tương tự. Đó là lý do anh ta viết ra plugin này. Nó có thể giúp bạn tìm ra file cần chỉnh sửa chỉ trong một nốt nhạc. Ngay bây giờ, hãy cùng WP Căn bản dành vài phút để cùng tìm hiểu nhé.
Bình luận mới nhất